Cái giá của sự nam tính | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpLET’s GO

Cái giá của sự nam tính

Mặc dù quan niệm về sự nam tính ở mỗi vùng miền và văn hoá có một số khác biệt, nhưng nhìn chung đều yêu cầu nam giới phải cứng cỏi, phô trương sức mạnh và nắm quyền kiểm soát. Quan niệm về sự nam tính này không chỉ có hại cho nam giới, mà còn cho xã hội.

Cái giá của sự nam tính

Cái giá của sự nam tính

Thuở bé, tôi hay được dạy là “đàn ông con trai thì không được khóc nhè”. Mà tính tôi thì lại nhạy cảm và hay khóc, nên thành ra tôi hay “khóc lén” khi không có ai ở bên cạnh. Lớn lên, tôi vẫn thường được nghe những câu nói như vậy từ những người xung quanh mình: đàn ông thì không được khóc, phải mạnh mẽ, phải là trụ cột cho gia đình.

Tuy vẫn chưa nhận thức được nhưng sâu thẳm bên trong, tôi cảm thấy những điều trên rất có vấn đề. Mãi cho tới khi lên đại học, được tiếp cận với những luồng kiến thức mới, tôi mới biết được lý do vì sao.

Áp lực từ xã hội về sự nam tính không chỉ có hại cho nam giới mà còn cho xã hội

Các nghiên cứu về giới tính cho thấy, tuy một số khác biệt giữa nam và nữ là điều sinh ra đã có, nhưng một số khác lại đến từ sự áp đặt và ảnh hưởng của gia đình, trường lớp, tôn giáo và xã hội. Mặc dù quan niệm về sự nam tính ở mỗi vùng miền và văn hoá không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung đều yêu cầu nam giới phải cứng cỏi, phô trương sức mạnh và nắm quyền kiểm soát.

Theo thống kê của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về phòng chống Ma túy và Tội phạm, 78.7% nạn nhân và 96% thủ phạm trong các vụ giết người là nam giới. Một trong số các nguyên nhân là vì những áp đặt về sự nam tính đã vô tình khuyến khích nam giới phát triển khía cạnh bạo lực.

Nam giới thường khocircng được khuyến khiacutech nhiều trong việc bagravey tỏ cảm xuacutec vagrave tigravenh cảm của migravenh khiến họ coacute xu hướng tigravem đến những caacutech giải toả khocircng lagravenh mạnh sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Nam giới thường không được khuyến khích nhiều trong việc bày tỏ cảm xúc và tình cảm của mình, khiến họ có xu hướng tìm đến những cách giải toả không lành mạnh.

Ngoài ra, mặc dù nữ giới thường có suy nghĩ về tự sát nhiều hơn nam giới, tỷ lệ tự tử ở nam giới lại cao hơn gấp 3 lần. Nam giới thường ít tìm kiếm sự giúp đỡ khi có vấn đề về sức khỏe tâm lý, chẳng hạn như rối loạn lo âu và trầm cảm, vì sợ bị đánh giá là yếu đuối. Các dấu hiệu nhận biết ở họ cũng không rõ ràng do họ không được khuyến khích nhiều trong việc bày tỏ cảm xúc và tình cảm của mình.

Khi những cảm xúc của bản thân bị kìm nén, họ lại có xu hướng tìm đến những cách giải tỏa không lành mạnh như lạm dụng rượu bia và chất kích thích. Điều này một phần giải thích vì sao nam giới có khả năng nghiện rượu bia gấp 2 lần và nghiện ma túy gấp 3 lần so với nữ giới.

Ngay cả trong đời sống thường ngày ở Việt Nam, chúng ta cũng có thể bắt gặp rất nhiều khuôn mẫu không lành mạnh được đặt ra cho nam giới. Quan niệm “nam vô tửu như cờ vô phong” trong xã hội cũng khiến cho số lượng nam giới sử dụng rượu bia tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động, gây ra nhiều tác hại về sức khoẻ cá nhân, hoặc kinh tế – xã hội. Chẳng hạn, 40% số vụ tai nạn giao thông xảy ra liên quan đến rượu bia, mà đa phần người gây ra là nam.

Ai cũng có quyền được bày tỏ cảm xúc, bất kể thuộc giới nào

Tôi cho rằng, việc thành thật với cảm xúc của mình là một cách lành mạnh để thể hiện rằng bản thân đang cần sự giúp đỡ của người khác, bất kể bạn thuộc giới nào. Điều này là hoàn toàn bình thường, thậm chí còn tốt hơn nhiều so với việc phải cố tỏ ra mạnh mẽ, hay tệ hơn là che giấu cảm xúc bằng sự giận giữ, bạo lực hay lạm dụng chất kích thích.

Bigravenh thường hoaacute việc bagravey tỏ cảm xuacutec ở nam giới khocircng chỉ coacute lợi cho họ magrave cograven cho xatilde hội sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Bình thường hoá việc bày tỏ cảm xúc ở nam giới không chỉ có lợi cho họ mà còn cho xã hội.

Thế nên, việc bày tỏ cảm xúc, hay “yếu đuối” như cách nói thường thấy, không nên bị gán mác là “đồ đàn bà” như nhiều người vẫn thường nói. Bình thường hóa điều này sẽ có lợi không chỉ cho riêng nam giới mà còn cho xã hội nói chung. Emma Watson đã đề cập trong bài phát biểu tại một sự kiện về bình đẳng giới của Liên Hiệp Quốc năm 2014:

“Chúng ta ít khi nói về việc nam giới bị kiềm hãm trong các khuôn mẫu về giới tính, nhưng tôi có thể thấy rằng họ đang bị như vậy, và khi họ được giải thoát khỏi những khuôn mẫu ấy, mọi thứ đối với nữ giới cũng sẽ thay đổi theo, như một lẽ tự nhiên. Nếu nam giới không cần phải bạo lực và hung hăng để được chấp nhận, nữ giới sẽ không bị ép phải phục tùng. Nếu nam giới không còn giành quyền kiểm soát mọi thứ, nữ giới sẽ không còn bị kiểm soát nữa.”

Cũng vì nhận ra điều này, chủ nghĩa nữ quyền thời hiện đại (fourth-wave feminism) không chỉ đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ, mà còn vận động nam giới trong việc bày tỏ cảm xúc của mình một cách tự do, đồng thời tham gia nhiều hơn trong việc nuôi dạy con cái trong gia đình.

Xét cho cùng, nữ quyền đấu tranh cho bình đẳng giới, mà bình đẳng giới có nghĩa là tất cả mọi giới đều có cơ hội ngang nhau trong mọi vấn đề của xã hội, bao gồm cả việc bày tỏ cảm xúc, tình cảm và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.

Bài viết này được thực hiện bởi Sơn Đặng.

Xem thêm:

[Bài viết] Từ bỏ mạng xã hội không giải quyết được vấn đề của người trẻ

[Bài viết] Du học đã giúp tôi trưởng thành như thế nào