Những mặt hàng khiến ta hối hận khi mua
Trong một cuộc khảo sát dành cho Ậm Ừ Talk với hơn 600 độc giả đã phần nào khắc hoạ bức tranh về việc tiêu dùng ngày nay. Trong đó, danh sách 5 món hàng khiến bạn tiếc nuối khi mua cũng chẳng mấy xa lạ: quần áo giày dép (44,22%), đồ công nghệ (14,45%), mỹ phẩm (14,45%), sách, văn phòng phẩm (7,51%), đồ gia dụng (7,51%).
Qua cuộc khảo sát này, nhiều độc giả cũng cho biết những lý do khiến họ mua xong lại hối hận. Trong đó, phần lớn người khảo sát cho biết nguyên nhân đến từ việc họ không biết cách quản lý tài chính, kế hoạch chi tiêu không hợp lý.
Một lý do thường gặp khác là tâm lý FOMO, chúng ta không thể chần chừ trước giá sale quá hấp dẫn. Số khác cho biết họ gặp vấn đề trong cuộc sống, và lao vào mua hàng vì nó giúp xoa dịu tâm trạng, giải tỏa căng thẳng.
Việc mua sắm ngày càng dễ dàng khiến không ít lần ta mua phải những thứ chẳng bao giờ dùng đến. Để hạn chế hoàn toàn việc này không dễ dàng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một số cách để giải quyết những thứ đã mua và chuẩn bị một tinh thần vững vàng hơn trong những lần mua sắm kế tiếp.
Dưới đây là một số tips để bạn ít hối hận hơn khi mua sắm.
1. Hãy xác định phong cách sống cụ thể
Khi mua sắm, chúng ta hình dung ra bản thân trong tương lai. Tuy nhiên, nếu bạn không rõ tương lai mình theo phong cách thời trang gì, làm đẹp ra sao, ăn uống thế nào thì tương lai có nghĩa là… mọi thứ. Đó là lý do tại sao ta thường mua những thứ linh tinh rồi không dùng đến.
Vậy nên, hãy chọn ra một phong cách sống cụ thể trước khi bạn bắt tay vào mua sắm. Ví dụ, bạn theo lối sống tối giản và kiên định với ngôi nhà ít đồ đạc thì sẽ luôn cân nhắc thật kỹ trước khi mua đồ gia dụng mới.
Khi xây dựng bản thân theo một lối sống, bạn sẽ có một chiếc neo trong tâm tưởng để từ đó đưa qua quyết định chính xác về thứ mình cần phải bỏ tiền đầu tư.
2. Đặt câu hỏi về “bất lợi” của món hàng sắp mua
Một nghiên cứu cho thấy có bốn câu hỏi thúc đẩy sự chấp nhận của một người đối với một thiết bị công nghệ mới: Kỳ vọng về hiệu suất - chúng có mang lại lợi ích thực sự cho tôi không? Thiết bị này có đủ dễ sử dụng hay không? Nhiều người đã dùng và có phải tôi cũng nên dùng chúng? Khi tôi cần hỗ trợ thì có ai đó giải quyết vấn đề không?
Với những câu hỏi này, bạn có thể giảm việc mua lầm những món đồ công nghệ không cần thiết và kém chất lượng. Bạn cũng có thể ứng dụng 4 câu hỏi trên để phát hiện ra điểm “bất lợi” của một sản phẩm trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Đừng vì những lợi ích hoa mỹ mà mang về những thiết bị không thể thay pin, những bộ quần áo không cho đổi size, những set tự nhuộm tóc giá rất rẻ nhưng cách làm lại khó nhằn,...
3. Tập quan sát giá cả
Có rất nhiều chiếc bẫy mà các thương hiệu giăng ra để bạn phải chi tiền. Trong đó chiêu Flash Sale sẽ đánh vào tâm lý FOMO của khách hàng. Tuy nhiên, deal chớp nhoáng chưa chắc có giá tốt nhất, sale ngày đẹp chưa hẳn giá “đẹp”.
Rất nhiều kì giảm giá cuối năm nhưng giá lại không tốt bằng những dịp giữa năm. Và chênh lệch giá giữa các sàn TMĐT, kênh phân phối cũng khác nhau.
Thông thường, các sàn TMĐT có những quy định về giá khuyến mãi cao nhất và số lần được chạy chương trình đó. Ví dụ một số sàn có giới hạn khuyến mãi là 50% (quy định hiện tại là không KM trên 50%) và chỉ được chạy chương trình này 1 lần trong năm. Tùy vào kế hoạch kinh doanh, các đợt giảm giá sâu sẽ được các thương hiệu phân chia theo thời gian riêng biệt.
Vì vậy, bạn nên tâm niệm là thứ bạn đang chờ đợi, tranh giành có thể không phải là mức giá tốt nhất (lần này) và cân nhắc lại trước khi thanh toán.
Còn khi nào giá tốt nhất sẽ không có câu trả lời cụ thể. Thay vào đó, bạn nên nghĩ rằng một sản phẩm có giá tốt là khi chúng ta thật sự cần chúng mà giá lại đang giảm. Còn khi bạn mua một món hàng không cần tới với giá rẻ nhất cũng chẳng ý nghĩa gì.
4. Lập kế hoạch tẩu tán hàng không dùng đến
Dù tinh thần vững đến đâu, bạn cũng sẽ mang về những món hàng không cần thiết. Để giảm cảm giác hối hận, hãy bán lại những thứ đã trót mua. Bạn hoàn toàn có thể bán lại từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm, sách vở…
Bạn chỉ cần tìm kiếm các group thanh lý trên Facebook, Instagram, Chợ Tốt, những nơi chuyên bán đồ second-hand và ký gửi hàng hóa ở những nơi này.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự đặt quy định mua sắm cho bản thân. Chẳng hạn, bạn quyết tâm bán được một món cũ trước khi rinh đồ mới về. Điều này không chỉ kích thích khả năng kinh doanh mà còn giúp xoay dòng tiền để mua sắm không cảm thấy tiếc.
5. Chọn nơi bán luôn có giá tốt
Những mặt hàng như quần áo, mỹ phẩm, đồ công nghệ,… luôn là "hot item" trên các sàn mỗi dịp sales. Quá nhiều lựa chọn dễ khiến chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm trong mua sắm. Thay vì phải đợi đến mùa sale để mua trong gấp rút, bạn nên bắt đầu tìm hiểu những nơi mà giá luôn tốt quanh năm.
Một lời khuyên dành cho bạn là hãy thử mở rộng vòng tìm kiếm sản phẩm sang những nơi bán khác. Thực tế, một số nơi như Chợ Tốt, bạn có thể tìm thấy nhiều mặt hàng với giá rất phải chăng ngay cả khi không phải mùa sale.
Có một số lợi thế khi bạn mua trên những nơi giá tốt quanh năm như Chợ Tốt. Đầu tiên là mua sắm với tâm thế thoải mái để có thể thận trọng hơn khi chi tiền. Kế đến vì hình thức đa phần là C2C - kinh doanh trực tiếp giữa khách hàng với nhau nên nhiều sản phẩm không gồng gánh thêm các chi phí khác nên được giá tốt hơn.
Đây còn là nơi tuyệt vời để bạn có thể tìm kiếm những món hàng độc lạ về đồ nội thất, gia dụng hay thậm chí là cả mua bán nhà đất, xe máy…
Chợ Tốt là nền tảng recommerce hàng đầu Việt Nam, trực thuộc tập đoàn công nghệ kỳ lân Carousell. Bằng việc mang đến nền tảng mua bán dễ dàng, tiện lợi, Chợ Tốt cùng Carousell thúc đẩy mua bán, trao đổi hàng hóa đã qua sử dụng, giảm thiểu sự tiêu dùng quá mức, và hướng đến lối sống bền vững cho Việt Nam nói riêng và cho khu vực Đông Nam Á nói chung.