Trắc nghiệm Lumina: Lý giải những thái cực khác nhau trong tính cách | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
15 Thg 10, 2024

Trắc nghiệm Lumina: Lý giải những thái cực khác nhau trong tính cách

Lời giải cho hiện tượng “hướng nội part-time” và vì sao con người có thể mang những đặc điểm tính cách trái ngược nhau.
Trắc nghiệm Lumina: Lý giải những thái cực khác nhau trong tính cách

Nguồn: Bích Thủy @salted.evian cho Vietcetera

Nếu đã từng làm các bài trắc nghiệm tính cách, có thể bạn sẽ nhận ra rằng, kết quả bạn có được chưa chắc còn đúng với bạn nhiều năm sau đó.

Bản thân người viết đã thực hiện trắc nghiệm MBTI 5 lần trong vòng 10 năm (từ 18 đến 28 tuổi), và mỗi lần lại test ra một kiểu tính cách khác nhau. Khi thực hiện trắc nghiệm Enneagram 2 lần, người viết cũng có 2 kết quả khác nhau chỉ trong vòng 2 năm.

Vì sao lại xảy ra hiện tượng này? Là vì chúng ta “đa nhân cách”, vì tính cách thay đổi hay còn vì lý do nào khác? Bài trắc nghiệm mới của Lumina có thể là lời giải đáp cho tất cả thắc mắc này.

Trắc nghiệm tính cách Lumina là gì?

Đây là công trình do Lumina Learning - một tổ chức nghiên cứu chuyên sâu và cố vấn giải pháp quản lý nhân lực - thực hiện từ năm 2009 đến nay. Công trình tiếp thu những nghiên cứu nổi tiếng về tính cách con người, song đo lường nó theo hướng cân bằng thay vì nhị nguyên, từ đó tránh được xu hướng thiên vị, “đóng khung” con người trong một nhóm tính cách.

10oct2024241010lumina1jpg
Việc đo lường theo hướng cân bằng giúp trắc nghiệm Lumina khai thác những khía cạnh khác nhau trong tính cách con người.

Nguồn gốc trắc nghiệm tính cách Lumina

Để có được mô hình hiện tại, các chuyên gia tại Lumina đã tìm hiểu các hệ thống phân loại tính cách con người từ trước đến nay. Sớm nhất phải kể đến lý thuyết của Hippocrates từ thời Hy Lạp cổ đại. Nó dựa trên tỷ lệ chất lỏng trong cơ thể người để xác định 4 nhóm tính cách: sôi nổi, ưu tư, hiếu động và điềm tĩnh.

Tiếp đó phải kể đến lý thuyết tính cách của Carl Jung (1921). Ông đã xác định thêm 2 yếu tố: thiên về cảm xúc hay lý trí (feeling/thinking), thiên về trực giác hay cảm giác (intuition/sensing). Tuy nhiên công trình này vẫn dựa trên quan sát, ghi chép nhiều hơn là phân tích và thống kê.

Cột mốc tiếp theo là trắc nghiệm Big Five - công trình nghiên cứu trải dài hơn 60 năm để xác định 5 tính cách được coi là lý giải mọi hành vi của con người: hòa đồng, tự chủ, bất ổn cảm xúc, hướng ngoại và cởi mở. Cũng vào những năm 90, Myers và Briggs đã tiếp thu nghiên cứu của Carl Jung để phát triển bài trắc nghiệm tính cách 4 yếu tố MBTI mà chúng ta đã biết.

Tuy nhiên các mô hình trắc nghiệm trên có chung nhược điểm “nhị nguyên”, hoặc đo lường tính cách con người theo hướng thiên về một trong hai đầu thang đo. Thành ra kết quả ta nhận được là bị “đóng khung” vào một nhóm tính cách nhất định. Trắc nghiệm Lumina đã tìm ra giải pháp cho vấn đề này để xác định được rằng, những tính cách đối nghịch có thể tồn tại trong cùng một cá nhân, và thể hiện ra tùy từng thời điểm khác nhau.

10oct2024241010lumina2jpg
Những tính cách đối nghịch có thể tồn tại trong cùng một cá nhân.

8 Nhóm tính cách đặc trưng của trắc nghiệm Lumina

Tương tự các bài trắc nghiệm trước đây, Lumina cũng phân loại tính cách con người vào 8 nhóm khác nhau, với 3 nét tính cách chính cho từng nhóm. Trong đó, 4 nhóm Cảm hứng, Tư duy phổ quát, Hướng ngoại và Chú trọng kết quả được xếp vào kiểu tính cách “nóng”; 4 nhóm còn lại là Kỷ luật, Thực tế, Hướng nội và Chú trọng con người được xếp vào kiểu tính cách “lạnh”.

10oct2024image8tinhcachjpg

Mỗi nhóm tính cách sẽ có “đối trọng” như sau:

10oct2024image8tinhcachjpg

Khác biệt giữa Lumina và các nghiên cứu tính cách trước đây

Với lý thuyết tính cách của Carl Jung (một trong các công trình đầu tiên nghiên cứu tính cách con người trong tâm lý học cận đại), tính cách con người dường như được “nhị nguyên” hóa. Theo đó, một người chỉ có thể là hướng nội HOẶC hướng ngoại. Trong khi đó trên thực tế, một người hướng nội có thể rất “hướng ngoại” khi gặp được cộng đồng họ thấy phù hợp.

Trắc nghiệm Big Five lại được xây dựng theo thang đo Likert. Điều này có nghĩa một cá nhân sẽ được phân loại theo mức độ cao-thấp của mỗi yếu tố tính cách. Ví dụ kết quả bài test Big Five sẽ cho bạn thấy mình là người có mức độ hướng ngoại cao hay thấp. Cách làm này góp phần giúp giảm bớt yếu tố nhị nguyên, song vẫn bị “đóng khung” tính cách cá nhân vào một bên của thang đo và chưa thể hiện được sự thay đổi tính cách trong từng tình huống khác nhau.

Với Lumina, một cá nhân có 3 “bản thể”: tính cách cơ bản (underlying), tính cách hàng ngày (everyday) và tính cách mở rộng (overextended), thể hiện khác nhau tùy thuộc vào thời gian và tình huống. Cả 3 bản thể này được đo lường ở cả hai thái cực của mỗi nhóm tính cách, từ đó thể hiện được toàn bộ tính cách của bạn.

10oct2024241010lumina3jpg
Một người hướng nội vẫn có thể “hướng ngoại part-time” trong công việc.

Chẳng hạn một người có tính cách cơ bản là hướng nội, nhưng nếu làm công việc sale, họ phải “bật mode” hướng ngoại để dễ dàng nói chuyện với khách. Còn trong cuộc sống hàng ngày, họ có thể không quá cởi mở với tất cả mọi người, nhưng rất hồ hởi khi gặp những ai cùng cộng đồng, chung sở thích với mình.

Nói cách khác, nếu ví mỗi bản thể là một cái mặt nạ, mỗi chúng ta có 3 cái để đeo vào từng thời điểm khác nhau. Song kết quả trắc nghiệm Lumina giống như bức tranh chân dung tổng quát của bạn, nơi cả 3 mặt nạ được khắc họa rõ nét.

Trắc nghiệm Lumina có vai trò thế nào?

Như vậy, trắc nghiệm Lumina giúp chúng ta lý giải sự thay đổi trong tính cách, cũng như vì sao một người có thể tồn tại nhiều thái cực tính cách khác nhau. Một khi nắm được xu hướng thể hiện từng bản thể tính cách của mình trong những tình huống khác nhau, chúng ta sẽ cải thiện trí thông minh cảm xúc, kỹ năng giao tiếp và hợp tác hiệu quả trong công việc lẫn cuộc sống.

Với các tổ chức, đặc biệt với người nắm vai trò quản lý, trắc nghiệm Lumina mang tới bức tranh toàn cảnh về các thành viên trong team. Người quản lý sẽ nhìn ra tương quan về tính cách giữa các thành viên, từ đó nhận thấy ai có thể phối hợp, bù trừ cho nhược điểm của nhau, cũng như phân chia nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên.

10oct2024teamviewjpg
Sự khác biệt về tính cách của một tập thể trong từng tình huống khác nhau. | Nguồn: Lumina Learning

Đặc biệt khi nhìn thấy sự thay đổi về tính cách trong từng tình huống khác nhau, các thành viên trong nhóm sẽ hiểu hơn về đồng đội của mình. Đây là cơ sở giúp họ điều chỉnh cách giao tiếp, đi đến thống nhất trong cách làm việc để phối hợp hiệu quả nhất có thể.

Để tìm hiểu thêm về trắc nghiệm tính cách Lumina, bạn có thể tham gia Lumina Leadership Seminar: Illuminate Yourself vào tháng 11 năm nay. Hội thảo sẽ mang đến cơ hội tìm hiểu về các nguyên tắc lãnh đạo thiết yếu, tập huấn về giao tiếp hiệu quả và giao lưu cùng các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển con người.

Tham dự sự kiện, bạn sẽ có cơ hội làm bài test Lumina cũng như nhận báo cáo phân tích tính cách với mức giá ưu đãi 50% và được giảm 50% khóa đào tạo để được cấp chứng nhận chuyên viên hành nghề Lumina Spark.

4 người tham dự có câu trả lời hay nhất trong phiên hỏi-đáp sẽ được làm bài test và nhận báo cáo miễn phí. Người chiến thắng cuối cùng sẽ được tham gia buổi tư vấn trực tiếp 1:1 cùng diễn giả Cát Thảo Nguyễn.

Thời gian: 14:00 - 17:00, ngày 1/11/2024

Địa điểm: Friendship Tower - 31 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Ngôn ngữ: Tiếng Anh

Mua vé tại: Lumina Leadership Seminar