4 Bí quyết cho người mới cầm bút, chứng nhận bởi Editor của Vietcetera | Vietcetera
Billboard banner
Khảo Sát Về Thói Quen Tiêu Thụ Nội DungBắt Đầu
16 Thg 01, 2020
Truyền Thông

4 Bí quyết cho người mới cầm bút, chứng nhận bởi Editor của Vietcetera

Làm thế nào để viết tốt dù không học chuyên ngành viết lách?

4 Bí quyết cho người mới cầm bút, chứng nhận bởi Editor của Vietcetera

4 Bí quyết cho người mới cầm bút, chứng nhận bởi Editor của Vietcetera

Hiện nay, những công việc “bán chữ” như viết content, viết blog, hay sáng tác – phê bình văn học càng được các bạn trẻ ưa chuộng. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu cầm bút, chúng ta thường không tránh khỏi những sai lầm.

Vậy, những sai lầm đó là gì và phải làm như thế nào để khắc phục chúng? Sau đây là những bài học mà tôi, một cây viết, đã vất vả học được trong năm đầu cầm bút.

1. Đừng phí câu chữ

Những người mới cầm bút thường lo lắng về việc bài viết của bản thân có đạt đến độ dài tiêu chuẩn hay chưa, ngay cả trước khi bắt đầu viết. Vì vậy, họ cố gắng viết nhiều chữ hơn và tìm cách viết những câu văn dài.

Sau khi viết xong, họ đọc lại rồi bàng hoàng nhận ra mình đã viết hơn 1000 chữ chỉ xoay quanh một vấn đề thứ yếu nào đó.

Việc lãng phí câu chữ không chỉ dẫn đến sự dài dòng, lê thê mà còn làm cho độc giả của bạn cảm thấy chán nản.

Viết đủ đừng viết thừa sizesmaxwidth 1024px 100vw 1024px
Viết đủ, đừng viết thừa.

Hãy thử so sánh 2 câu dưới đây:

(1) Anh mở cửa, bước qua cửa, bước vào phòng và đóng cửa phòng.
(2) Anh mở cửa và bước vào phòng.

So với câu (1), câu (2) ngắn gọn hơn nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa. Những câu văn ngắn, gãy gọn giúp người viết tránh sự lan man, cũng như tạo cho người đọc không gian để liên tưởng về sự việc.

Để tránh việc lạc lối trong câu chữ, khi viết, bạn phải liên tục đặt câu hỏi, “Liệu phần này có cần thiết không?”

Nếu nó không góp phần xây dựng cho nội dung chính hay tạo ra điểm nhấn cho bài viết, bạn hãy thoải mái bỏ nó đi mà không cần phải quá lo lắng việc làm ảnh hưởng đến sản phẩm của mình.

2. Thử sức với nhiều thể loại, chủ đề để tìm ra thế mạnh của mình

Khi mới cầm bút, người viết thường được khuyến khích rằng chỉ nên viết những chủ đề hay thể loại mà mình có hứng thú hay có hiểu biết tường tận. Sau nhiều tháng trung thành với lời chỉ dẫn trên, tôi nhận ra đây là một lời khuyên hữu ích, tuy nhiên nó vẫn chưa đủ.

Duy trì một chủ đề trong tất cả những sản phẩm ngôn ngữ sẽ làm người viết cảm thấy chán nản. Dần dần, chuyện viết đối với họ sẽ từ niềm vui biến thành gánh nặng.

ldquoViết mạnh dạn biecircn tập thẳng tayrdquo sizesmaxwidth 683px 100vw 683px
“Viết mạnh dạn, chỉnh thẳng tay!”

Nếu bạn mới bắt đầu viết, đừng vội bó mình vào một thể loại hay chủ đề. Hãy thử qua một vài cái trước.

Nhiều nhà văn gạo cội cũng từng thỏa sức “sáng tác loanh quanh” trước khi tìm ra thế mạnh của mình. Ernest Hemingway trước khi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên đã sáng tác rất nhiều thơ và truyện ngắn. Hay Roald Dahl viết về chiến tranh trong một khoảng thời gian dài trước khi đến với truyện thiếu nhi.

3. Đừng chỉ đọc lại một lần sau khi viết

Có thể nói, tự chỉnh sửa qua loa là sai lầm mà phần lớn các tác giả trẻ đều mắc phải. Họ cho rằng kiểm duyệt văn bản chỉ đơn giản là đọc lại văn bản ấy, sau đó sửa lại những lỗi chính tả lặt vặt rồi gửi nó đi.

Thế nhưng, việc kiểm duyệt một sản phẩm ngôn ngữ còn rất nhiều vấn đề cần phải lưu ý như bố cục, logic, lối diễn đạt.

Nhờ bạn begrave chỉnh sửa giuacutep sizesmaxwidth 1024px 100vw 1024px
Nhờ bạn bè chỉnh sửa giúp.

Bạn có thể thực hiện một số cách sau đây để tự kiểm duyệt và chỉnh sửa bài viết của mình

  • Đọc to toàn bộ văn bản thay vì đọc thầm. Đọc to giúp bạn dễ dàng nhận diện được lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp hay lỗi về dấu câu hơn là chỉ lướt qua nó trong đầu. Ngoài ra, nó còn giúp bạn biết được văn bản có mạnh lạc hay chưa để có những thay đổi cho phù hợp.
  • Đọc đi đọc lại văn bản và nhờ người khác chỉnh sửa giúp. Những người này sẽ chỉ ra cho bạn những lỗi mà bạn đã bỏ lỡ trong lúc đọc và đưa ra những nhận xét khách quan hơn về sản phẩm của bạn.

Việc kiểm duyệt và chỉnh sửa nội dung đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Nếu bài viết của bạn không được chỉnh sửa kỹ càng thì bạn liền đứng trước nguy cơ phải viết lại mọi thứ.

Hãy luôn nhớ rằng, phải trải qua những ngày “ê-đít”, người ta mới viết càng chắc tay.

4. Đừng đánh giá thấp năng lực của bản thân

Những tác giả trẻ đều ít nhiều bị so sánh với những người đã có danh tiếng trong giới văn chương. Hậu quả của việc so sánh ấy là họ không còn tin tưởng vào bút lực của mình nữa. Họ cảm thấy mình không đủ giỏi hay bài viết của mình không đạt chất lượng xuất bản và có một số người thậm chí bỏ hẳn việc viết văn.

Thế nhưng, khi bạn đã dám cầm bút và viết, bạn đã bước một bước gần hơn đến với danh xưng ‘writer’.

Bạn chỉ cần nỗ lực, đam mê và kiên nhẫn hơn trong quá trình viết thì việc thành công trên con đường ‘bán chữ’ chỉ còn là vấn đề của thời gian – hoặc ít nhất, đó là những gì trải nghiệm dạy tôi.

Mong là những bài học trên sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian và tiến bộ nhanh nhất có thể!

Bài viết được thực hiện bởi Thu Nguyen.

Xem thêm:
[Bài viết] Bí quyết chống “ngây thơ” khi đi thực tập
[Bài viết] 5 Tips thuyết trình từ hai cựu thí sinh Shark Tank