1. Social butterfly là gì?
Social butterfly /ˈsəʊ.ʃəl ˈbʌt.ə.flaɪ/ (danh từ) là bươm bướm xã hội, chỉ kiểu người quen biết rộng, hay "bay" từ nhóm bạn này tới nhóm bạn khác.
Trái với social butterfly, homebody chỉ người thích dành thời gian ở trong nhà.
2. Nguồn gốc của social butterfly?
Vào năm 1735, từ butterfly không-phải-nghĩa-đen lần đầu xuất hiện trong bài thơ của một tác giả người Mỹ. Thời này, trói tội nhân lên bánh xe, dùng roi đánh đến khi gãy hết các xương khớp và bỏ mặc họ đến chết là một trong những cách tra tấn nổi tiếng. Trong bài thơ, câu hỏi “Ai đã bẻ gãy cánh bướm trên bánh xe?” được đặt ra với ý châm biếm tập tục dã man này.
Social butterfly xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1837 trên tờ American Quarterly, trong đó, tác giả dùng social butterfly với ý chế nhạo những người chuyên đi vùi dập người khác.
Theo thời gian, với hình ảnh vô hại của việc chú bướm bay khắp nơi này đến nơi kia, social butterfly dần được dùng để nói về người hòa đồng, thân thiện.
3. Vì sao social butterfly trở nên phổ biến?
Năm 2008, Kim Herold - một ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Phần Lan-Thụy Điển - cho ra mắt bài hát mang tên Social Butterfly. Bài hát kể về sự cô đơn của một kẻ luôn là ‘bạn của mọi nhà’. Music video của Social Butterfly có gần 1,000,000 lượt xem trên Youtube.
Tháng 10 năm nay, từ social butterfly tăng vọt trên thanh tìm kiếm tại Việt Nam nhờ một bài viết nói về social butterfly trên fanpage dành cho Park Jimin - một thành viên của nhóm nhạc BTS. Các fan định nghĩa anh là một social butterfly vì có khả năng trò chuyện vui vẻ với tất cả nhân viên, và được nhiều người yêu quý.
Trong tháp nhu cầu Maslow, mong muốn được thuộc về một cộng đồng nào đó là một phần không thể thiếu của con người. Ở xã hội nguyên thuỷ, loài người sống theo bầy đàn để chống lại kẻ thù, thú dữ và để duy trì nòi giống. Sự dựa dẫm vào nhau này, theo thời gian, khiến não ta in đậm nhu cầu thuộc về đám đông.
Social butterfly không phải là năng khiếu bẩm sinh, mà là một kỹ năng xã hội. Bạn hoàn toàn có thể học cách trở thành ‘chú bướm xã hội’. Một trong những “thánh” social butterfly là Thư Xính Lao trong Về nhà đi con, một cô gái ham vui, quen biết hết người này đến người khác. Nhờ khả năng đoán ý người khác và dễ hòa nhập, cô không gặp khó khăn trong việc khiến nhiều người xung quanh yêu thích.
4. Dùng từ social butterfly như nào?
Tiếng Anh
A: Why do I see you have many acquaintances wherever you come?
B: Oh, I’m a social butterfly .
Tiếng Việt
A: Sao đi đâu tao cũng thấy mày có người quen vậy?
B: Ồ, tao là 'bươm bướm xã hội' mà.