Đạo diễn phim "Ròm" Trần Thanh Huy và dự án mới “11:00 pm” | Vietcetera
Billboard banner
17 Thg 03, 2021
Sáng TạoĐiện Ảnh

Đạo diễn phim "Ròm" Trần Thanh Huy và dự án mới “11:00 pm”

Chứng kiến cách mọi người làm việc trên trường quay dự án mới của Trần Thanh Huy đã khiến tôi có nhiều tò mò về tương lai của công nghệ điện ảnh...
Đạo diễn phim "Ròm" Trần Thanh Huy và dự án mới “11:00 pm”

Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera.

Xiaomi

Trường quay dự án phim ngắn mới của đạo diễn Trần Thanh Huy vào tối chúng tôi tới thoạt nhìn khá giống một trường quay bình thường… cho tới khi chúng tôi nhìn thấy chính đạo diễn chạy theo cảnh rượt đuổi xe máy tốc độ cao với một chiếc… smartphone.

in action
Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera

Cảnh tượng này đã khiến tôi, một người quan tâm đến điện ảnh và những vấn đề liên quan như kỹ thuật - công nghệ, có những tò mò về dự án này, cũng như cách công nghệ xử lý hình ảnh có thể tác động đến tương lai các sản phẩm thị giác.

Nhiếp ảnh thuật toán - một khái niệm mới trong công nghệ hình ảnh

Theo một thống kê gần đây trên EOSHD, lượng máy ảnh DSLR bán ra trong năm 2020 đã đạt mức thấp kỷ lục, bằng với mức bán năm 1999. Điều này, trên một phương diện nào đó có thể được diễn giải là do sự lên ngôi của smartphone trong nhu cầu hình ảnh, kéo theo sự phát triển của “computational photography” (tạm dịch: nhiếp ảnh thuật toán”).

số liệu thống kecirc
Doanh số máy ảnh kỹ thuật số trong 21 năm. | Nguồn: eoshd

Nhiếp ảnh thuật toán, theo Marc Levoy, một giáo sư tại Stanford và người tiên phong trong công nghệ này, là: “kỹ thuật xử lý hình ảnh bằng thuật toán, tăng cường, hoặc mở rộng nhiếp ảnh kỹ thuật số bằng cách cho ra những bức hình trông bình thường, nhưng không thể được chụp bởi một máy ảnh truyền thống.”

Ống kính trên điện thoại chắc chắn không thể so được với thiết bị chuyên nghiệp về mặt cơ học - quang học, và đó là nơi xuất hiện sự can thiệp của thuật toán. “Nhiếp ảnh thuật toán” thường được tích hợp trong smartphone thế hệ mới, tận dụng phần mềm để bù trừ cho khả năng vật lý có hạn của ống kính smartphone.

Đó là lý do mà các điện thoại thông minh sản xuất trong giai đoạn gần đây không chỉ có một camera, mà là một cụm. Mỗi camera trong cụm này lại mang một chức năng khác nhau và phần mềm sẽ xử lý, kết hợp những hình ảnh được chụp bởi từng camera trong một bức hình hoàn thiện.

gheacutep ảnh
Cách nhiều tấm ảnh được ghép lại thành một tấm. | Nguồn: archinect

Đó là nhiếp ảnh, còn đối với quay phim thì công nghệ này có đáp ứng được không? Đạo diễn Trần Thanh Huy đã thử ứng dụng khả năng của smartphone trong dự án mới nhất của mình, 11 p.m.

11 p.m là phim ngắn do đạo diễn Trần Thanh Huy viết kịch bản, là một lát cắt nhỏ thuộc dự án phim điện ảnh mới của anh. Phim mới này là một câu chuyện có yếu tố tâm lý, tình cảm và không thể thiếu hành động - sở trường của Trần Thanh Huy, được thể hiện qua bộ phim Ròm từng đạt giải LHP Busan.

poster phim
Poster phim ngắn "11 p.m". | Nguồn: Trần Thanh Huy

Sau khi quay xong phân cảnh rượt đuổi được nhắc đến ở trên, chúng tôi đã có một trao đổi ngắn với Trần Thanh Huy về dự án khá đặc biệt này.

Giá trị cốt lõi của dự án mới này sẽ có gì giống và khác so với Ròm?

Hành động là một yếu tố mà Huy luôn theo đuổi kể từ khi làm Ròm. Huy luôn muốn những góc máy chuyển động và nhân vật cũng chuyển động. Khi làm phim hành động, mình không quan trọng lắm về việc có những hiệu ứng mãn nhãn, mà chỉ đơn giản là tả sao cho hành động mang lại hiệu ứng mạnh, thật, khiến khán giả có cảm giác như họ thực sự là người chứng kiến cốt truyện hé mở.

Còn cái khác, là trong dự án này Huy đặt độ tuổi nhân vật cao hơn so với Ròm, và cũng đặt những tình tiết chủ yếu xảy ra trong bóng đêm, chứ không phải là ban ngày như Ròm.

checking
Đạo diễn Trần Thanh Huy xem lại phân cảnh vừa quay trên điện thoại. | Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera.

Lý do cho sự “cao tuổi” của nhân vật là sự “cao tuổi” của Huy: khi mình lớn lên và trải qua nhiều thứ hơn, thì mình cũng muốn kể những câu chuyện cùng độ tuổi. Và đối với nhân vật kiểu như vậy thì “bóng đêm” cũng sẽ mang đến những tình huống có liên quan mật thiết: đó là văn hóa về đêm, cuộc đời của những người sinh sống về đêm với những câu chuyện đặc biệt.

Cũng giống như Ròm, Huy cũng không muốn truyền tải thông điệp xã hội hay cuộc sống gì to tát. Phim của Huy sẽ mang tính gợi mở, vì mình nghĩ nhiệm vụ của một nhà làm phim là nhìn thấy vấn đề, nêu ra vấn đề, giải quyết vấn đề, còn người xem sẽ là người tự tìm ra được những thông điệp cho riêng mình.

Với dự án phim ngắn đang quay này, mình chỉ tiết lộ vừa đủ về bối cảnh của các nhân vật, và để dành câu chuyện chi tiết hơn cho bản điện ảnh.

chasing
Trần Thanh Huy chuẩn bị lao theo cảnh rượt đuổi. | Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera.

Nếu vậy, sẽ có sự thay đổi lớn nào trong nhân vật giữa đầu phim và cuối phim?

Có lẽ sự thay đổi lớn nhất là sự dũng cảm và bản lĩnh “dám làm” của các nhân vật. Các nhân vật sẽ bắt đầu với nhiều điều chưa dám làm, nhưng cuối phim thì họ sẵn sàng làm điều đó. Mình muốn thể hiện yếu tố này trong phim của mình, vì đây là điện ảnh, mà điện ảnh thì chỉ có làm thôi! (cười)

Vai trò của camera trong một cảnh quay là gì? Trải nghiệm của anh khi quay phim bằng smartphone là như thế nào?

Để có được một cảnh quay đẹp, cần sự hợp tác rất chi tiết của nhiều công cụ và nhiều người, mỗi người lại có công việc riêng (điều chỉnh ánh sáng, kiểm tra âm thanh, chỉnh focus,...)

Hơn nữa một cảnh đôi lúc cần phải quay rất nhiều lần mới được. Việc này là để đảm bảo mỗi cảnh quay lấy được phản ứng mạnh nhất của khán giả, vì vậy chắc chắn mình phải dùng những máy quay đáp ứng được yêu cầu đó.

Tuy nhiên mình tin rằng, điều quan trọng trong làm phim là cách người làm phim kể chuyện, là thứ xuất hiện trong khung hình. Máy quay chỉ là thiết bị để kể câu chuyện đó.

directing
Mọi người xem lại những thước phim vừa quay để đưa quyết định "Lấy!" hoặc "Làm lại!". | Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera.

Ví dụ như trong Ròm, mình đã sử dụng 8 máy quay khác nhau, và việc mình phối dựng các cảnh từ các góc máy quay khác nhau không phải là vấn đề gì khó khăn.

Lần này, trải nghiệm quay phim bằng smartphone đã đem đến một kết quả bất ngờ. Với độ phân giải 4K, chế độ quay A.I, ống kính smartphone đã bắt nét rất nhanh và cho ra những thước phim mượt mà. Đây là những thước phim mình hoàn toàn có thể sử dụng được trong bản dựng của phim 11 p.m.

shooting
Nguồn: Tín Phùng cho Vietcetera.

Mình cũng ấn tượng với khả năng quay “vertigo” (thu phóng ma thuật) được tích hợp sẵn trong điện thoại. Đây là kỹ thuật đẩy camera ngược chiều với độ zoom trên camera (ví dụ camera đẩy vào thì zoom out, và ngược lại) tạo hiệu ứng hình ảnh đặc biệt. Với điện ảnh truyền thống, cần nhiều thiết bị và nhân sự để thực hiện kỹ thuật này, nhưng với ống kính smartphone thì chỉ cần mình và cái máy thôi.

Xem phim tại:

Mi 11 | 5G tạo tiếng vang trên thị trường điện thoại khi được trang bị chip Qualcomm® Snapdragon™ 888 đầu tiên trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Dựa trên công nghệ tiên tiến của Xiaomi, Mi 11 | 5G giới thiệu các tính năng mới đáng chú ý cho chụp ảnh và quay phim.
Khả năng chế độ ban đêm được cải thiện cung cấp chế độ chụp ảnh ban đêm trên không phải một, hai mà là ba camera: camera chính, camera siêu rộng và camera trước cùng với camera 108MP điện ảnh với các hiệu ứng phim chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, Mi 11 | 5G sỡ hữu màn hình AMOLED 120Hz đạt 13 kỷ lục của DisplayMate với khả năng hiển thị màu sắc chính xác, trải nghiệm âm thanh Harman Kardon sống động và được tặng kèm củ sạc nhanh GaN 55W.