Vì sao bánh ngọt ít ngọt hay bánh thuần chay ngày càng “hot"?

Đâu là những xu hướng đang chi phối thị trường đồ ngọt năm nay?
Jen
Nguồn: Unsplash

Nguồn: Unsplash

Hãy tưởng tượng một ngày trên thế giới không còn đồ ngọt nữa, không còn những chiếc cheesecake thơm ngậy, những ly trà sữa đậm đà, những cây kem gelato mát lạnh dẻo béo, bạn sẽ thế nào?

Con số 1,12 nghìn tỷ USD của doanh thu trên thị trường bánh kẹo vào năm 2023 (chưa kể đến mức tăng trưởng 5,82% hàng năm của thị trường này) đã chứng minh một điều: chúng ta vẫn chưa bao giờ ngừng yêu thích những hương vị ngọt ngào. Không chỉ có lợi ích cho sức khỏe về mặt tinh thần như giảm stress, tăng niềm vui và sự phấn chấn, nếu ăn đồ ngọt điều độ và lựa chọn những món ngọt lành mạnh, bạn sẽ nhận thấy sức khỏe thể chất cũng được cải thiện.

Mỗi năm qua đi, khi công nghệ ngày càng phát triển và khẩu vị người thưởng thức cũng thay đổi thường xuyên, những xu hướng đồ ngọt mới liên tục xuất hiện. Từ những biến tấu cho hương vị cổ điển đến những món tráng miệng thuần chay, đâu là những xu hướng đang chi phối thị trường đồ ngọt năm nay?

Sự lên ngôi của món ngọt “không trứng, bơ, sữa"

Đã khi nào bạn ăn một chiếc cheesecake việt quất hay brownie ngon tới mức bạn không hề nhận ra đó là chiếc bánh thuần chay?

Không chỉ giới hạn trong tôn giáo hay những người cần giảm cân, chữa bệnh, ăn chay đang dần trở thành một phần của lối sống hiện đại. Theo báo cáo mới của Bloomberg Intelligence vào năm 2021, thực phẩm chay có thể chiếm tới 7,7% thị trường protein toàn cầu vào năm 2030, với giá trị hơn 162 tỷ USD.

Trong đó, thị trường món ngọt thuần chay toàn cầu được định giá 2,77 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 10,1% từ năm 2020 đến năm 2027. Những sản phẩm thống trị thị trường này là bánh ngọt và pastry, chiếm hơn 25% thị phần trong tổng doanh thu toàn cầu vào năm 2019.

Món ngọt được làm từ sữa hạt, trái cây, cốt dừa… thay thế cho trứng, bơ, sữa động vật đang xuất hiện ngày càng nhiều trong thực đơn của một số nhà hàng và quán cà phê. Những món này nhằm phục vụ những người quan tâm đến chế độ ăn thuần chay nói chung và những người tiêu dùng có vấn đề về chế độ ăn nói riêng như dị ứng với trứng, không dung nạp đường sữa.

Sự kết hợp giữa những hương vị… không tưởng

Bạn có nhận ra đột nhiên đến một thời điểm, đồ ngọt không chỉ có vị ngọt, ngậy béo nữa mà còn có thêm vị chua, vị cay, vị hoa?

Hương vị cay như tiêu đen hay bạch đậu khấu có thể không phải là hương vị món tráng miệng truyền thống, tuy nhiên, sự kết hợp giữa vị cay và vị ngọt tạo nên một điểm nhấn đặc biệt trong món tráng miệng, đặc biệt là những món ngọt có chocolate.

Các hương vị “signature” toàn cầu như hoa hồi, chipotle, nghệ và cayenne đang xuất hiện trở lại và sáng tạo hơn bằng cách kết hợp cùng với vị chua, umami… từ quả yuzu, gừng và chanh dây.

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những sản phẩm kết hợp hương vị đặc biệt được bán sẵn để bạn tự do sáng tạo với những món tráng miệng của mình như trái cây và hoa (lê và hoa cúc, vải và hoa hồng…), trái cây và gia vị (lê, táo và quế), trái cây và hạt (me và hạt đác).

Là tập đoàn chuyên chế biến các loại trái cây nhiệt đới từ nguồn nguyên liệu địa phương, ANDROS mang đến những sự kết hợp hương vị giữa trái cây và những thành phần khác.

Sự xuất hiện của hương vị “newstalgia"

Hay còn gọi là hương vị cổ điển với một cú “twist" nhỏ.

Nếu “nostalgia" là sự hoài niệm về những hương vị cổ điển, “newstalgia" là những biến đổi thú vị hơn dựa trên hương vị truyền thống. Vẫn là món bánh Tiramisu nhưng được biến tấu với nhiều hương vị như matcha, chanh, mè đen, dâu tằm…

Hay món bánh New York Cheesecake ngày nay đã được nâng tầm khi được thêm vào vô vàn vị khác như việt quất, dừa và thậm chí là… gia vị như dấm balsamic. Hay Creme Brulee phiên bản mặn có thịt nguội và phô mai.

Khái niệm “newstalgia" ra đời khi khách hàng mong muốn tìm kiếm sự thoải mái của những món tráng miệng quen thuộc cùng lúc trải nghiệm những hương vị mới. Theo một báo cáo của Symrise vào năm 2022, những món ăn cổ điển có thể mang lại cảm giác an toàn và an ủi mà nhiều người tiêu dùng tìm kiếm sau đại dịch COVID-19.

Khái niệm này cũng mang đến cho các đầu bếp và thợ làm bánh cơ hội tuyệt vời để khám phá các sản phẩm địa phương, giữ hương vị gần gũi nhưng vẫn bổ sung yếu tố mới lạ cho những món ăn của mình.

Vẫn là bánh ngọt nhưng bền vững và lành mạnh hơn

Khái niệm bền vững xuất hiện ở khắp mọi nơi, và thế giới đồ ngọt không phải ngoại lệ. Theo khảo sát dinh dưỡng bền vững tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Herbalife Nutrition, 95% người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các lựa chọn dinh dưỡng hỗ trợ hoặc thúc đẩy tính bền vững đối với môi trường.

Khi được hỏi về việc họ sẽ sẵn sàng trả thêm bao nhiêu cho những sản phẩm “xanh” và “sạch", 68% cho biết khoảng từ 1% đến 10%, trong khi 22% sẵn sàng trả thêm từ 11% đến 15%.

Trên thực tế, những tiệm bánh, nhà hàng, quán cà phê sử dụng rất nhiều năng lượng và tạo ra nhiều chất thải trong quá trình nướng và đóng gói bánh. Tuy vậy, những tiệm bánh hoàn toàn có thể mang đến những chiếc bánh bền vững hơn nhưng vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon. Bắt đầu từ:

  • Hạn chế đồ nhựa dùng một lần: Thay thế đĩa, ly nhựa thành những vật liệu khác có thể tái chế hoặc tái sử dụng nhiều lần.

    Trong quá trình làm bánh, những sản phẩm nhựa một lần như hộp, màng bọc thực phẩm, giấy nến… đều có thể được thay thế bằng những giải pháp thân thiện với môi trường hơn. Màng bọc có thể thay bằng bọc sáp ong, hộp nhựa thay bằng hộp thuỷ tinh…
  • Chuyển sang nguồn nguyên liệu địa phương chất lượng: Vận chuyển góp một phần lớn trong việc tạo ra khí thải nhà kính. Sử dụng nguồn địa phương đồng nghĩa với việc những món bánh của bạn sẽ tạo ra ít chất thải hơn.

    Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực trồng nhiều cây ăn quả nhất Việt Nam, với gần 270,000 hecta đất dành riêng cho việc trồng cây ăn quả nhiệt đới. Về mặt sản lượng, ĐBSCL tạo ra 48% tổng sản lượng trái cây Việt Nam. Việc thu hoạch và đặt nhà máy sản xuất tại đây sẽ giúp tối ưu việc khai thác và vận chuyển sản phẩm địa phương. Và đây chính là nơi ANDROS đặt hai nhà máy và kho hàng của mình.

    Chính nhờ lợi thế địa lý, kết hợp với mạng lưới nguồn cung trái cây ANDROS và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực trái cây, ANDROS cung cấp một loạt các loại trái cây và các giống đa dạng khác, đặc biệt là các giống trái cây nhiệt đới.

    ANDROS cũng tận tay phân loại từng trái cây trước khi chế biến và từng mẻ thành phẩm đều được kiểm tra và kiểm nghiệm để đảm bảo giữ trọn chất lượng thơm ngon suốt cả năm.
  • Phát triển những công thức đồ ngọt thuần chay và ít ngọt: Khí metan được tạo ra trong chăn nuôi bò là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra hiệu ứng nhà kính và suy giảm tài nguyên nước. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp đường gây ô nhiễm, tạo ra chất thải công nghiệp, góp phần làm xói mòn và suy thoái đất.

    Chính vì vậy, việc chuyển sang công thức thuần chay và thay thế đường hoá học bởi đường thực vật như chà là, syrup lá phong, hoa quả là một lựa chọn để những chiếc bánh của bạn vừa lành mạnh, vừa bền vững hơn.

  • Ủng hộ những doanh nghiệp phát triển bền vững: Doanh nghiệp khi hợp tác cùng người nông dân có thể giám sát chặt chẽ các hoạt động trên nông trại và việc sử dụng thuốc trừ sâu. Đổi lại, người nông dân có một nguồn thu nhập lâu dài và vững chắc, nhờ vậy những nông trại cây trái mới có thể phát triển bền vững.

    Nhờ mối quan hệ hợp tác với người nông dân, ANDROS có thể giám sát chặt chẽ các hoạt động trên nông trại và việc sử dụng thuốc trừ sâu. Đổi lại, người nông dân có một nguồn thu nhập lâu dài và vững chắc, nhờ vậy những nông trại cây trái mới có thể phát triển bền vững. Từ việc hợp tác với người nông dân Việt Nam, ANDROS cũng tự hào quảng bá trái cây Việt đến nhiều nơi trên thế giới.

ANDROS là tập đoàn dẫn đầu tại thị trường Châu Âu trong lĩnh vực chế biến sản phẩm từ trái cây với chi nhánh tại Việt Nam là công ty ANDROS Asia.

Hiện nay, ANDROS Asia sở hữu 2 nhà máy tại Gò Công và Mỹ Tho (Tiền Giang), 2 văn phòng ở TP.HCM, có năng suất 20,000 tấn thành phẩm mỗi năm. Mạng lưới cung ứng nguồn nguyên liệu của ANDROS Asia tại Việt Nam kéo dài trên cả nước, tập trung nhiều nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long (chiếm 35%), bên cạnh những vùng nguyên liệu khác như: Đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

Với niềm đam mê tạo ra những sản phẩm trái cây chất lượng và kinh nghiệm làm mứt lâu đời, ANDROS Asia đa dạng hóa sản xuất để mang tới những dòng sản phẩm cho nguyên liệu chuyên dùng trong ngành F&B, đặc biệt là các ứng dụng chế biến thức uống và bánh ngọt.


Read full article

Most viewed