Không phải cà phê hay mì ống, đây là mặt hàng xuất khẩu tuyệt vời nhất từ người Ý | Vietcetera
Billboard banner

Không phải cà phê hay mì ống, đây là mặt hàng xuất khẩu tuyệt vời nhất từ người Ý

Không phải cà phê hay mì ống, "mặt hàng" xuất sắc nhất đến từ nước Ý chính là?

Không phải cà phê hay mì ống, đây là mặt hàng xuất khẩu tuyệt vời nhất từ người Ý

Nguồn: Gio Ponti Archives, Alessi, Joe Colombo.

Không phải cà phê hay mì ống đây là mặt hàng xuất khẩu tuyệt vời nhất từ người Ý0

Trong báo cáo về Top 10 lĩnh vực có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Italy năm 2019, ngành công nghiệp nặng bao gồm sản xuất máy móc, linh kiện, vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là dược phẩm, khoáng sản, vải vóc, mỹ phẩm, thời trang... với một loạt những thương hiệu quen thuộc: Versace, Gucci.

Mặc dù vậy, có một lĩnh vực chưa từng được ghi nhận trong những báo cáo tương tự, cũng không có bất cứ con số thống kê chính xác về giá trị xuất khẩu mà nó đem lại, nhưng lại là tài sản khiến người Ý tự hào nhất, thứ mà họ đã miệt mài và chăm chỉ mang ra thế giới suốt hàng trăm năm qua: kiến trúc và thiết kế.

Không phải cà phê hay mì ống đây là mặt hàng xuất khẩu tuyệt vời nhất từ người Ý1

Di sản kiến trúc của người Ý

Tháng 1 năm nay, chia sẻ tại “Diễn đàn về Xuất khẩu Italy” (Italy Export Forum) được tổ chức tại New York, Ngài Andrew Cuomo – Thống đốc bang New York đã bày tỏ sự trân trọng đối với đóng góp nghệ thuật mà người Ý đã mang lại cho thế giới “Người Ý đã cống hiến những giá trị tuyệt vời không thể đong đếm được cho sự phát triển của nhân loại, đó là khiếu thẩm mỹ, phong cách kinh điển và những thiết kế táo bạo đầy sáng tạo đến từ những cá nhân kiệt xuất”.

Tòa thánh Vatican – Một biểu tượng của nghệ thuật và kiến trúc Ý Nguồn Shutterstock
Tòa thánh Vatican – Một biểu tượng của nghệ thuật và kiến trúc Ý. | Nguồn: Shutterstock.

Ngay cả khi các cuộc chinh phạt của đế chế La Mã đã khép lại cách đây cả ngàn năm, dấu ấn kiến trúc người Ý để lại vẫn còn vô cùng đậm nét trên khắp châu Âu. Cách Rome xấp xỉ 3.000km, Cung điện Mùa đông và Palace Square ở St. Petersburg vẫn mang những nét đặc trưng của kiến trúc Ý.

Trong khi đó, Cung điện Hoàng gia Mùa hè ở thủ đô Praha (Cộng hòa Séc) được coi là công trình duy nhất bên ngoài nước Ý giữ được sự thuần túy và nguyên bản phong cách Phục Hưng.

Người Ý tôn thờ nghệ thuật, chắc chắn là vậy. Ở một đất nước với diện tích chỉ hơn 301,438km2, có tới hơn 30.000 nhà thờ Thiên chúa giáo, 20.000 lâu đài và 3.000 địa danh lịch sử, người ta nói rằng nước Ý là nơi có số lượng kiệt tác tính trên cây số vuông nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Ở Rome, Florence hay Venice, câu giới thiệu quen thuộc của các hướng dẫn viên du lịch là “Mỗi bước chân bạn đi đều là đang bước đi trên lịch sử kiến trúc hàng nghìn năm”. Đây hoàn toàn không phải một lời nói quá.

Florence Nơi kiến trúc Phục Hưng được sinh ra Nguồn Shutterstock
Florence - Nơi kiến trúc Phục Hưng được sinh ra. | Nguồn: Shutterstock.

Và vì có quá nhiều báu vật nghệ thuật như vậy, nhiều người Ý đã “sống chung” với chúng hàng ngày. Những mẫu mực của kiến trúc cổ đại và kiến trúc Phục hưng hòa lẫn vào cuộc sống hiện đại, hiện diện ngay trên những đường phố khiến cho cả đất nước này giống như một viện bảo tàng khổng lồ. Lũ trẻ chơi đùa trên những quảng trường được bao quanh bởi những lâu đài theo phong cách Baroque hoa mỹ, và giáo dân trong nhà thờ vẫn làm lễ giữa những tác phẩm nghệ thuật xứng đáng được trưng bày trong những bảo tàng danh tiếng nhất thế giới.

Không để hào quang ngủ quên

Mặc dù vậy, người Ý không đứng yên trên những di sản mà họ được thừa hưởng, cho dù họ hoàn toàn có thể làm như thế. Họ tiếp tục chia sẻ, truyền cảm hứng nghệ thuật và háo hức được góp phần xây dựng một thế giới đẹp hơn, sáng tạo hơn, duy mỹ hơn – như thể đó mới chính là sứ mệnh của họ. 

“Italian Design Day – Ngày thiết kế Ý” cũng bắt nguồn từ sứ mệnh này. Kể từ năm 2017, sáng kiến này của Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italia cùng Fondazione Compasso d’Oro và The Triennale di Milano đã được đón chào nồng nhiệt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.


Mỗi năm, 100 đại sứ văn hóa Ý tại 100 thành phố sẽ chia sẻ, trao đổi và cùng những người yêu nghệ thuật, những nhà thiết kế, các kiến trúc sư và những nhà hoạch định cảnh quan, phát triển đô thị tại các quốc gia tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi mang tính thời đại về hình mẫu thế giới trong tương lai, sự phát triển bền vững cũng như lưu giữ vẻ đẹp vĩnh cửu.

"Italian Design Day 2020" có chủ đề "Vẽ nên tương lai. Phát triển, Đổi mới, Bền vững, Vẻ đẹp". “Chúng tôi không đơn thuần mong muốn thế giới ngưỡng mộ kiến trúc hay thiết kế của Ý, chúng tôi muốn đây là một sân khấu đề cao tính tương tác, sự trao đổi, nơi chúng ta cùng thảo luận và tìm ra những giải pháp cho tương lai thông qua việc thiết kế” (Ngài Dante Brandi – Tổng Lãnh sự Ý tại TP.HCM)

Từ New York đến Vancouver, từ Zurich đến Jakatar, sự kiện đã thu hút hơn 20.000 học giả, kiến trúc sư, nhà thiết kế tham gia ngay trong lần đầu tiên tổ chức. Cũng từ đó, những bản phác thảo đầy hoài bão của các sinh viên kiến trúc đã được xây dựng, với những chủ đề như “THEREVIVAL - Sự hồi sinh” - Đánh thức một công trình đã bị “ngủ quên” trong quá khứ.

Trưng bày, triển lãm hay kể những câu chuyện truyền cảm hứng từ những kiến trúc sư hàng đầu chỉ là một phần của “Italian Design Day”. Ý nghĩa của chuỗi sự kiện nằm ở những cuộc thảo luận, những chuyên đề, phác thảo ý tưởng kiến trúc đô thị, workshop hay những giải pháp cho sự phát triển bền vững trong tương lai, trong đó Thiết kế đóng vai trò là linh hồn. Đó cũng chính là tôn chỉ mà người Ý từ hàng trăm năm nay vẫn theo đuổi và gìn giữ như một di sản vô hình nhưng quý giá nhất của mình.

Kiến trúc sư Marco Casamonti – Đại sứ của Italian Design Day 2020 tại Việt Nam Nguồn Archea Studi
Kiến trúc sư Marco Casamonti – Đại sứ của Italian Design Day 2020 tại Việt Nam. | Nguồn: Archea Studi