Bích Thủy: "Vẽ tranh phải 'đánh đố' một chút" | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Bích Thủy: "Vẽ tranh phải 'đánh đố' một chút"

Các tác phẩm của Thủy có thể hoặc rất trầm lặng, trừu tượng, hoặc phủ đầy những gam màu rực rỡ. 
Bích Thủy: "Vẽ tranh phải 'đánh đố' một chút"

Nguồn: Bích Thủy

Bích Thủy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Hiện Thủy đang theo học chuyên ngành Minh Hoạ tại Savannah College and Design ở thành phố Savannah, Mỹ.

Trong những bức vẽ, Thủy thường bị cuốn hút bởi những bảng màu đa dạng, tươi tắn nhưng mang âm hưởng retro của thập kỷ 80, 90. Không cần bó buộc bản thân vào bất kỳ phong cách cụ thể nào, Thủy thích sáng tạo với tiêu chí “cứ vui là được”, nhưng vui thì cũng cần đánh đố chút chút.

Các tác phẩm của Thủy có thể hoặc rất trầm lặng, trừu tượng, phảng phất u buồn, hoặc phủ đầy những gam màu rực rỡ.

Chacircn dung Biacutech Thủy
Chân dung Bích Thủy

Thủy hiểu không được đánh giá cuốn sách qua trang bìa, nhưng bạn lại làm điều ngược lại khi đi mua sách: nhìn bìa chọn sách, chọn mặt gửi vàng.

Giống như cách Thủy bị cuốn hút bởi một trang bìa đẹp, Thủy muốn tranh của mình có thể khơi dậy trí tò mò của người nhìn, khiến họ phải thốt ra “ủa gì đây?" và mong muốn khám phá nhiều hơn về nội dung mà bức tranh đó minh hoạ.

1. Nếu được giữ lại một màu duy nhất để vẽ, đó sẽ là màu gì?

Mình sẽ giữ lại xanh dương. Thực ra cả trong tranh và cuộc sống thường nhật thì đó là màu mà mình ít sử dụng nhất.

Thường mình chuộng dùng tông vàng-cam-xanh lá hơn, nhưng khi vẽ hình đơn sắc thì lại luôn chọn xanh dương. Có lẽ do với mình, xanh dương là gam màu có nhiều giá trị biểu cảm khi đứng đơn độc.

ldquo7 loại cocirc đơnquot Minh hoạ cho Vietcetera
“7 loại cô đơn" - Minh hoạ cho Vietcetera

2. Bạn có đặt áp lực tác phẩm sau phải đẹp hơn tác phẩm trước?

Nhiều là đằng khác. Tuy rằng tôn chí của mình dành cho những tác phẩm cá nhân là “cứ vui là được,” trong quá trình làm việc mình lại hay có rất nhiều áp lực và kỳ vọng về việc bức tranh khi hoàn thiện sẽ trông ra sao. Thói quen của mình là bắt đầu nhiều tranh cùng 1 lúc, và cứ vài ngày hay vài tuần, mình quay lại với một bức đang vẽ dở và xoá đi gần hết.

ldquoAacutep lực bị thiecircn vị trong gia đigravenhquot Minh hoạ cho Vietcetera
“Áp lực bị thiên vị trong gia đình" - Minh hoạ cho Vietcetera

3. Nếu được một ca sĩ nổi tiếng đứng cạnh hát lúc đang vẽ, đó sẽ là ai?

Lúc làm việc và vẽ mình hay nghe nhạc không lời của Yuki Hayashi hoặc OST của Ghibli, vậy nên thay vì ca sĩ nổi tiếng thì mình muốn nghe cả dàn nhạc giao hưởng bên cạnh luôn.

ldquoĐọc saacutechquot caacute nhacircn
“Đọc sách" - cá nhân

4. Có bao giờ bản hoàn thiện lại khác xa so với phác thảo ban đầu không?

Gần như là luôn luôn đối với tranh cá nhân. Phác thảo của mình thường rất ẩu, chỉ để xác định một số nội dung chính, còn bố cục và tinh thần tranh thì tự phát triển và hoàn thiện trong quá trình vẽ. Khi làm việc thì mình luôn cố gắng hết sức để kiểm soát sức mạnh siêu nhiên tự phát này.

Sau mỗi thay đổi mình sẽ thấy yêu tác phẩm hơn một chút. Nhưng tình chỉ đẹp khi tác phẩm còn dang dở thôi, chứ khi đã hoàn thiện rồi thì mình chỉ yêu được 1-2 ngày là cùng, sau đó lại bới lông tìm vết. Phát hiện bao nhiêu cái sai là vứt xó trong máy tính không nhìn lại.

ldquoWork from homequot caacute nhacircn
“Work from home" - cá nhân

5. Bị nhốt trong ngục tối và phải vẽ trong một không gian ẩm thấp, bạn sẽ làm gì để giữ cảm hứng sáng tạo?

Nếu phải ở trong ngục tối, không có gì ngoài việc vẽ thì mình nghĩ bản thân có khi lại năng suất hơn ấy chứ. Tại thường khi vẽ mình hay bị phân tâm, hở tý là sa đà vào vô số những thú vui cỏn con khác. Vậy nên mình nghĩ, khi ở trong ngục tối, nơi chẳng có gì ngoài thế giới tưởng tượng trong đầu, thì tội gì mà không vẽ thế giới ấy ra nhỉ?

ldquoUntitledrdquo caacute nhacircn
“Untitled” - cá nhân

6. Nếu vẽ lại một trong những giai đoạn cột mốc trong cuộc đời, đó sẽ là giai đoạn nào?

Mình nghĩ là thời điểm hiện tại, khi mình mới bắt đầu rón rén gọi bản thân là “hoạ sĩ”, chứ trước thì chẳng dám tự gắn lên cái danh này. 2021 với mình là một cột mốc quan trọng, đó là khi mình bắt đầu tập trung hoàn toàn vào việc vẽ và đồng thời, tác phẩm của mình cũng được mọi người đón nhận.

ldquoChịu traacutech nhiệm cho lời bạn noacuteiquot Vietcetera
“Chịu trách nhiệm cho lời bạn nói" - Vietcetera

7. Một tác phẩm khiến người khác bất ngờ về bạn nhất?

Có lẽ là bức mình vẽ cho dự án Hí Hoáy. Mọi người xung quanh đều ngạc nhiên khi nhìn thấy tranh mình được in ra nào là lịch, là postcard, lì xì. Vừa có hình trên mạng là gia đình đã lập tức nhắn tin kêu mình gửi một bộ về nhà ngay.

ldquoThaacuteng 11 cho Hiacute Hoaacuteyquot Vietcetera
“Tháng 11 cho Hí Hoáy" - Vietcetera

8. Sau này ngắm lại tranh mình từng vẽ, bạn có bất ngờ khi nhận ra nó có 1 tầng nghĩa khác?

Mình mong là có, vì nếu thế có nghĩa là mình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ! Cá nhân mình thích dùng hình ảnh có nhiều tầng nghĩa. Thế nên những bài minh hoạ cho Vietcetera thường khiến mình đau hết cả đầu, vì phải vắt óc nghĩ ra hình ảnh ẩn dụ, trừu tượng vừa đủ để người xem hào hứng với việc giải mã chúng.

ldquoCoping Mechanismrdquo Minh hoạ cho Vietcetera
“Coping Mechanism” - Minh hoạ cho Vietcetera

9. Bạn có quan trọng việc tranh của mình phải mang một ý nghĩa nhất định hay không?

Không hề, mình còn thấy mỗi người có một ý kiến và cảm nhận riêng mới giúp tạo nên những đoạn hội thoại hai chiều thú vị. Nếu mình có đem bản thân đặt vào tranh thì mình sẽ vui hơn khi người nhìn không thấy mình, mà thấy bản thân họ trong đó.

ldquoGen Z Truyềnquot Vietcetera
“Gen Z Truyền" - Vietcetera

10. Nếu có khả năng truyền sự sống vào đồ vật, bạn muốn bức tranh nào thức giấc và nói chuyện với mình?

Nhân vật đại diện của mình là một quả táo bị sâu ăn. Dần dà thì sâu và quả táo hợp thành một sinh vật đặc biệt, không còn là hai cá thể riêng rẽ, diệt trừ nhau nữa. Mình nghĩ nếu nhân vật này của mình mà có thể sống dậy và chuyển động thì chắc sẽ buồn cười lắm.

ldquoLogo caacute nhacircnquot
“Logo cá nhân"

Instagram