Chia sẻ từ Bold Creative Training Lab: Bài học về óc sáng tạo và tư duy phản biện trong ngành quảng cáo | Vietcetera
Billboard banner
04 Thg 01, 2021
Sáng TạoTruyền Thông

Chia sẻ từ Bold Creative Training Lab: Bài học về óc sáng tạo và tư duy phản biện trong ngành quảng cáo

Học làm quảng cáo là phải học cách tư duy theo hướng "nghệ thuật và khoa học" chứ không phải "nghệ thuật mới là khoa học".

Chia sẻ từ Bold Creative Training Lab: Bài học về óc sáng tạo và tư duy phản biện trong ngành quảng cáo

Từ trái qua phải: Vũ Nguyễn, Bưởi (Bình Phan), Quyền Châu.| Nguồn: Cơ Nguyễn cho Vietcetera

Người ta thường giả định rằng mỗi người sẽ phù hợp với một vị trí trong xã hội. Người thiên về não phải, sẽ làm môi trường sáng tạo, phá cách và hướng mỹ. Họ thường chọn cho mình những công việc như: thiết kế, ca sĩ, diễn viên, stylist,...

Còn người thiên về não trái sẽ làm những công việc đòi hỏi tư duy về con số, dữ liệu và máy móc. Chúng ta thường gặp họ ở những ngành nghề như: kỹ sư, lập trình viên, kế toán,...

alt
Người thiên về não trái sẽ làm những công việc đòi hỏi tư duy về con số, dữ liệu và máy móc.| Nguồn: Unsplash

Nhưng đấy là một nhận định đã bám rễ từ lâu trong xã hội. Nhiều người vẫn nhận thấy họ có thể tỏa sáng ở cả 2 mặt và tùy chọn phát triển theo công việc và đam mê. 

Trên thực tế, nhiều ngành nghề cần người có khả năng tư duy theo cả 2 cách trên. Quảng cáo là một ngành như thế. 

Một chiến dịch quảng cáo "viral" phải thỏa sự bứt phá trong sáng tạo và khả năng dự đoán chính xác xu hướng thị trường.

Hai hệ tư duy làm nên một chiến dịch quảng cáo viral nguồn bold creative training lab
Hai hệ tư duy làm nên một chiến dịch quảng cáo "viral"| Nguồn: Bold Creative Training Lab

Việc tư duy theo hai hướng tiếp cận tốn rất nhiều thời gian. Và đây là ngành công nghiệp đòi hỏi tốc độ và khả năng đa nhiệm để “cân” nhiều thương hiệu cùng lúc. Vì thế, các agency quảng cáo cần phân hóa chuyên môn ra hai bộ phận “Creative” và “Planning” để đảm bảo chất lượng dự án.

Lúc này, hai phạm trù creative thinking (tư duy sáng tạo) và critical thinking (tư duy phản biện) đã ở hai “chiến tuyến” với hai tiếng nói khác nhau. 

Vũ Nguyễn Bưởi và Quyền Châu nói về vai trò của đội ngũ sáng tạo và planning trong agency Nguồn Cơ Nguyễn cho Vietcetera
Vũ Nguyễn, Bưởi và Quyền Châu nói về vai trò của đội ngũ sáng tạo và planning trong agency| Nguồn: Cơ Nguyễn cho Vietcetera

Vietcetera đã có cơ hội trò chuyện với Bưởi (Bình Phan) - Founder của Bold Creative Training Lab, Vũ Nguyễn - Head of Strategic Planning tại Ogilvy Consulting, Quyền Châu - Founder của The Secret A, cũng là người đứng sau quảng cáo của Điện Máy Xanh, về vai trò của hai kiểu tư duy, cũng như hai bộ phận ấy trong thế giới agency. 

Vũ có thể cho biết vai trò của bộ phận Planning trong một agency được không?

Bộ phận planning là bộ phận...không dám nói là quan trọng nhất. Nhưng mà nói chung mình rất là khắt khe trong việc đưa ra định hướng cho đội ngũ sáng tạo, và cho khách hàng. 

Nói nôm na thì planning là cây cầu giữa khách hàng và đội ngũ sáng tạo. Tức là mình phải hiểu khách hàng họ đang gặp vấn đề gì và đang muốn hướng đến mục tiêu gì. Sau đó, mình phải tìm ra những cơ hội cho thương hiệu để có thể giải quyết được nhức nhói đó. 

alt
Bộ phận planning là bộ phận...không dám nói là quan trọng nhất. Nhưng mà nói chung mình rất là khắt khe trong việc đưa ra định hướng cho đội ngũ sáng tạo, và cho khách hàng. | Nguồn: Unsplash
Thì đó, vai trò của planning là sẽ tìm ra câu trả lời, hướng đi và chiến lược. Sau khi mình có chiến lược đó rồi thì mình mới làm việc với đội ngũ sáng tạo để làm sao hiện thực hóa chiến lược đó qua những kênh truyền thông. 

Nhưng mà mình phải chắc chắn là work của bộ phận sáng tạo đưa ra cũng phải giải quyết đúng đề bài mà khách hàng đưa ra ban đầu. Vậy nên có thể nói là một cây cầu nối giữa khách hàng và đội ngũ sáng tạo

Đó là với bên khách hàng. Còn đội ngũ sáng tạo và planning, Quyền có thể chia sẻ tương tác giữa hai bên sẽ thế nào không?

Cùng một vấn đề đó nhưng chắc chắn sẽ có rất nhiều giải pháp. Đặc biệt làm quảng cáo là "nghệ thuật khoa học", chứ không phải "nghệ thuật mới là khoa học". 

Điều quan trọng là mình xem hướng giải quyết nào mới lạ. Nếu mình đưa ra giải pháp không thoát khỏi những “lối mòn” hay không đúng với thương hiệu, thì sẽ rất là khó để nổi bật, người tiêu dùng cũng khó đón nhận. 

alt
Nếu mình đưa ra giải pháp không thoát khỏi những “lối mòn” hay không đúng với thương hiệu, thì sẽ rất là khó để nổi bật, người tiêu dùng cũng khó đón nhận.| Nguồn: Unsplash

Mình phải có những góc nhìn mở ra những cơ hội mới. Mình cũng cần nhìn từ phía người tiêu dùng, để nhận diện những sự ngầm hiểu, những nỗi niềm trước giờ chưa có thương hiệu nào đã từng nói tới. 

Tương tự như vậy, mình phải coi là đối thủ đã làm gì rồi và mình có thể tìm hướng khác. Xuyên suốt quá trình đó, mình sẽ tổng hợp tất cả những giải pháp mình đưa ra được, rồi "chốt" một phương án cuối cùng.

Với nhiều năm trong ngành, anh nhận thấy những điều này có dễ tiếp thu bởi những bạn mới vào ngành không?

Hiện nay các bạn mới ra trường, dù có thực tập không, khi vào ngay agency các bạn sẽ bị cuốn vào một guồng xoay khắc nghiệt. 

Các bạn sẽ được giao cái này làm, cùng lúc cái kia với một deadline rất gấp, thì các bạn sẽ phải nghĩ ngay cách xoay xở để hoàn thành task đó trước hạn chót.

alt
Hiện nay các bạn mà thực tập trước, rồi ra trường, thì vào agency các bạn sẽ bị cuốn vào guồng xoay khắc nghiệt của agency.| Nguồn: Unsplash

Thiết kế logo thì làm cái logo nhanh, tương tự với thiết kế một poster, một cái tờ rơi, một brochure hay là thiết kế một KV. Nhưng mà bạn không có hiểu được nguyên một quy trình. Bởi vì không có ai có thời gian mà ngồi nói nghĩa hết. 

Còn các bạn có một người senior hơn để dẫn dắt thì những họ chỉ có thể học một cách manh mún. Chủ yếu là học qua quan sát các thao tác của người senior. Như vậy, nó không kết nối lại thành một quy trình hay công thức hoàn chỉnh. 

Vậy với việc thành lập Bold Creative Training Lab, anh Bưởi sẽ có phương pháp gì để giúp các bạn mới vào ngành có một nền tảng vững chắc hơn?

Anh nhận thấy trường công, trường tư cho đến các trung tâm, họ lại dạy rất là nhiều những cái căn bản. Nhưng không có ai dạy bạn là copywriter phải làm gì, writer phải làm gì, cụ thể là bắt đầu từ đâu, những bước để hoàn tất. 

Thì bạn làm sáng tạo, mình sẽ dạy cho bạn cách làm sáng tạo, nhưng mà cũng giúp bạn về mặt tư duy phản biện, tức để trả lời cho những câu hỏi "tại sao."

Nguồn Cơ Nguyễn cho Vietcetera
Nguồn: Cơ Nguyễn cho Vietcetera
Tại sao mình chọn màu này? Tại sao lại cần font chữ nọ? Bố cục mình sắp xếp thế nào? Phải có một lập luận phản biện để đi đến lựa chọn ấy.

Từ đó Bold ra đời để giúp các bạn mới ra trường không bỡ ngỡ đi vào agency. Bạn hiểu được một cái quy trình làm việc của 1 TVC, của một cái chiến dịch ra mắt một sản phẩm, quy trình xây dựng thương hiệu, vai trò của Giám đốc Nghệ thuật (Art Director), cách hiểu "brief" từ khách hàng.

Điều gì là quan trọng, cần phải đánh trên phương diện của đối thủ và người tiêu dùng; Đâu là thử thách mà thị trường đang đối diện. Tất cả những cái đó là định hướng mà anh Vũ chuyên dạy các bạn cách phân tích chọn lọc, để vạch ra hướng tiếp cận.

Từ đó bộ phận sáng tạo là Quyền sẽ giúp dạy về thông điệp bao quát (big idea), chạy big idea như thế nào dựa vào định hướng của đội planning.

alt
Tới bây giờ Bold có 5 lớp focus đúng về những gì thị trường đang bỏ ngõ, tức là thị trường thiếu một cái quy trình khá là bài bản, cơ bản cho một người bạn làm agency| Nguồn: Unsplash

How to make a creative IMC (Integrated Marketing Communication) proposal: Học và hiểu chiến lược để làm creative gồm concept và idea, sự lan tỏa Idea ra sao cho một chiến dịch truyền thông tích hợp và sự thay đổi của IMC khi mạng xã hội ra đời.Hiện tại, Bold Creative Training Lab có 5 lớp học:

  1. How to develop a brand identity: Học về các hình mẫu của thương hiệu, từ đó xây dựng cấu trúc, sứ mệnh, tầm nhìn, hình ảnh và câu chuyện cho một thương hiệu. 
  2. How to be an art director: Những điều cần biết và chuẩn bị để trở thành một Giám đốc Nghệ thuật
  3. How to master CCBC (Client Brief – Creative Brief – Big Idea – Cross Channel): Học về quy trình cơ bản làm việc từ lúc nhận được yêu cầu sáng tạo, cho tới hoạch định đường hướng sáng tạo để cho ra đời ý tưởng lớn, cuối cùng là triển khai ý tưởng trên các kênh truyền thông.
  4. How to be a copywriter: Những yếu tố cần thiết để làm một người sáng tạo nội dung chuyên cho ngành quảng cáo.

Một sự chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp những bạn sắp bước chân vào ngành quảng cáo tự tin hơn, mà còn trang bị cho họ một nền tảng vững chắc để tiến xa hơn trong ngành công nghiệp khốc liệt này.