3 Khái niệm về sức khỏe cột sống trong thời đại số | Vietcetera
Billboard banner
6 giờ trước
Chất Lượng Sống

3 Khái niệm về sức khỏe cột sống trong thời đại số

Cột sống, tưởng như là trụ cột vững chắc của cơ thể, lại đang âm thầm chịu đựng những áp lực vô hình từ lối sống hiện đại.
3 Khái niệm về sức khỏe cột sống trong thời đại số

Nguồn: Anh Thư Ng @nikru____ cho Vietcetera.

1. Sitting disease

Thuật ngữ “sitting disease” được dùng để mô tả tình trạng sức khỏe suy giảm do lối sống ít vận động và ngồi nhiều, một vấn đề ngày càng trở nên phổ biến trong lối sống hiện đại.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, người dành hơn 6 giờ mỗi ngày cho việc ngồi có tỷ lệ tử vong cao hơn 19% so với những người ngồi ít hơn 3 giờ. Ngồi quá nhiều cũng là “kẻ thù thầm lặng” của sức khỏe cột sống, đặc biệt khi bạn có thói quen ngồi không phù hợp.

Dưới đây là 3 thói quen ngồi khiến cột sống của bạn thêm bất ổn:

  • Ngồi lì không nhúc nhích: Khi bạn ngồi hàng giờ mà không đứng lên, cột sống phải chịu áp lực lớn, các cơ và đĩa đệm cũng yếu dần đi. Đó là lý do vì sao sau một ngày ngồi làm việc, lưng bạn nhức mỏi và thiếu linh hoạt.
  • Ngồi đổ người về phía trước: Chúng ta thường có xu hướng đổ người gần màn hình để nhìn rõ hơn, khiến lưng cong và vai căng cứng. Tư thế này vừa gây mỏi, vừa khiến bạn nhanh chóng mất năng lượng.
  • Ngồi vắt chéo chân: Dáng ngồi này có thể thoải mái lúc đầu, nhưng việc vắt chân lâu sẽ gây mất cân bằng, áp lực không đều lên hông và cột sống, dẫn đến đau mỏi dai dẳng ở phần lưng dưới.

Giải pháp nào cho cột sống khỏe mạnh?

alt
Những động tác nhẹ nhàng giúp bạn thả lỏng các cơ, tăng cường lưu thông máu cho cơ thể.
  • Vận động và giãn cơ nhiều nhất có thể: Theo khuyến cáo, mỗi người không nên ngồi liên tục hơn 30 phút. Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các thiết bị như điện thoại, đồng hồ thông minh để nhắc nhở bản thân đứng lên và hoạt động nhẹ nhàng sau mỗi 30 phút, từ đó tăng cường lưu thông máu cho cơ thể.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi: Ngồi thẳng lưng, giữ mắt ngang tầm màn hình và tránh vắt chân để cột sống được thư giãn nhất.
  • Chọn ghế có tựa lưng và điều chỉnh độ cao: Một chiếc ghế phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho phần lưng và duy trì dáng ngồi đúng chuẩn.

2. Text Neck

Hội chứng “Text neck” (hay còn gọi là hội chứng cổ rùa) là một thuật ngữ được bác sĩ Dean Fishman dùng để chỉ hội chứng mất đường cong sinh lý cổ, gây ra các biểu hiện điển hình như khối ụ lồi lên phía sau cổ, vẹo cổ và khòm lưng khiến vai dày lên. Nguyên nhân gây ra hội chứng Text neck có liên quan đến tư thế cúi đầu khi sử dụng điện thoại trong thời gian dài.

Theo Hiệp hội Phẫu thuật Cột sống Hoa Kỳ (NASS), khoảng 70% người trẻ từ 18 đến 34 tuổi đã từng trải qua cảm giác đau cổ và cột sống do thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại.

Một số thói quen thường gặp có thể tăng khả năng mắc hội chứng text neck cũng như ảnh hưởng xấu đến vùng cổ như:

  • Cúi đầu quá lâu khi nhìn điện thoại: Bạn có biết rằng khi cúi đầu 60 độ để nhìn điện thoại, cổ của bạn đang chịu sức nặng tương đương 27 kg? Tư thế này gây căng cứng các cơ ở cổ và làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ .
  • Cầm điện thoại bằng một tay trong thời gian dài: Khi sử dụng điện thoại với một tay, bạn có xu hướng nghiêng người về phía tay cầm, tạo áp lực không đều lên cổ, vai và cột sống. Lâu dần, điều này không chỉ gây căng cơ mà còn dẫn đến lệch cột sống và đau mỏi dai dẳng.
  • Sử dụng điện thoại quá gần mặt: Khi giữ điện thoại quá gần, bạn có xu hướng cúi thấp đầu hơn thay vì đưa tay lên gần mặt, làm tăng áp lực lên cột sống cổ. Nếu duy trì thói quen này, đau cổ mãn tính là điều khó tránh khỏi.
alt
Nguyên nhân gây ra hội chứng Text neck có liên quan đến tư thế cuối đầu khi sử dụng điện thoại trong thời gian dài.

Làm gì để tránh “text neck”?

  • Giữ điện thoại ngang tầm mắt: Điều này giúp giảm áp lực lên cổ và giúp bạn duy trì tư thế thẳng.
  • Sử dụng hai tay khi cầm điện thoại: Điều này giúp giảm căng cơ ở vai và tay, tạo sự thoải mái hơn trong suốt thời gian sử dụng.
  • Xây dựng thói quen giãn cơ định kỳ: Cứ 20 phút một lần, dành ra 30 giây để giãn cơ cổ và vai – sự thay đổi này sẽ tạo nên khác biệt lớn cho cột sống của bạn. Để chăm sóc cơ định kỳ chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, bạn có thể tìm đến các trung tâm trị liệu cơ xương khớp uy tín và chất lượng như Optimal365 Chiropractic.

3. Texting Thumb Syndrome

“Texting Thumb Syndrome” là một trong những hội chứng phổ biến ở giới trẻ hiện đại, dùng để chỉ tình trạng tổn thương gân ngón cái do thói quen sử dụng điện thoại thông minh.

Hội chứng này không chỉ gây đau nhức và viêm gân ở ngón cái mà lâu dần còn ảnh hưởng đến cổ tay và các cơ xương khớp khác như cột sống, khớp cổ, khớp vai, gây ra những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.

Một số thói quen khiến bạn có dễ mắc phải “Texting Thumb Syndrome” như:

  • Thao tác bằng một ngón tay: Việc nhắn tin hay gõ phím chủ yếu bằng ngón cái có thể tạo áp lực lớn lên gân và cơ, gây viêm và đau.
  • Giữ điện thoại ở tư thế không thoải mái: Khi giữ điện thoại quá gần mặt hoặc ở vị trí không thuận lợi, bạn có thể cảm thấy mỏi ngón tay và gây áp lực lên cổ tay.

Làm gì để tránh “text neck”?

alt
Mọi người thường nhắc nhở nhau giãn cơ cho cơ thể, nhưng lại quên chăm sóc cho sức khoẻ cổ tay và ngón tay.
  • Giãn cơ cho ngón tay và cổ tay thường xuyên:

Sau mỗi 20 phút sử dụng điện thoại, hãy dành thời gian giãn cơ cho ngón cái và cổ tay. Các động tác đơn giản như vươn tay, xoay cổ tay có thể giúp tăng cường lưu thông máu và giảm căng thẳng.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bài tập giảm đau cổ tay, hoặc một số động tác yoga đơn giản như Wrist Stretch rất hiệu quả trong việc làm giảm căng thẳng ở tay và cổ tay. Tập trung vào những động tác giúp kéo giãn và tăng cường linh hoạt cho các khớp tay và cổ tay.

  • Thay đổi tư thế cầm điện thoại: Giữ điện thoại ở ngang tầm mắt và sử dụng cả hai tay khi thao tác để giảm bớt áp lực lên ngón cái. Việc này không chỉ cải thiện sự thoải mái mà còn bảo vệ sức khỏe của các khớp.
  • Học cách chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp toàn diện: Bạn có thể theo dõi một số kênh YouTube với nội dung bổ ích, dễ thực hiện để chăm sóc cơ xương khớp tốt hơn như Yoga With Adriene, Dr. Jo