Trước giờ mở cửa của một ‘xã hội thu nhỏ' giữa lòng Sài Gòn

Society Cafe & Dining là một nhà hàng kết hợp quán cà phê “núp hẻm" nhỏ, ấm và luôn ngập tràn tiếng cười, đúng với cái tên ‘xã hội thu nhỏ’ mà Culinary Frank, chủ nhà hàng đặt cho nó.
Bích Trâm
Các thành viên của "xã hội thu nhỏ" tại Society Cafe & Dining. | Nguồn: Khooa Nguyễn cho Vietcetera

Các thành viên của "xã hội thu nhỏ" tại Society Cafe & Dining. | Nguồn: Khooa Nguyễn cho Vietcetera

One Hour Before Work là series gõ cửa các cơ sở F&B để khám phá chuyện hậu trường và những hoạt động chuẩn bị trước giờ mở cửa.


“Giống một ‘xã hội thu nhỏ’ thật” - Câu nói vang lên trong đầu khi tôi thả bộ vào con hẻm nhỏ để đến với Society Cafe & Dining trong một sáng thứ 4 giữa tuần.

Nằm khuất trong một con hẻm nhỏ, Society như một ngôi nhà trong phim hoạt hình Ghibli, tách biệt hoàn toàn với sự xô bồ và vội vã trên đường Phạm Ngọc Thạch. Khó mà gọi Society là nhà hàng hay quán cà phê vì Society là sự tổng hòa của cả hai. Bạn có thể tới đây thưởng thức một ly cà phê sáng và ở lại lâu một chút đến khi nhà hàng phục vụ thực đơn trưa.

Còn tôi thì đến quán lúc 7 giờ sáng, còn 30 phút mới đến giờ mở cửa (khó mà đến trước 1 tiếng vì nhân viên cũng chưa đến). Thứ đón tôi là một không gian tông gỗ, không quá lớn nhưng ngập nắng và ngập cả những giọng cười giòn tan vang lên từ quầy pha chế.

Cho đến khi tôi rời quán, không lúc nào mà Society ngơi bớt những nụ cười và niềm vui. Còn tôi thì mang về nhiều câu chuyện “ấm" đến không ngờ.

Điều gì xảy ra tại Society trước giờ mở cửa?

Trân - Phục vụ:

Tụi mình bắt đầu ca làm từ 7 giờ sáng để lau dọn lại quán và chăm cây vì ở Society có rất nhiều cây. Công việc không quá nặng nề vì các bạn ca đêm trước đã sắp xếp và dọn dẹp kỹ lưỡng rồi.

Tuy nhiên, đôi khi khách đến quán từ 7h15. Dù chưa đến giờ mở cửa nhưng tụi mình không nỡ để khách đợi nên ráng chạy đua với thời gian để hoàn thành việc dọn dẹp nhanh nhất.

Quyên - Barista:

Thật ra thì công việc chuẩn bị cho giờ mở cửa phải kể từ tối hôm trước. Sau khi nhận đơn hàng cuối cùng vào 9h30 tối, tụi mình bắt đầu dọn dẹp dần, cất đi nền trà, cà phê vào tủ lạnh rồi khi vị khách cuối cùng ra về thì tổng vệ sinh.

Tâm - Quầy bếp:

Tại Society, tụi mình phục vụ thực đơn trưa từ 11 giờ nên từ 7h30 là mình bắt tay vào kiểm tra nguyên liệu được giao tới và chuẩn bị món ăn.

Anh Phương (Culinary Frank) luôn dặn dò mọi người là phải chế biến và phục vụ bằng tâm thế như đang nấu cho người thân của mình vậy. Đây là điều mình rất tâm đắc và là lý do gắn bó với Society từ những ngày đầu của quán.

“MÓN CỦA…” là một series giới thiệu các món nước hay món ăn là sáng tạo của các thành viên của Society. Bạn có thể chia sẻ một chút về series này?

Phương Phạm (Culinary Frank) - Điều hành/bếp trưởng

Society nghĩa là “xã hội thu nhỏ” nên anh muốn tất cả thành viên của Society đều đóng góp vào xã hội này. Khi chuyển từ chung cư Lý Tự Trọng sang đây, quán có không gian rộng rãi hơn, các thành viên có sự gắn kết với nhau. Thấy vậy, anh mới quyết định khuyến khích các bạn chủ động sáng tạo món ăn.

Chỉ cần có ý tưởng và hợp lý, anh hoặc chị Vân (quản lý FoH và quầy pha chế) sẽ giúp các bạn định hướng trong quy trình chế biến và khâu sáng tạo. Ngoài ra, một cái tên như “Món của Thắng" cũng gây tò mò và hứng thú cho thực khách. Nếu tình cờ, “cha đẻ" hoặc “mẹ đẻ" của món cũng ở tại quán thì trải nghiệm dùng bữa của thực khách cũng thêm phần thú vị và cá nhân hoá hơn.

Quyên - Barista

Từ khi có ý tưởng, tìm nguồn cung cấp nguồn liệu, thử nghiệm công thức chế biến, ăn thử rồi ra thành phẩm có khi chỉ mất 1 tuần thôi. Trong quá trình đó thì tất cả thành viên của Society đều hỗ trợ, góp ý cho nhau để hoàn thiện món. Đôi khi không ai có ý tưởng thì sẽ dùng “quyền gợi ý" từ anh Phương.

Món trong series “Món của…” khiến mình ấn tượng nhất là Strawberry Matcha (Matcha dâu) với mứt dâu tự làm . Tưởng làm chơi mà không ngờ ngon thật (cười), khách cũng rất thích. Riêng mình cũng đang ấp ủ 2 món, nhưng chưa thể tiết lộ vì vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu.

Nếu phải dùng một từ để mô tả Society, đó là…

“Ấm”

Trân - Phục vụ : Ở Society, mọi người đều yêu thương. giúp đỡ và cố gắng hiểu nhau. Dù đôi khi quán đông khách nên khó tránh khỏi vài sai sót nhỏ, nhưng chúng mình đều cố gắng giao tiếp với nhau một cách tôn trọng và không để sự bực bội níu chân. Vì vậy mà mình cũng chưa từng gặp xung đột với ai cả.

Quyên - Barista: Cái ấm dễ thấy nhất là ở không gian tông màu gỗ và be nhẹ nhàng. Cái ấm khác là ở tình đồng đội ở Society. Mỗi khi mình mắc lỗi mà không phát hiện ra vấn đề ở đâu, mọi người sẽ giúp mình chỉ ra một cách nhẹ nhà và giúp mình vượt qua, thay vì để mặc mình tự bơi.

“Đa sắc"

Mỹ - Phục vụ: Bạn của mình từng hỏi Society là quán Âu hay Nhật vì món của nước nào quán cũng có (cười). Quả thật thì tại Society có rất nhiều món lấy cảm hứng từ ẩm thực của nhiều nước như cơm thịt ba chỉ Hàn Quốc, ramen của Nhật rồi mì Ý. Tuy nhiên, tất cả các món đều phải lấy tinh thần Việt Nam làm cốt lõi, nên bạn sẽ thấy có những món nhìn rất “Âu" nhưng hương vị lại rất Việt.

Ví dụ như món mỳ Ý pesto phiên bản của Society sẽ không dùng rau húng quế (basil) mà dùng các loại rau sống của Việt Nam như húng lủi, kèm thêm đậu phộng nên hương vị Việt Nam không lẫn vào đâu được.

Một câu chuyện vui và ấm tại Society…

Mỹ - Phục vụ:

Mỗi ngày nào đi làm lúc nào cũng có câu chuyện vui cả (cười). Nụ cười ở Society dễ lan lắm.

Gần đây thì tụi mình đang háo hức chuẩn bị cho lễ Halloween. Từ cuối tháng 9 thì mọi người đã bắt đầu bàn về hoá trang, anh Phương còn mua cả mặt nạ trong phim Squid Game rồi mang vào quán khiến ai cũng bật cười.

Trân - Phục vụ:

Thường vào ca sáng sẽ có 2 bạn phục vụ, chia nhau người dọn dẹp trên lầu và dưới lầu. Để phân chia công việc, tụi mình chơi “vòng quay ngẫu nhiên” để chọn ra người dọn trên tầng. Có bạn chỉ làm với mình 5-6 ngày mà “bị" chọn trúng nhiêu đó lần (cười).

Flavors Vietnam, chuỗi sự kiện thường niên do Vietcetera cùng Mastercard đồng tổ chức, đã chính thức trở lại trong năm 2024. Kéo dài trong 5 tháng, Flavors Vietnam 2024 vẫn tiếp nối sứ mệnh vinh danh ngành F&B Việt Nam với thông điệp “Ẩm thực là để sẻ chia.”

Thuộc khuôn khổ Flavors Vietnam 2024, giải thưởng Flavors Awards (tên cũ là Giải thưởng Nhà hàng và Quán bar Việt Nam) là sự kiện tôn vinh những doanh nghiệp và dịch vụ F&B hàng đầu Việt Nam, đề cao những hương vị địa phương, những tài năng xuất sắc và nâng tầm giá trị của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Năm nay, lễ trao giải sẽ là một phần của lễ hội Flavors Festival. Đây là lễ hội kết nối ẩm thực và văn hoá giải trí âm nhạc đầy sôi động đầu tiên của Flavors Vietnam.

Thông tin về Flavors Awards:
Địa điểm:
135 Nguyễn Huệ - 39 Lê Lợi, Quận 1, TP.HCM
Thời gian: 14/ 12/2024

Đề cử cho nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, và quán bar mà bạn yêu thích cho các hạng mục Flavors Collection tại .

Chân thành cảm ơn các nhà tài trợ và đối tác của Flavors Awards 2024: Title Sponsor: Mastercard; Major Sponsor: Diageo (Công ty sở hữu các thương hiệu Johnnie Walker, Tanqueray và Don Julio), Vikki và Menas; Category Sponsor: Vietdeli; Product Sponsor: Unios, Osterberg Quality và Bliss Premium Gelato; Travel Partner: be; Communication Partner: Vero; Creative Partner: InSpace-Creative; Event Partner: Trinity Live và Flava Live.


Tìm hiểu thêm về Flavors Award 2024 tại .

Thưởng thức có trách nhiệm, 18+.
Không chia sẻ nội dung này cho người dưới 18 tuổi.


Read full article

Most viewed