Những thử thách cần vượt qua để khởi nghiệp thành công | Vietcetera
Billboard banner
13 Thg 05, 2021
Khởi Nghiệp

Những thử thách cần vượt qua để khởi nghiệp thành công

Nếu bạn đang bắt tay vào khởi nghiệp và lo sợ khi có nhiều thử thách cần đối mặt, đây là những lời khuyên dành cho bạn.

Open Publishing
Bài viết này thuộc Open Publishing Nơi các cây bút tự do, các chuyên gia, có thể xuất bản các nội dung, bài viết trên nền tảng của Vietcetera.

Bài viết này được chuyển ngữ từ phần trả lời của Brett Fox trên Quora 


“Anh CEO còn là tay mơ đấy,” Gary, một trong những cổ đông tại quỹ đầu tư mạo hiểu mà tôi từng giữ chức vụ Doanh nhân trong khu vục (Entrepreneur in Residence, viết tắt: EIR) bình luận về hồ sơ của một CEO, “Trước sau gì rồi cũng sẽ phạm sai lầm thôi.”

Tất cả những cổ đông khác cũng gật đầu đồng ý với Gary. Khi đó, tôi mới vỡ lẽ ra.

Và thực tế thì phần nào đúng như Gary nhận xét. Dĩ nhiên là ai mới lần đầu làm CEO của một công ty cũng sẽ va vấp chỗ này chỗ nọ. Nhưng, những vị CEO kinh nghiệm đầy mình cũng vẫn phạm sai lầm mà.

Nếu là CEO của một công ty startup, dĩ nhiên bạn sẽ mắc sai lầm.

Ngẫm lại lời Gary, tôi lại nhớ về thời mới chập chững làm CEO của startup. Tôi tự nghĩ, “Nếu việc tôi (với tư cách là CEO) mắc sai lầm là chuyện đương nhiên, thậm chí còn như lẽ thường, thì nghĩa là tôi không cần rầu rĩ vì bị bó buộc trong khuôn khổ gì cả.”

Nói cách khác, tôi không cần phải trở nên hoàn hảo. Tôi có thể phạm sai lầm. Tuy nhiên, có sai lầm thông thường, và cũng có cả những cái sai đại tai hại. Tôi chỉ cần phải đảm bảo là không bao giờ phạm phải cái đại sai đó.

Tóm lại, ý của tôi là: việc phạm sai lầm không có gì đáng ngạc nhiên cả. Tuy nhiên, cũng có vài điều luật cho những cái sai của một CEO. Dưới đây là năm điều mà tôi liệt kê ra:

1. Luôn nhận lỗi của mình, vì mất uy tín là đòn chí mạng

Bạn sẽ phạm sai lầm. Đó là sự thật, và hãy mong rằng chúng chỉ là những sai lầm nho nhỏ thôi.

Đừng biến một cái sai nhỏ thành một cái sai lớn. Nhưng điều này sẽ xảy ra khi bạn không tự nhận lỗi của mình.

Khi đã không nhận lỗi, bạn sẽ đánh mất uy tín của chính mình. Một khi đã mất uy tín, thì việc lấy lại sự tín nhiệm của người khác là rất khó, thậm chí là không thể.

Cho nên, hãy tập thói quen nhận lỗi. Thừa nhận với đội ngũ của bạn về phạm sai lầm đó. Họ sẽ đánh giá  cao sự thành thật của bạn.

Thừa nhận với khách hàng khi công ty bạn mắc sai lầm. Công ty của bạn sẽ nổi bật lên theo hướng tích cực hơn những công ty đang cố che giấu cái sai của họ.

Và, hẳn nhiên, bạn cũng nên báo cáo với nhà đầu tư và các thành viên ban giám đốc về sai lầm bạn gây ra. Không nhất thiết thông báo với họ từng lỗi nhỏ nhặt, nhưng bạn phải báo cho họ biết những sai lầm nghiêm trọng.

Bạn sẽ biết tay nếu như nhà đầu tư phát hiện ra bạn đang giấu họ thứ gì đó. Hãy nhớ là nhà đầu tư tin tưởng bạn với tiền của họ. Giây phút bạn đánh mất sự tin tưởng đó là khi bạn không còn là CEO nữa.

2. Xem lại điều thứ 1

Bạn thấy mức độ quan trọng của uy tín rồi đấy. Nhân viên của bạn có thể tha thứ cho bạn, khách hàng cũng thế, và ngạc nhiên là cả nhà đầu tư nữa. Như tôi đã nói, thứ duy nhất mà mỗi thành phần trên không tha thứ được chính là sự không thành thật.

3. Tránh xa những sai lầm giết chết công ty

 Bạn có thể đứng dậy sau phần lớn những vấp ngã, Chỉ là đừng vướng phải những sai lầm có thể giết chết cả công ty. Đây là một vài ví dụ của những sai lầm đoạt mạng đó: 

Vấn đề về nhà sáng lập

Đây là nguyên nhân thất bại của nhiều công ty startup, đặc biệt là vấn đề với nhà sáng lập kỹ thuật. Tôi đã từng vấp phải sai lầm này. Người đồng sáng lập kiêm Phó chủ tịch kỹ thuật (VP Engineering) đã từ chức khi chúng tôi đang trong quá trình gọi vốn và khiến cả công ty lao đao.

Không có một cách thức dễ dàng nào giải quyết vấn đề về nhà sáng lập, nhưng có vài phương pháp phòng hờ bạn có thể thử qua. Quan trọng nhất là phải tra xét tiểu sử nhà đồng sáng lập của bạn.

Dành thời gian để kiểm tra lý lịch và ngầm xác minh thông tin các ứng cử viên cho vị trí nhà sáng lập. Bảo vệ chính bạn bằng cách thỉnh thoảng xác minh quyền sở hữu vốn chủ sở hữu.

Nhà đầu tư tồi

Trong tất cả những thách thức mà một công ty startup có thể đối mặt cho tới giờ, một nhà đầu tư tồi là thách thức đáng lo ngại nhất. Gần như một công ty không thể vực dậy nếu gặp phải nhà đầu tư không ra gì.

Một nhà đầu tư tồi là sao? Điều khoản tệ, có hành vi và các phân ngạch bộc phát, một đối tác thiếu hụt uy quyền đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đang có một nhà đầu tư tồi.

Tiêu dùng số tiền tài trợ quá nhanh

Tiền là một thứ bạn có thể kiểm soát, nên bạn không thể đổ lỗi cho ai ngoài bản thân nếu bạn tiêu hết số tiền tài trợ quá nhanh.

Những CEO giỏi nhất là những người biết tiêu tiền hợp lý. Những CEO biết tiêu tiền hợp lý luôn để mắt đến mọi đồng tiền được chi ra. Họ không dùng tiền một cách nông nổi. Tuy nhiên thì những CEO giỏi nhất dùng tiền vào nơi họ có thể đạt được đòn bẩy tài chính.

Vậy, bạn nên làm gì? Xây dựng một kế hoạch tài chính, và đảm bảo là tiền của bạn có thể giúp bạn trụ lại đến khi vượt qua cột mốc tiếp theo, khi mà bạn có thể gây được nhiều vốn tài trợ hơn. 

 Đợi quá lâu để huy động vốn

Trong số những sai lầm tôi đã chứng kiến của các CEO, chờ đợi quá lâu để huy động vốn là sai lầm đáng buồn nhất. Việc khi nào gây quỹ hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của bạn, tại sao phải chờ?

Lên kế hoạch cho việc huy động nguồn vốn có thể mất tới sáu tháng. Đó là khoảng thời gian ít nhất bạn nên dành ra để gây quỹ. Theo ý kiến cá nhân, tôi khuyên bạn nên lặp kế hoạch gây quỹ trong một năm, để bạn có khoảng thời gian dự trữ.

4. Đừng bao giờ lặp lại cùng một sai lầm

Bạn không thể đổ lỗi cho ai ngoài bản thân nếu bạn không rút ra được bài học nào từ chính sai lầm của mình. Ví dụ, tôi đã sai lầm khi thuê sai người cho vị trí VP Sales, nên tôi đã tự sửa sai bằng cách sa thải anh ta. 

Sau đó, tôi đã làm gì? Tôi lại tin lầm người cho cùng vị trí VP Sales. Lần này, việc tái phạm này gần như đã giết chết công ty chúng tôi.

Bài học rút ra từ điều số 4 là bạn cần phải học từ chính lỗi lầm của mình.

Đúng là bạn sẽ mắc sai lầm khi là CEO của một startup. Thứ quan trọng nhất bạn có thể làm là thừa nhận sai lầm, giữ lấy uy tín, và tránh xa khỏi những sai lầm có thể giết chết công ty.

Open Publishing
Bài viết này không thuộc quan điểm của Vietcetera.
Nơi các cây bút tự do, các chuyên gia, có thể xuất bản các nội dung, bài viết trên nền tảng của Vietcetera. tại đây.