Fatphobia là gì mà khiến Taylor Swift sửa vội MV Anti-Hero? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Fatphobia là gì mà khiến Taylor Swift sửa vội MV Anti-Hero?

Trong một xã hội trọng hình thức hiện nay, cân nặng trở thành nỗi ám ảnh của không ít người. 
Fatphobia là gì mà khiến Taylor Swift sửa vội MV Anti-Hero?

Nguồn: MV Anti Hero/Taylor Swift.

1. Fatphobia là gì?

Fatphobia (còn được gọi là anti-fat, fat phobic) là thành kiến và sự kỳ thị những người thừa cân, mập mạp. Nó bắt nguồn từ cảm giác bị đổ lỗi, khiến nhiều người sợ hãi và căm ghét đối với thân hình thừa cân.

Theo BMC, văn hóa phương Tây có xu hướng kỳ thị những người thừa cân, mập mạp. Chống béo phì về bản chất có liên quan đến chống người da đen, phân biệt chủng tộc, phân biệt giai cấp hay phê phán ăn chơi sa đọa...

Từ điển Urbandictionary định nghĩa fatphobia ám chỉ những người lười biếng muốn tìm kiếm sự chú ý; những người nghĩ rằng họ đáng được quan tâm như các cộng đồng thiểu số phải chịu thiệt thòi khác.

2. Nguồn gốc của fatphobia?

Trong cuốn sách Fearing the Black Body: The Racial Origins of Fat Phobia, tác giả Sabrina Strings cho rằng, fatphobia có nguồn gốc từ chế độ nô lệ của người châu Âu lên người da đen (châu Phi) từ thế kỷ 18.

Theo tác giả, người châu Phi không có vấn đề về việc ăn uống lẫn hình thể của mình. Người châu Phi rất nhạy cảm. Họ yêu tình dục và họ yêu thức ăn. Vì thế, họ có xu hướng thừa cân.

alt
Tác giả Sabrina Strings và bìa cuốn sách Fearing the Black Body | Nguồn: Twitter.

Xu hướng thừa cân của người châu Phi đã ảnh hưởng lên những người da trắng ở châu Âu từ đó. Họ nhìn về cơ thể mình và cho rằng thân hình cần phải được mảnh mai. Vì thế, họ rất quan trọng việc ăn uống cũng như vấn đề cân nặng.

Fatphobia cũng có liên hệ với body shaming, hành động hoặc lời nói chê bai, miệt thị ngoại hình người khác. Quá trình công nghiệp hoá vào thế kỷ 19, 20 đã giúp nguồn cung thực phẩm dồi dào đến mức dư thừa.

Fat (béo phì) vì vậy không còn được xem là một biểu tượng của “giàu sang phú quý”, mà thay vào đó, trở thành một “khuyết điểm” thường xuyên bị đem ra trêu cười. (theo NCBI)

Hành vi chống thừa cân, béo phì ngày nay còn dựa trên các định kiến về chăm sóc sức khỏe thiếu tính khoa học gồm:

  • Giả định cho rằng người thừa cân thì không khỏe mạnh.
  • Thiếu kinh nghiệm trong việc điều trị cơ thể quá khổ.
  • Các rào cản liên quan đến thiết bị y tế như kích thước áo blouse, bàn mổ, băng quấn đo huyết áp...

3. Vì sao fatphobia phổ biến trở lại?

Fatphobia trở nên phổ biến trở lại sau khi Taylor Swift ra mắt MV Anti-Hero. Đây cũng chính là MV mà nữ ca sĩ, nhạc sĩ đứng vào ghế đạo diễn.

Trong MV có cảnh Taylor này ngó nhìn Taylor kia khi đứng lên một chiếc cân điện tử. Điều đáng nói ở đây là, chỉ số như thế nào không quan trọng bởi cô luôn bị ám ảnh bởi/hay bị "gắn mác" là mập mạp.

Theo Guardian, Taylor Swift đã "sửa vội" bằng cách cắt cảnh này sau khi nhiều người dùng Twitter cho rằng nó mang hàm ý fatphobia. Trên Twitter, nhà trị liệu Shira Rosenbluth cho rằng, "nó nhắc lại một lần nữa về cơn ác mộng tồi tệ nhất của những người trông giống như là tôi vậy (thừa cân, pv.)"

Catherine Mhloyi của tờ Teen Vogue mô tả cảnh này trong MV là "lười biếng." Cô viết, "Khi có từ 'mập mạp' xuất hiện trên bàn cân, cô ấy đã lựa chọn gọi mình là ác quỷ, nỗi sợ bị gọi là phì nhiêu. Đó cũng chính là nghĩa đen của chính hội chứng sợ mập mạp (fatphobia.)"

Tuy nhiên, cảnh quay này trong MV Anti-Hero không chỉ nhận về phản ứng tiêu cực. Một người đứng ra bảo vệ Taylor Swift và cho rằng, "Hãy để cô ấy nói ra những cảm xúc của mình. Nếu bạn không thích ca khúc, đừng có mà nghe nó."

Trên thực tế, Swift đã từng mở lòng chia sẻ về những rắc rối trong rối loạn ăn uống trong bộ phim tài liệu Miss Americana (Netflix, 2020.) Nữ ca sĩ cũng đã chia sẻ về việc giới truyền thông soi mói về cơ thể khiến Taylor đã tự "bỏ đói" bản thân ở nhiều thời điểm khác nhau trong đời.

4. Fatphobia ảnh hưởng như thế nào?

Trong một xã hội trọng hình thức hiện nay, ngoại hình trở thành nỗi ám ảnh của không ít người. Hành vi kỳ thị người thừa cân gần như diễn ra ở mọi nền văn hóa, mọi quốc gia, và trong mọi lĩnh vực.

Không chỉ đối với người phương Tây, Hollywood mà nhiều nước và nền giải trí khác cũng tôn sùng vẻ đẹp mảnh mai. Quan niệm xưa nay của người Việt vẫn cho rằng, mình hạc xương mai mới là tiêu chuẩn của vẻ đẹp nữ giới.

Nhiều thần tượng Kpop đã tiết lộ, thân hình mảnh mai là một tiêu chuẩn. Nhiều Idol thậm chí bị cấm ăn uống nhiều, tránh tăng cân. Những idol thừa cân thường nhận phải chỉ trích từ tiêu chuẩn quá cao của người hâm mộ và người trong ngành.

Cũng chính vì thế, cộng đồng fan Kpop vẫn thường truyền tay nhau những màn ăn bánh ngọt hết sức giả trân của Idol. Hoặc có nhiều clip chỉ ra các thần tường chỉ già vờ ăn uống thoải mái trước công chúng, nhưng lại ăn kiêng nghiêm ngặt.

Có lẽ, không phải họ không muốn thưởng thức một chiếc ngọt nhưng là sợ bị gắn mác fatphobia? Và không chỉ ăn kiêng hà khắc, chế độ ép cân khắc nghiệt đã khiến nhiều thần tượng bị ám ảnh, dẫn đến các chấn thương tâm lý khác nhau.

Gần đây một số người đề xuất sử dụng thuật ngữ fatmisia thay vì fatphobia. Trong đó, thành tố miso (misogyny) trong tiếng Hy Lạp được dùng với nghĩa "hận thù."

Fatmisia tập trung nhiều hơn vào sự hận thù và cố chấp của thái độ chống béo phì, mặc dù nó ít trực quan hơn đối với nhiều người.