Save Sơn Đoòng và bài toán phát triển du lịch bền vững | Vietcetera
Billboard banner
28 Thg 06, 2018
Cuộc SốngChất Lượng Sống

Save Sơn Đoòng và bài toán phát triển du lịch bền vững

Save Sơn Đoòng là chiến dịch bảo vệ môi trường đầu tiên của thế hệ trẻ Việt Nam thực hiện thành công với sự ủng của hơn 220,000 người. Trò chuyện cùng anh Biên Nguyễn, người thành lập trang Save Sơn Đoòng về chiến dịch và sự phát triển của mô hình du lịch bền vững tại Việt Nam.
Save Sơn Đoòng và bài toán phát triển du lịch bền vững

Save Sơn Đoòng và bài toán phát triển du lịch bền vững

Năm 1991, trong một lần trú mưa khi đang đi rừng, ông Hồ Khanh tình cờ khám phá ra một cửa hang lạ, có gió lớn kèm tiếng hú thổi ra. Nhưng thay vì vào trong thám hiểm, ông quyết định chờ một dịp khác. Năm 2008, đoàn chuyên gia hang động Hoàng gia Anh đến Quảng Bình khảo sát và khuyến khích Hồ Khanh trở vào rừng để tìm lại cửa hang. Sau hai ngày mất phương hướng giữa rừng, cuối cùng ông cũng tìm lại được cửa hang. Năm 2009, Hồ Khanh và ông Howard Limbert (chuyên gia hang động thuộc Hiệp hội Hang động hoàng gia Anh) cùng đoàn thám hiểm chính thức thám hiểm toàn bộ hang động này. Năm 2010, tờ National Geographic công bố tìm được hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, đặt tên là Sơn Đoòng, được hình thành khoảng 2 – 5 triệu năm trước.

Phiacutea cửa ra của hang Eacuten đường đến hang Sơn Đoograveng Nguồn Baacuteo Cocircng Thương sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Phía cửa ra của hang Én, đường đến hang Sơn Đoòng. | Nguồn: Báo Công Thương

Nằm trong quần thể Phong Nha – Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng có chiều cao hơn 200 mét, rộng 150 mét và chiều dài gần 9 km. Trong hang còn có dòng sông ngầm dài 2,5 km, hệ thống thạch nhũ, măng đá cao tới 70 – 80 mét và khí hậu trong hang mát quanh năm. Đặc biệt nhất là trong hang còn có hai hố sụt cho phép một lượng lớn ánh sáng chiếu vào lòng hang tạo điều kiện cho rừng nguyên sinh phát triển bên trong. Với hệ sinh thái nguyên sơ và độc đáo, năm 2014, tờ New York Times của Mỹ xếp Sơn Đoòng ở vị trí thứ 8 trong danh sách 52 địa điểm phải đến trong năm 2014. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, mỗi năm chỉ có 220 người được cấp phép và số tiền phải bỏ ra cho một chuyến thám hiểm là ở mức 3.000 Đô la Mỹ. Đến tháng 10 cùng năm, thông tin về dự án cáp treo tham quan các hang động trong khu vực vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng bắt đầu râm ran xuất hiện và gây xôn xao dự luận.

Tháng 11, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình họp báo công bố dự án cáp treo quy mô tầm cỡ Đông Nam Á tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, đại diện chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Sungroup. Theo dự kiến, dự án cáp treo dài 10,6 km, gồm 30 trụ cáp, đặt các ga tại động Phong Nha, Thiên Đường, suối Trạ Ang, và điểm cuối cách cửa động Sơn Đoòng khoảng 300 mét. Nếu dự án thành hiện thực, mỗi ngày, sẽ có khoảng 8.000 lượt du khách đến tham quan Sơn Đoòng và để lại những hệ quả xấu đối với hệ sinh thái ở đây.

Caacutec thagravenh viecircn nograveng cốt của chiến dịch Save Sơn Đoograveng trong đoacute coacute anh Biecircn Nguyễn bigravea traacutei vagrave chị Lecirc Nguyễn Thiecircn Hương chiacutenh giữa Nguồn Facebook Bien Nguyen sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Các thành viên nòng cốt của chiến dịch Save Sơn Đoòng, trong đó có anh Biên Nguyễn (bìa trái) và chị Lê Nguyễn Thiên Hương (chính giữa). | Nguồn: Facebook Bien Nguyen

Lập tức, dự án bị phản đối kịch liệt. Trong đó, Save Sơn Đoòng là chiến dịch bảo vệ môi trường đầu tiên của thế hệ trẻ Việt Nam thực hiện thành công. Được thành lập bởi chị Lê Nguyễn Thiên Hương, Save Sơn Đoòng giúp công chúng có cái nhìn cụ thể hơn về những tác hại của việc xây dựng cáp treo bên trong hang. Năm 2018, Lê Nguyễn Thiên Hương được tờ Forbes Việt Nam vinh danh là một trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật. Trong các bài phát biểu của mình, cô gái trẻ này vẫn luôn nhấn mạnh rằng thành công của chiến dịch này là sự hợp sức của cô, các thành viên nòng cốt và hơn 220,000 người ủng hộ.

Trong một ngày tháng 6 nóng đổ lửa ở Hà Nội, Vietcetera đã tìm đến Trường Quốc tế Liên Hiệp Quốc UNIS, nơi công tác của anh Biên Nguyễn, anh là người thành lập trang Save Sơn Đoòng và theo suốt chiến dịch từ những ngày đầu. Trong không gian tràn ngập tiếng nói cười của các bạn học sinh, anh Biên đã kể cho chúng tôi nghe hành trình bốn năm của chiến dịch Save Sơn Đoòng và những quan điểm về phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam.

Anh Biecircn Nguyễn người đatilde saacuteng lập trang Facebook Save Sơn Đoograveng Nguồn Facebook Bien Nguyen sizesmaxwidth 2000px 100vw 2000px
Anh Biên Nguyễn, người đã sáng lập trang Facebook Save Sơn Đoòng. | Nguồn: Facebook Bien Nguyen

Chị Hương cho biết anh chính là người bắt đầu trang Save Sơn Đoòng, anh có thể chia sẻ đôi điều về động lực đằng sau quyết định này được không?

Xuất phát từ sở thích đi du lịch và tìm hiểu các địa danh có cảnh quan thiên nhiên, khi ông Limbert công bố rằng đã khám phá ra Sơn Đoòng, tôi đã rất muốn được một lần tham gia vào tour du lịch mạo hiểm (hardy tourism) của Oxalis để khám phá hệ sinh thái nguyên sơ trong hang. Đến năm 2014, khi nghe được thông tin về dự án xây cáp treo đi thẳng đến Sơn Đoòng, suy nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu tôi là mình sẽ không còn có cơ hội được trải nghiệm nét nguyên sơ ấy nữa.

Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ hơn, tôi mới nhận ra rằng giá trị của hang Sơn Đoòng là quá lớn và nếu để mất Sơn Đoòng thì thật sự là quá đáng tiếc. Và nếu mình im lặng, mọi người cũng im lặng, thì sớm thôi Sơn Đoòng cũng rơi vào tình trạng như Phan Xi Păng, Sa Pa hoặc động Phong Nha, hang Thiên Cung, động Thiên Đường. Thế nên tôi đã lập ra trang Facebook Save Sơn Đoòng để kêu gọi mọi người bảo vệ và giữ gìn cảnh quan tự nhiên này thay vì biến nó thành một địa điểm du lịch đại trà.

Hệ thống rừng nguyecircn sinh tại hố sụt bao gồm 2120 loagravei thực vật 250 loagravei động vật Nguồn savesondoongorg sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Hệ thống rừng nguyên sinh tại hố sụt, bao gồm 2120+ loài thực vật, 250+ loài động vật. | Nguồn: savesondoong.org

Quá trình từ lúc khởi xướng đến khi đi vào hoạt động của Save Sơn Đoòng diễn ra như thế nào?

Trang Save Sơn Đoòng được lập ra với mục đích xây dựng nền tảng để cập nhật tất cả thông tin đang diễn ra. Trong 6 tháng đầu, hầu như tôi chỉ thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Từ khi số lượng người quan tâm nhiều hơn, tôi bắt đầu liên hệ với một số nhà khoa học, những người đã từng đến Sơn Đoòng và từng nghiên cứu về nó để tăng sức thuyết phục, ví dụ như anh Vũ Lê Phương, một nhà địa chất học. Tôi còn liên hệ với giới truyền thông, thậm chí là kết nối với những người bạn viết báo nước ngoài, ví dụ như BBC hoặc The Guardian để thông tin được lan rộng hơn.

Chỉ tuyên truyền thông tin thôi thì chưa đủ, chúng tôi cũng đã thực hiện một số hành động cụ thể, nổi bật nhất là ký tên vào thư thỉnh nguyện “Save Sơn Đoòng”, tính tới nay đã được trên 170,000 chữ ký. Ngoài ra còn có những hoạt động đạp xe, bán áo thun #savesondoong để gây quỹ và nâng cao nhận thức, cùng với một số chiến dịch truyền thông khác trên mạng xã hội với sự hỗ trợ của rất nhiều người nổi tiếng. Gần đây, chúng tôi còn tổ chức triển lãm Sơn Đoòng qua kính thực tế ảo, kết hợp với Samsung và cây bút Martin Edström, để đưa hình ảnh của Sơn Đoòng tới gần hơn với cộng đồng, từ đó việc truyền tải thông tin cũng sẽ được dễ dàng hơn.

Lograveng giếng trời rộng lớn với caacutec mocirc thạch nhũ coacute higravenh dạng trograven như cối xay luacutea Nguồn Elle sizesmaxwidth 1024px 100vw 1024px
Lòng giếng trời rộng lớn với các mô thạch nhũ có hình dạng tròn như cối xay lúa. | Nguồn: Elle

Anh có thể phân tích những tác động của việc khai thác du lịch đại trà đến Sơn Đoòng?

Lấy ví dụ từ thực trạng của các hang động đã và đang được khai thác du lịch đại trà trong vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, mọi người sẽ thấy được tác động khủng khiếp mà con người đến cảnh quan thiên nhiên. Có thể khi mới bắt đầu khai thác, lượng khách vào ít và sẽ không gây tác động rõ rệt. Nhưng theo thời gian, lượng khách ngày càng tăng sẽ khiến việc khai thác vượt quá khả năng chịu đựng của hang. Cộng với sự thiếu ý thức của người tham quan sẽ dẫn đến những tổn hại không thể phục hồi.

Và với hang Sơn Đoòng thì tác động lại càng khủng khiếp hơn, vì hệ sinh thái bên trong hang hoàn toàn biệt lập với hệ sinh thái bên ngoài, đặc biệt là rừng nguyên sinh tại hai hố sụt, hệ động vật mù và hệ động vật bạch tạng. Ngoài ra trong hang còn có cả hệ thống hóa thạch khoảng 300 triệu năm gồm hóa thạch của những động vật sống dưới biển ngày xưa do biến đổi địa chất mà dồn lên. Từ đó, người ta có thể phân tích được sự biến đổi của tầng địa chất ở đây và nghiên cứu lịch sử của khu vực này. Thật sự những giá trị địa chất, khảo cổ ở Sơn Đoòng là vô giá. Và hang Én – hang động lớn thứ 3 thế giới, nằm rất gần Sơn Đoòng, cũng không ngoại lệ.

Cắm trại tại hang Eacuten ndash hang động tự nhiecircn lớn thứ 3 trecircn thế giới Nguồn CNN sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Cắm trại tại hang Én – hang động tự nhiên lớn thứ 3 trên thế giới. | Nguồn: CNN

Đó là chưa kể cả Sơn Đoòng và hang Én đều nằm trong vùng lõi cần bảo vệ nghiêm ngặt của rừng Quốc gia, và không có bất kỳ nơi nào trên thế giới cho phép xây dựng và khai thác vùng lõi vườn Quốc gia cả, vì nó là khu vực cực kỳ hiểm yếu. Việc khai thác có thể gây phá rừng, xói mòn đất, hủy diệt hệ sinh thái dẫn đến các thảm họa tự nhiên như lũ quét, sạt lỡ đất. Cần nhấn mạnh rằng Quảng Bình là vùng lũ quanh năm, việc phá rừng, xẻ đồi sẽ gây ra lũ lớn với hậu quả khôn lường.

Vậy làm thế nào để có thể vừa quảng bá hình ảnh thiên nhiên Việt Nam ra thế giới, nhưng vẫn bảo tồn được giá trị và vẻ đẹp vốn có?

Theo tôi, hình thức du lịch mạo hiểm vào hang Sơn Đoòng 4 ngày 3 đêm với số lượng du khách giới hạn mỗi năm mà công ty lữ hành Oxalis kết hợp với Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng Gia Anh tổ chức là phương án tốt nhất. Thật ra, thiên nhiên Việt Nam rất có tiềm năng để phát triển du lịch mạo hiểm nhưng chỉ đến khi phát hiện ra Sơn Đoòng, chúng ta mới bắt đầu áp dụng hình thức du lịch này.

ldquoThiecircn nhiecircn Việt Nam rất coacute tiềm năng để phaacutet triển du lịch mạo hiểm nhưng chỉ đến khi phaacutet hiện ra Sơn Đoograveng chuacuteng ta mới bắt đầu aacutep dụng higravenh thức du lịch nagraveyrdquo anh Biecircn chia sẻ sizesmaxwidth 864px 100vw 864px
“Thiên nhiên Việt Nam rất có tiềm năng để phát triển du lịch mạo hiểm, nhưng chỉ đến khi phát hiện ra Sơn Đoòng, chúng ta mới bắt đầu áp dụng hình thức du lịch này,” anh Biên chia sẻ.

Một hình thức phát triển bền vững khác là du lịch cộng đồng. Ví dụ như khám phá làng văn hoá du lịch cộng đồng Nậm Đăm, Hà Giang, nơi có rất nhiều người Dao sinh sống. Có một tổ chức đứng ra giúp đỡ người dân cải thiện nhà cửa để làm homestay. Người dân vẫn làm các công việc đồng áng, và có thêm thu nhập từ việc cho khách lưu trú. Khi đó, khách du lịch được dịp trải nghiệm việc ăn ở, sinh hoạt như một người bản địa. Được trò chuyện với người dân để hiểu thêm về văn hóa, cộng đồng mà không cần phải qua hướng dẫn viên.

Đáng tiếc là chúng ta lại chỉ tập trung phát triển các hình thức du lịch tâm linh, và các dịch vụ du lịch đại trà. Những hình thức du lịch thế này cũng chỉ dừng ở mức tham quan, nghỉ dưỡng chứ không để lại bài học, trải nghiệm hay tạo ra được ấn tượng sâu đậm cho người du lịch. Việc chỉ khai thác chứ không lên phương án phục hồi và bảo tồn là một hình thức phát triển ngắn hạn và không bền vững, thậm chí là phá hủy toàn bộ hệ sinh thái của vùng miền. Và nếu tiếp diễn theo chiều hướng thế này thì trong vòng mười năm tới, chúng ta sẽ không còn gì để khai thác nữa. Khách du lịch nước ngoài cũng không muốn quay lại vì đây không phải là giá trị mà họ muốn thấy.

Du lịch đến đacircu anh Biecircn Nguyễn cũng mang theo chiếc aacuteo Save Sơn Đoograveng để truyền tải thocircng điecircp bảo tồn di sản thiecircn nhiecircn Việt Nam Đacircy lagrave higravenh ảnh trong chuyến đi đến Mentawai Indonesia Nguồn vuadiduongvuakechuyencom sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Du lịch đến đâu, anh Biên Nguyễn cũng mang theo chiếc áo Save Sơn Đoòng để truyền tải thông điêp bảo tồn di sản thiên nhiên Việt Nam. Đây là hình ảnh trong chuyến đi đến Mentawai, Indonesia. | Nguồn: vuadiduongvuakechuyen.com

Một số thành tựu mà Save Sơn Đoòng đã làm được là gì?

Kết quả rõ rệt nhất là chúng tôi đã lan rộng thông tin về Sơn Đoòng. Vào năm 2014, hầu như chẳng ai biết Sơn Đoòng là gì, và vì sao phải giải cứu Sơn Đoòng, nhưng hiện tại đã có đông đảo các tầng lớp biết về giá trị Sơn Đoòng, hiểu được tầm quan quan trọng của việc bảo tồn thiên nhiên.

Qua chiến dịch này, chúng tôi còn nhận thức được rằng khả năng của người trẻ là vô hạn, chỉ cần dám đứng lên thực hiện. Tôi rất mừng khi được biết Save Sơn Đoòng đã truyền cảm hứng cho các nhóm bạn trẻ khác chủ động quan tâm tới các vấn đề môi trường, xã hội, đơn cử như “6,700 người vì 6,700 cây xanh“.

ldquoViệc chỉ khai thaacutec chứ khocircng lecircn phương aacuten phục hồi vagrave bảo tồn lagrave một higravenh thức phaacutet triển ngắn hạn vagrave khocircng bền vững thậm chiacute lagrave phaacute hủy toagraven bộ hệ sinh thaacutei của vugraveng miềnrdquo anh Biecircn nhấn mạnh sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
“Việc chỉ khai thác chứ không lên phương án phục hồi và bảo tồn là một hình thức phát triển ngắn hạn và không bền vững, thậm chí là phá hủy toàn bộ hệ sinh thái của vùng miền,” anh Biên nhấn mạnh.

Vậy còn những khó khăn mà các thành viên phải trải qua trong suốt quá trình vận động chiến dịch?

Khó khăn lớn nhất chính là việc nâng cao nhận thức của người dân về ưu tiên bảo tồn di sản thiên nhiên. Khó khăn tiếp theo là phải dần học cách vận động quỹ. Thêm vào đó là sự khan hiếm của các nguồn tin xác thực. Ngoài ra, các thành viên trong nhóm đều phải có công việc riêng nên quỹ thời gian dành cho chiến dịch có phần hạn hẹp, không thể chạy những dự án lớn và dài hạn.

Vậy định hướng sắp tới của chiến dịch Save Sơn Đoòng là gì?

Dự định lâu dài của chúng tôi là hướng về giáo dục. Tức là phát triển nhận thức cho người trẻ về vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Nói về dự định này, nếu có điều kiện được đưa vào giảng dạy tại trường học có thể xây dựng những giá trị lâu dài nhất. Bởi chính thế hệ trẻ hơn sẽ là người quyết định tương lai của đất nước và cả thế giới, họ cần phải được trang bị nền tảng và kiến thức tốt.

Biecircn Nguyễn chia sẻ ldquoKhả năng của người trẻ lagrave vocirc hạn chỉ cần daacutem đứng lecircn thực hiệnrdquo sizesmaxwidth 1024px 100vw 1024px
Biên Nguyễn chia sẻ: “Khả năng của người trẻ là vô hạn, chỉ cần dám đứng lên thực hiện.”

Chúng tôi nên trò chuyện cùng ai tiếp theo?

Đó là tổ chức GreenViet đang thực hiện chiến dịch Save Sơn Trà ở Đà Nẵng. Các bạn ấy đang nỗ lực không mệt mỏi từng ngày để cứu lấy loài voọc chà vá chân nâu cũng như thiên nhiên của bán đảo Sơn Trà. Hoặc Vietcetera có thể trò chuyện cùng chị Nguyệt của Live and Learn, một tổ chức nuôi dưỡng các ý tưởng và dự án bảo vệ môi trường nhỏ lẻ, đơn cử là dự án “Biến bãi rác thành vườn hoa“.

Xem thêm:
[Bài viết] Thời trang bền vững tại Việt Nam: Những tiềm năng cần phát triển