Thử nghiệm trên động vật — Thước đo nhân văn của ngành mỹ phẩm | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
29 Thg 05, 2020
Beauty

Thử nghiệm trên động vật — Thước đo nhân văn của ngành mỹ phẩm

Nhiều người vẫn cho rằng thử nghiệm trên động vật là phương pháp vô nhân đạo và cần được loại bỏ. Nhưng liệu ngành công nghiệp mỹ phẩm có thể hoàn toàn

Thử nghiệm trên động vật — Thước đo nhân văn của ngành mỹ phẩm

Thử nghiệm trên động vật — Thước đo nhân văn của ngành mỹ phẩm

Mỹ phẩm là một thị trường giàu mạnh và rộng lớn. Tuy nhiên, đằng sau quy trình sản xuất là những khâu thử nghiệm trên động vật gây tranh cãi. Thỏ hay chuột là những vật thí nghiệm phổ biến. Tại đây, chúng được tiếp xúc trực tiếp với chất hoá học lên da và mắt.

Thử nghiệm trên động vật có thật sự hiệu quả?

Để phục vụ cho ngành công nghiệp hoá dược và mỹ phẩm, thử nghiệm trên động vật hiện vẫn là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra độ an toàn trươc khi sản xuất. Nhưng phương pháp này lại lấy đi sinh mạng của 100 triệu động vật mỗi năm, chỉ riêng tại Mỹ. Theo ước tính của RSPCA, riêng ngành mỹ phẩm có khoảng 27.000 động vật bị đem ra thử nghiệm mỗi năm.

Thử nghiệm trên động vật — Thước đo nhân văn của ngành mỹ phẩm0

Chuột là một trong những động vật thử nghiệm phổ biến. | Nguồn: Green Matters

Thực tế, 95% những thử nghiệm trên động vật thành công lại không đạt chuẩn cho người. Vì vừa tốn kém lại vừa không có kết quả, thử nghiệm động vật lại càng bị bị phản đối hơn. Nhưng năm 2016, PETA đã nêu tên hơn 250 nhãn hiệu mỹ phẩm lớn nhỏ vẫn sử dụng phương pháp này. Hơn hết, thử nghiệm trên động vật được cho là một phương pháp cực kỳ trái đạo đức. Vì vậy, phong trào ủng hộ các sản phẩm cruelty-free (không thử nghiệm trên động vật) lại ngày một lan rộng, đặc biệt là đối với mỹ phẩm.

Những chuyển biến tích cực

Chính những làn sóng mạnh mẽ của cộng đồng đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn cho ngành mỹ phẩm. The Body Shop, một trong những thương hiệu mỹ phẩm toàn cầu đã tiên phong với chiến dịch hằng năm Forever Against Animal Testing. Cùng với tổ chức Crulty Free International, The Body Shop đã kiên trì đấu tranh vì quyền lợi động vật từ năm 1989.


Năm 2013, Liên minh châu Âu chính thức cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật. Hiệu ứng từ sự kiện này lan nhanh đến các nước khác trên thế giới. Đến 2020, Trung Quốc cũng đã bắt đầu xem xét một số kiến nghị về vấn đề này. Trước đó, thử nghiệm trên động vật là một thủ tục bắt buộc của nước này.

Hướng đến cruelty-free đòi hỏi các hãng mỹ phẩm thay đổi quy trình sản xuất của mình. Tính đến nay đã có 20 phương pháp thử nghiệm thay thế đã được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công nhận và phát triển. Trong đó bao gồm Microdose (cung cấp lượng nhỏ lên người để kiểm tra tác động ở cấp độ tế bào) và các kỹ thuật khác như quét MRI, CT. Riêng tập đoàn L'Oréal cũng sở hữu cho mình EpiSkin — một phòng thí nghiệm nhỏ sản xuất da nhân tạo từ tế bào da người.

Thử nghiệm trên động vật — Thước đo nhân văn của ngành mỹ phẩm1

EpiSkin sản xuất da nhân tạo cho các mục đích thử nghiệm hoá phẩm. | Nguồn: EpiSkin

Đối với người tiêu dùng, xu hướng sử dụng cũng thay đổi và ra nhiều tiềm năng cho mỹ phẩm "sạch". Theo khảo sát của Nielsen, 57% người tiêu dùng khẳng định yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng. Đồng thời, 43% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho sản phẩm không thử nghiệm trên động vật. Theo Market Research Future, thị trường mỹ phẩm cruelty-free có thể đạt đến 10 tỷ đô la vào năm 2024, với tỉ lệ tăng trưởng 6% mỗi năm.

Làm sao để biết đâu là sản phẩm cruelty-free?

Thử nghiệm trên động vật — Thước đo nhân văn của ngành mỹ phẩm2

Cover Girl là một trong những hãng mỹ phẩm tuyên bố không thử nghiệm trên động vật

Hiện tại, chương trình chứng nhận sản phẩm cruelty-free đáng tin cậy nhất là The Leaping Bunny. Ngoài ra còn có Beauty Without Bunnies của PETAChoose Cruelty Free. Điểm chung của các chương trình này là logo hình chú thỏ — thường sẽ được xác nhận bởi hãng hoặc in thẳng trên bao bì.

Kết

Nhiều người vẫn cho rằng thử nghiệm trên động vật là phương pháp vô nhân đạo và cần được loại bỏ. Hướng đến cruelty-free sẽ góp phần bảo vệ động vật khỏi những quy trình thử nghiệm vô nhân đạo, tiết kiệm kinh phí sản xuất và tạo ra một bức tranh nhân văn hơn cho ngành công nghiệp mỹ phẩm nói chung.

Nhưng liệu ngành công nghiệp mỹ phẩm có thể hoàn toàn cruelty-free?