Người trẻ chơi vơi sau 40 giờ ở văn phòng, tìm sự cân bằng nơi đâu? | Vietcetera
Billboard banner
22 Thg 07, 2022
Cuộc SốngChất Lượng Sống

Người trẻ chơi vơi sau 40 giờ ở văn phòng, tìm sự cân bằng nơi đâu?

Nếu bạn bỗng thấy đồng nghiệp của mình tự dưng cáu bẳn, phong độ sa sút..., khoan vội chỉ trích họ.
Người trẻ chơi vơi sau 40 giờ ở văn phòng, tìm sự cân bằng nơi đâu?

Nguồn: Unsplash

Trong guồng quay công việc, gia đình, các mối quan hệ xã hội… rất có thể đồng nghiệp của bạn đang gặp phải những vấn đề về sức khoẻ tinh thần và bị mất cân bằng. Ai cũng có riêng cho mình những suy nghĩ, những vấn đề chưa rõ hướng đi.

Muôn kiểu mất cân bằng tâm lý của dân công sở

Đằng sau những meme hài hước về áp lực của dân công sở hiện nay, điều khiến chúng ta cần suy nghĩ chính là thực tế sức khoẻ tinh thần của nhân viên văn phòng ngày càng sa sút.

Không khó để nhận ra sau đại dịch, người dân nói chung và “dân cổ cồn” nói riêng gặp phải không ít thử thách về tâm lý. Áp lực chạy theo guồng máy kinh tế đang hồi phục và phải “vượt KPIs” bù lại hai năm đình trệ vì Covid, kéo theo những thay đổi chóng mặt trong cách thức làm việc và giao tiếp với đối tác, đồng nghiệp… đã tác động ít nhiều lên tinh thần người lao động.

Chưa kể đến những biến động trong đời sống gia đình, cá nhân hậu Covid và nhiều lý do muôn hình vạn trạng khác. “Mình vẫn ngày ngày đi làm, hoàn thành đủ chỉ tiêu sếp giao, cuối tháng lãnh lương đều đặn, nhưng cảm giác có điều gì đó không ổn bên trong. Mình lo lắng nhiều, những chuyện trước kia giải quyết gọn gàng thì nay lại khiến mình mất ngủ. Mình cũng hay lớn tiếng với đồng nghiệp để rồi tự cảm thấy dằn vặt vô cùng chỉ sau 5 phút.”, anh H.A (35 tuổi, TP.HCM), một nhân viên kinh doanh tâm sự.

Trong khi đó, chị kế toán M.N (30 tuổi, TP.HCM), ở vị trí ngược lại, nhưng tình trạng cũng không khá hơn là mấy: “Phòng mình có một đồng nghiệp nọ, trước kia rất năng nổ, làm việc gì cũng nhanh gọn, chuẩn xác nhưng gần đây thì vừa chậm vừa sai sót vụn vặt rất nhiều, đi làm cũng không vui vẻ với chị em như xưa. Tụi mình đoán chị đang gặp một vấn đề tâm lý nào đó, nên cũng thông cảm, san sẻ cho chị. Tuy nhiên, lâu ngày dài tháng, mọi người cũng bị căng thẳng lây”.

alt
Tâm trạng không thoải mái, sa sút phong độ… có thể là biểu hiện của việc suy giảm sức khoẻ tinh thần | Nguồn: Shuttestock

Nếu như vài năm trước, một văn phòng có cả phòng gym, chỗ ngả lưng, khu ăn uống với nhiều món ăn nhẹ phong phú được xem là nơi làm việc lý tưởng, thì ngày nay, bấy nhiêu tiện ích vẫn là chưa đủ khi dân công sở ngày càng đối mặt với nhiều vấn đề về sức khoẻ tinh thần hơn.

Vì thế, cả nhân viên lẫn các nhà quản lý đã và đang tìm cách để nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần cho người lao động. Nhiệm vụ chính của giám đốc nhân sự trước kia là tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng chuyên môn, trong một năm trở lại đây, họ chú trọng hơn đến việc xây dựng các chương trình hỗ trợ để nhân viên có đời sống cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần.

alt
Tình trạng mất cân bằng tâm lý ngày càng phổ biến, là thách thức lớn cho cả nhân viên và nhà quản lý | Nguồn: Shuttestock

Chỉ cần bạn tìm kiếm, sự giúp đỡ luôn sẵn sàng

Thể chất khoẻ khoắn, tinh thần thoải mái, tâm trạng vui vẻ luôn là nền tảng vững chắc giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện chất lượng mối quan hệ với bạn bè, người thân trong gia đình. Vì thế, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ để có một đời sống tinh thần khoẻ mạnh, cân bằng.

Và điều quan trọng là sự giúp đỡ không ở đâu xa xôi, nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó có thể là một người đồng nghiệp thân thiết biết lắng nghe, một “group” nhỏ hay chia sẻ điều tích cực, hoặc một ứng dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn ngay trên điện thoại, có thể theo bạn đi bất cứ đâu.

alt
Nguồn: Prudential Việt Nam

“Nói với người khác rằng mình đang bất ổn thật sự là điều không hề dễ dàng. Nhưng thật may, mình có thể viết ra được vào Nhật ký cảm xúc trên Pulse. Mình thích dùng ứng dụng này vì ở đó có thể thành thật mà chia sẻ trạng thái cảm xúc của bản thân mỗi ngày, từ đó mới biết mình cần làm gì tiếp theo”, chị K.O (27 tuổi, TP.HCM), một nhân viên Marketing cho hay.

Bên cạnh “Nhật ký cảm xúc”, ở tính năng mới mang tên “Sức khoẻ tinh thần” của Pulse (ứng dụng do Prudential nghiên cứu và phát triển) còn có những bài Quiz theo chủ đề giúp bạn đánh giá tình trạng của bản thân.

Đó là những câu hỏi nền tảng không có gì cao siêu nhưng đôi khi bạn đã quên không hỏi chính mình: “Bạn cảm thấy khó khăn với việc quản lý thời gian?”, “Bạn thấy khó tập trung công việc hay phải đưa ra quyết định?”, “Hoàn thành những việc đơn giản nhất với bạn cũng không dễ dàng?”… Tưởng như đơn giản này sẽ là một bài tập “giãn cơ” cho sức khỏe tinh thần của bạn.

Bằng việc tự đưa ra đáp án, bạn như đang trò chuyện với chính mình để tự bóc tách và nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, tính năng mới này còn có những bài tập nhỏ, thú vị giúp bạn cải thiện tâm trạng mỗi ngày.

Với mục tiêu đưa sức khỏe tinh thần trở thành một trong các mối quan tâm thiết yếu của mỗi người Việt Nam, Pulse by Prudential đề cao nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của từng cá nhân ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính.

Vì thế, đừng ngần ngại tham gia cộng đồng hơn 3 triệu người tại Việt Nam đang sử dụng Pulse như người đồng hành trong việc chăm sóc sức khoẻ toàn diện của bản thân.

alt
Nguồn: Prudential Việt Nam

Tải ứng dụng miễn phí tại https://onepulse.onelink.me/vVkJ/vnMentalWellness hoặc scan QR code bên dưới để trải nghiệm ngay Sức khỏe tinh thần cùng những tính năng nổi bật được người dùng yêu thích như Kiểm tra sức khỏe, Kiểm tra triệu chứng, Bác sĩ trực tuyến…

alt