Qua đầu bút của Johanna Spyri, lấy tình yêu với trẻ thơ và vùng thôn dã làm chất liệu văn học, "Heidi" là câu chuyện cảm động về cô bé người Thuỵ Sỹ đi tìm hạnh phúc nơi vườn địa đàng Alpine của cô đã lay động người đọc bằng trái tim tấm áp và tấm lòng cao thượng của mình. Với tông giọng trong sáng, giản dị, nhà văn đã mô tả tinh tế cảm xúc của đứa trẻ mồ côi, đưa cô bé Heidi 5 tuổi vào tuổi thơ của những đứa trẻ Thuỵ Sỹ trong bối cảnh vùng núi non Dorfli hùng vĩ, giữa sự phân biệt tầng lớp giàu nghèo, giữa bản sắc thiên nhiên yên bình với những những con đường lát gạch xám và tiếng còi xe reo inh ỏi. Xuất bản vào năm 1880, chương đầu tiên của cuốn tiểu thuyết đã để lại dấu ấn cho nền văn học Thuỵ Sĩ và Đức. Chỉ vài năm sau đó, nhà văn xuất bản chương thứ hai và được dịch sang tiếng Pháp, Anh và nhiều thứ tiếng khác. Cho đến năm 1920 khi tác phẩm được dịch sang tiếng Nhật, đánh dấu sự mở đầu cho lòng yêu quý Heidi của người Nhật. Sau đó, năm 1974, series anime "Heidi, Girl of the Alps" đã đưa em đến gần hơn với khán giả trên toàn thế giới. Heidi trở thành nhân vật biểu tượng của đất nước Thuỵ Sỹ cùng câu chuyện của em phản ánh đời sống thực tại đó vào thế kỉ 19.
Câu chuyện của những người Thuỵ Sỹ di cư
Câu truyện mở màn với cảnh cô bé Heidi 5 tuổi bị Dete - người dì ích kỉ của mình gửi đến cho ông nội đang sống cô độc trên vùng núi Alps vì bà cần tìm công việc mới và không thể chăm sóc cho em được nữa. Dì Dete từ bỏ trách nhiệm với cháu gái của mình ngay khi bà tìm được công việc làm hầu ở Đức. Như những người làm công nhân và tá điền ở Thuỵ Sỹ thời gian đó, Dete di cư để kiếm ăn. Vào thế kỉ 19, cái nghèo, đói và sự vô nhân đạo ở các nhà máy trải dài khắp đấy nước Thuỵ Sỹ. Để tự cứu lấy bản thân, khoảng 330,000 người dân đã di cư sang Mỹ hoặc Nga vào những năm 1850-1888. Các khu định cư của Thụy Sỹ đã phát triển nhanh chóng khi nhiều người Thụy Sỹ thích các khu định cư nông thôn ở Trung Tây và dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, nơi đặc biệt là những người từ Thụy Sĩ ở Ý thành lập vườn nho ở California. Vì cách sống và thể chế chính trị chỉ khác nhau giữa Thụy Sỹ và Mỹ, nên hầu hết người dân nước này không có được chỗ đứng trên quê hương mới.
Heidi trở thành trẻ mồ côi sau cái chết của cha em khi đi làm ở công trình xây dựng và mẹ em cũng mất không lâu sau đó. Ông nội em bị cho là người quái dị, cục cằn, không tiếp xúc với ai. Dân làng tỏ ra e ngại khi em phải sống với người đàn ông mà gọi là “vô thần” này. Nhưng không ai ngờ được rằng, cô bé với tấm lòng nhân hậu và trái tim ấm áp đã gíup ông nội tìm lại tình yêu cuộc sống, xoá bỏ khoảng cách giữa ông với Chúa và dân làng. Sự tương phản giữa cuộc sống khắc khổ trên núi và khung cảnh đô thị xa hoạ theo thói quen hàng ngày của một người di cư ở nước ngoài thu hút được sự chú ý của người đọc khi dì Dete trở lại Dorfli và đưa Heidi đến Frankfurt. Ở đó, Heidi gặp Clara - tiểu thư con nhà giàu nhưng không may bị khuyết tật bẩm sinh. Heidi được đưa đến để làm bạn học với em. Cứ tưởng như em sẽ có một cuộc sống ấm no, đủ đầy ở dinh thư người Đức này, nhưng em yêu cánh đồng hoa rực rỡ, thung lũng mênh mông và ráng chiều rực đỏ trên ngọn núi thanh tĩnh hơn gì hết. Em nhớ ông nội, đàn dê, Peter và bà của Peter, nỗi nhớ nhà da diết làm em đổ bệnh. Herr Seseman - cha của Clara muốn đưa em về Dorfli vì căn bệnh mộng du ngày càng tệ hơn và có thể nguy hiểm đến tính mạng của em. Và cuộc di cư của em kết thúc ở đây. Em nhận ra em chỉ hạnh phúc khi được ở cạnh những người thân yêu, trên dãy núi yên bình với đồng cỏ xanh và nắng chiều nhuộm đỏ các dãy núi.
Bộ anime lay động cả thế giới
Như Enrico trong “Những tấm lòng cao cả” hay Alice trong “Alice ở xứ sở thần tiên”, cô bé Heidi cũng là nhân vật nổi bật trong nền văn học thiếu nhi thời điểm đó. Câu chuyện của Heidi là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà làm phim. Heidi lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh dưới tay đạo diễn Allan Dwen và sự diễn xuất của Shirley Temple. Bộ phim là cú hit tại rạp chiếu phim và sớm lan rộng sang thị trường châu Âu. Mặc dù được quay hoàn toàn tại Mỹ, bộ phim vẫn củng cố ý tưởng cho người dân Mỹ về một thiên đường Thuỵ Sỹ cùng dãy nũi Alps thơ mộng.
Theo Jean-Michel Wissmer - diễn viên người Thuỵ Sỹ, khi cuốn tiểu thuyết này lần đầu được dịch sang tiếng Nhật năm 1920, bản dịch này đã đánh dấu cho thành công của Heidi. Phiên bản này được chuyển thể để phù hợp với khán giả người Nhật với tất cả các nhân vật đều có tên tiếng Nhật. Bản dịch này đóng góp cho sự thành công của Heidi trên nền tảng quốc tế và khơi nguồn cho chuỗi các bản dịch ở nhiều ngôn ngữ khác. Sự nổi tiếng của Heidi ở Nhật Bản có thể liên quan đến xung đột giữa truyền thống và hiện đại đã được thể hiện xuyên suốt cuốn tiểu thuyết và quan niệm thiên nhiên như một liều thuốc cho sức khoẻ và hạnh phúc. Bộ phim hoạt hình “Heidi the Girl of the Alps” của Isao Takahata năm 1974 không chỉ chứng tỏ lòng yêu mến của người Nhật dành cho Heidi, mà còn biến cô trở thành nữ anh hùng của cả một thế hệ trẻ em ở Châu Âu. Bộ phim này đã dấy lên một làn sóng biểu tình trên đường phố Tây Ban Nha vào năm 1976, khi mọi người dân yêu cầu bộ phim được chiếu trên TV vào khung giờ vàng chứ không chỉ trong khung giờ buổi chiều của trẻ em. Đạo diễn Takahata trước khi mất vào tháng tư năm 2018, đã đến thăm Thuỵ Sỹ để tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp được miêu tả trong tiểu thuyết của Spyri và lấy cảm hứng từ đó. Wissmer cho biết: “Với cảm giác hoàn hảo điển hình của Nhật Bản, Takahata đã tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, gây ấn tượng với sự chăm chút đến từng chi tiết."
Ngày nay, khách du lịch có thể đến thăm ngôi làng Heidi của Nhật Bản ở tỉnh Yamanashi.