Có nên ăn đồ ăn bị rớt trong 5 giây? | Vietcetera
Billboard banner
Khảo Sát Về Thói Quen Tiêu Thụ Nội DungBắt Đầu
02 Thg 10, 2020
Off The Menu

Có nên ăn đồ ăn bị rớt trong 5 giây?

Thực hư về 'quy luật 5 giây'.

Có nên ăn đồ ăn bị rớt trong 5 giây?

Nguồn: Unsplash.

Miếng bánh đang ăn ngon lành bỗng vuột khỏi tay và ‘đáp cánh’ xuống sàn, bạn có nhặt lên ăn tiếp vì nó rơi chưa quá 5 giây? Nếu có, xin chúc mừng bạn vì bạn không cô đơn. Một nghiên cứu đã khẳng định gần 90% người được hỏi đã từng hoặc có xu hướng ăn đồ ăn sau khi nhặt lên với niềm tin vào quy luật 5 giây. 

Miếng bánh đang ăn ngon lành bỗng vuột khỏi tay và ‘đáp cánh’ xuống sàn bạn có nhặt lên ăn tiếp vì nó rơi chưa quá 5 giây Nguồn Unsplash
Miếng bánh đang ăn ngon lành bỗng vuột khỏi tay và ‘đáp cánh’ xuống sàn, bạn có nhặt lên ăn tiếp vì nó rơi chưa quá 5 giây? | Nguồn: Unsplash.

Nhưng liệu có cơ sở khoa học nào lý giải cho quy luật này?

Ai đã phát minh quy luật 5 giây?

Lý giải về việc nhặt đồ ăn rơi, trên chương trình The French Chef, nữ đầu bếp Julia Child đã nhặt phần bánh nướng khoai tây rơi trên mặt bếp và bỏ lại vào chảo trong 5 giây. Bà ‘nói nhỏ’ với khán giả rằng nếu họ ở trong căn bếp một mình, cứ nhặt lên đi vì chẳng có ai biết đâu.


Tuy nhiên, việc tìm ra nguồn gốc thật sự của quy luật 5 giây không phải dễ dàng. Bởi lẽ nó đã trở thành điều quá bình thường trong bếp, thậm chí chi phối cách chúng ta tiêu thụ thực phẩm hằng ngày. Một khảo sát đã chỉ ra 70% nữ giới và 56% nam giới biết về quy luật 5 giây, và phần lớn người được hỏi đều nghĩ đến nó mỗi khi làm rơi thức ăn.

Vi khuẩn vốn dĩ chẳng cần đến 5 giây

Một trong những nghiên cứu nổi tiếng về quy luật 5 giây được thực hiện bởi Jillian Clarke. Cụ thể, nhóm nghiên cứu của cô đã để bánh quy chocolate và kẹo dẻo gấu trên sàn nhà rải khuẩn E. coli. Sau vài thí nghiệm, họ kết luận khuẩn vi sinh vốn dĩ chẳng cần đến 5 giây để ‘nhảy’ lên thức ăn. Thế nhưng thí nghiệm này không thống kê được số lượng vi khuẩn xâm nhập là bao nhiêu. 

Sau vài thí nghiệm họ kết luận khuẩn vi sinh vốn dĩ chẳng cần đến 5 giây để ‘nhảy’ lên thức ăn Nguồn Reddit
Sau vài thí nghiệm, họ kết luận khuẩn vi sinh vốn dĩ chẳng cần đến 5 giây để ‘nhảy’ lên thức ăn. | Nguồn: Reddit.

Ở một thí nghiệm khác, các nhà khoa học từ đại học Clemson đã để khuẩn sống salmonella lên sàn lát đá, sàn gỗ và thảm lông. Sau đó, bánh mì hoặc xúc xích được đặt trên bề mặt sàn trong 5, 30 và 60 giây. 

Nhóm nghiên cứu này đưa ra kết luận rằng số lượng vi khuẩn không liên quan đến thời gian thức ăn nằm trên mặt đất, cho dù là 5 giây hay 1 phút. Nếu bề mặt tiếp xúc bị nhiễm khuẩn nhiều, số lượng vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm càng tăng. 

Nếu bề mặt tiếp xúc bị nhiễm khuẩn nhiều số lượng vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm càng tăng Nguồn Unsplash
Nếu bề mặt tiếp xúc bị nhiễm khuẩn nhiều, số lượng vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm càng tăng. | Nguồn: Unsplash.

Qua thí nghiệm, họ nhận thấy trên thảm lông chỉ có 1% vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm, nhưng trên sàn lát đá hay sàn gỗ có đến 48-70%. 

Nhặt lên trong 5 giây, có nên bỏ luôn vào miệng?

Thử tưởng tượng bạn ăn 0.1% trong hơn 1 triệu loại vi khuẩn dưới sàn, bạn có thấy ‘lạnh gáy’ không? Đặc biệt, có những loại vi khuẩn có thể gây bệnh nặng, thậm chí gây chết với những người hệ miễn dịch kém. 

Ngoài sàn nhà vi khuẩn có thể xâm nhập vào thực phẩm thông qua tay dụng cụ ăn uống bề mặt đĩa Vì vậy việc giữ vệ sinh cá nhân và không gian ăn uống là cực kỳ quan trọng Nguồn Unsplash
Ngoài sàn nhà, vi khuẩn có thể xâm nhập vào thực phẩm thông qua tay, dụng cụ ăn uống, bề mặt đĩa,... Vì vậy, việc giữ vệ sinh cá nhân và không gian ăn uống là cực kỳ quan trọng.  | Nguồn: Unsplash.

Vì vậy, đã đến lúc bạn biết quy luật 5 giây phiên bản 2.0. Sau khi nhặt thức ăn, bạn nên dành ra 5 giây để nghĩ cân nhắc xem món ăn đã bị rơi ở đâu và liệu nó có đáng để bạn bỏ vào miệng không nhé.