Có gì tại triển lãm nghệ thuật mà các bạn trẻ lại thích thú đến thế? | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu

Có gì tại triển lãm nghệ thuật mà các bạn trẻ lại thích thú đến thế?

Nếu hẹn hò ở nhà hàng, rạp phim dần trở nên nhàm chán, tại sao không thử hẹn người ấy cùng đi xem tranh?
Có gì tại triển lãm nghệ thuật mà các bạn trẻ lại thích thú đến thế?

Nguồn: Unsplash

Hẹn hò là bài kiểm tra sự sáng tạo. Với một ý tưởng sáng tạo, buổi hẹn có thể không tốn kém mà vẫn lãng mạn và đáng nhớ vô cùng. 1001 ý tưởng hẹn hò đã được chia sẻ trên TikTok, từ glamping, đi nhà sách, cùng tô tượng, làm bánh hay "nghệ" hơn là dẫn người thương đi triển lãm nghệ thuật.

Vậy hẹn hò ở triển lãm có gì hay?

Không bị công nghệ cản trở

Tham dự một triển lãm nghệ thuật đòi hỏi vận dụng mọi giác quan để thưởng thức vẻ đẹp của tác phẩm. Khán giả phải quan sát bố cục, màu sắc tác phẩm, di chuyển tới lui để xem tranh.

Một số triển lãm không cho phép sử dụng các thiết bị quay chụp, người xem chỉ có thể tập trung vào thưởng thức và cuộc thảo luận với người bạn đồng hành mà không bị sao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài.

Không sợ cuộc trò chuyện rơi vào bế tắc

Đối với những ai không quá giỏi trong việc bắt đầu câu chuyện, hoặc không biết tìm đề tài gì để thảo luận, thì một buổi hẹn hò ở bảo tàng, triển lãm sẽ mở ra cầu nối gắn kết hai người lại với nhau.

Các cặp đôi có thể bàn về những tác phẩm yêu thích của mình, chia sẻ quan điểm cá nhân và hiểu biết về nghệ thuật. Cuộc nói chuyện giữa hai người cũng sẽ được mở rộng sang nhiều đề tài khác liên quan đến buổi triển lãm như: Lịch sử, văn hoá, thời trang…

alt
Cùng nhau đi xem triển lãm tranh- ảnh khiến buổi hẹn hò trở nên lãng mạng và ý nghĩa hơn | Nguồn: Unsplash

Bằng cách này, đối phương sẽ cảm thấy bạn là người sâu sắc, thú vị và cảm thấy được tôn trọng, vì cả hai chỉ tập trung vào việc thưởng thức cái đẹp và việc giao tiếp cùng nhau.

Hẹn hò bổ - rẻ

Trước tình hình kinh tế khó khăn, xu hướng hẹn hò tiết kiệm đang được giới trẻ ưa chuộng. Thay vì phải áp lực bản thân để chi trả hàng triệu cho những buổi xem phim, ăn uống đắt tiền, thì những buổi dạo phố, uống cafe bệt, hay đi xem triển lãm tranh là lựa chọn vô cùng hợp lý, cả về giá cả lẫn chất lượng.

Đa số các buổi triển lãm hiện nay tại Việt Nam mở bán với vé vào cổng kèm ấn phẩm với giá rất hợp lý, nhiều nơi còn được vào cổng tự do, tạo cơ hội cho những người đam mê nghệ thuật có cơ hội được tiếp cận nhiều hơn với cái đẹp.

Ngoài thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật, chúng ta có thể làm gì nữa?

Tương tác trực tiếp với tác phẩm nhờ Immersive Art

Immersive Art ( Nghệ thuật tiếp cận) là xu hướng triển lãm mà khán giả có thể tương tác trực tiếp với các tác phẩm nghệ thuật. Bắt nguồn từ thế kỷ 20, nghệ thuật tiếp cận đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển để ngày càng phổ biến nhờ công nghệ VR (thực tế ảo) và AR (thực tế tăng cường).

Thay vì chỉ đứng chiêm ngưỡng và suy tưởng về tác phẩm, người xem còn có thể nghe những câu chuyện ý nghĩa đằng sau, chạm vào hoặc thậm chí là... ngửi được mùi hương của tác phẩm.

alt
Triển lãm tương tác Fullfillment do Sunlife tổ chức vào năm 2022 là một trong những triển lãm tương tác đầu tiên tại Việt Nam | Nguồn: Sunlife

Xoa dịu và chữa lành tâm hồn

Thưởng thức tranh ảnh được xem là một trong những liều thuốc tinh thần hữu dụng nhất, đặc biệt là với những ai đam mê nghệ thuật. Một số công dụng của việc thưởng thức tranh ảnh đến sức khỏe tinh thần có thể kể đến như:

  • Giảm căng thẳng và thư giãn: Khi quan sát vào bức tranh, việc tập trung nhìn ngắm màu sắc, hình dạng và chi tiết sẽ giúp chuyển sự chú ý của bạn ra khỏi những tác nhân gây căng thẳng, lo lắng. Qua đó, tâm trí bạn được thư giãn và nghỉ ngơi trước những áp lực của cuộc sống hằng ngày.
  • Nâng cao khả năng sáng tạo: Khi tập trung phân tích bố cục, màu sắc hay biểu tượng trong một tác phẩm sẽ kích thích tư duy sáng tạo, thúc đẩy việc hình thành những ý tưởng mới.

“Nghệ thuật có khả năng biến nỗi buồn trở nên đẹp đẽ, biến nỗi cô đơn thành một trải nghiệm được chia sẻ và biến nỗi tuyệt vọng thành niềm hy vọng.”- Theo Brene Brown, tác giả và nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Mỹ