Psyduck - Giải mã bí ẩn chú vịt vàng đang 'gây bão' | Vietcetera
Billboard banner

Psyduck - Giải mã bí ẩn chú vịt vàng đang 'gây bão'

Hai tay ôm đầu, bộ dáng dễ thương, rốt cuộc chú vịt vàng này có gì đặc biệt mà gây bão những ngày qua?

Psyduck - Giải mã bí ẩn chú vịt vàng đang 'gây bão'

Nguồn: Pinterest

1. Psyduck meme - Chú vịt vàng ngơ ngác có ý nghĩa gì?

Lần đầu nổi lên vào 5 năm trước ở các mạng xã hội Việt Nam, chú vịt vàng này là một meme dùng để thể hiện sự bối rối khi gặp phải một thông tin hay hình ảnh gì đó gây hoang mang, khó hiểu hoặc bất ngờ.

Từ đầu tuần vừa qua, chú vịt Psyduck lại một lần nữa “xâm chiếm” newsfeed của chúng ta dưới dạng ảnh đại diện Facebook. 

Psyduck meme nguyên bản | Nguồn: 9Gag
Psyduck meme nguyên bản | Nguồn: 9Gag

2. Nguồn gốc của Psyduck meme?

Psyduck là một chú pokémon trong bộ anime cùng tên. Nhân vật này được lấy cảm hứng từ vịt hoặc thú mỏ vịt, được thiết kế vào năm 1996 bởi Ken Sugimori với tên tiếng Nhật là Koduck và mang số thứ tự 54 trong Pokédex.

Nguồn: Pokemon
Nguồn: Pokémon

Năm 2016, phần spin-off của game Pokémon ra mắt và giành được tiếng vang lớn. Đây có thể cũng là một nguyên nhân khiến chú vịt Psyduck cùng chiếc meme ôm đầu theo đó mà nổi tiếng. Cộng đồng mạng Việt Nam đã dùng hình ảnh này thể hiện sự bối rối của mình trong phần bình luận trên Facebook, phổ biến nhất là vào khoảng tháng 2 năm 2016.

Nhiều người nghĩ rằng việc Psyduck thường xuyên dùng hai tay ôm lấy đầu là bởi sự ngơ ngác cố hữu, nhưng sự thật là do chúng đang phải trải qua những cơn đau đầu không ngừng nghỉ. 

Nguồn: Pinterest
Nguồn: Pinterest

Khi cơn đau đầu vượt sức chịu đựng, Psyduck sẽ vô tình sử dụng năng lực tâm linh của mình. Sau những lần phóng thích sức mạnh tâm linh như thế, chú vịt sẽ quên sạch những gì vừa xảy ra và… tiếp tục quay lại với những cơn nhức đầu.

3. Tại sao Psyduck một lần nữa “chạy” lon ton khắp newsfeed?

Psyduck bắt đầu trở thành một hiện tượng chiều ngày 16/08 vừa qua, khi nhiều Facebook-er đồng loạt đổi avatar thành hình chú vịt vàng này. 

Thật ra, đây là một trò chơi ngầm với luật chơi khá đơn giản. Bất kỳ ai tương tác với hình ảnh chú vịt sẽ được chủ bài đăng gửi tin nhắn riêng. Nội dung là chúc mừng bạn đã vô tình tham gia trò chơi, kèm theo đó là một bức ảnh chứa một câu đố.

Bạn có đoán được đáp án câu đố này không? | Nguồn: Gen j Z chòy
Hình ảnh mờ ảo đến mức 'gây lú' là một điều cần thiết của câu đố này | Nguồn: Gen j Z chòy

Nhìn thì có vẻ đó là một bài toán tìm ẩn và cộng-trừ-nhân-chia đơn giản, nhưng cậu bé ở phép tính cuối đã được mang thêm 2 đôi giày và cầm trên tay mình 2 bó hoa. Vì ít ai để ý những chi tiết nhỏ đã được thêm vào ở cuối, nhiều người đã giải sai.

Trong vòng 3 phút, nếu bạn không trả lời kịp hoặc đưa ra đáp án không đúng, bạn sẽ phải thay đổi ảnh đại diện thành một chú Psyduck. Sau đó, phải tiếp tục mang câu đố đó gửi cho những ai tương tác với tấm ảnh này.

Giải toán khiến bạn bối rối? Vậy cứ ôm đầu như chú vịt đáng yêu này nhé! | Nguồn: Gen j Z chòy
Giải toán khiến bạn bối rối? Vậy cứ ôm đầu như chú vịt đáng yêu này nhé! | Nguồn: Gen j Z chòy

Theo giả thuyết của Chris Ulrich tại Học viện Ngôn ngữ học ở Washington, việc dùng hai tay ôm lấy đầu mình khi bất ngờ, hoang mang hay hoảng hốt là hành động bản năng, giúp bảo vệ đầu của con người trong những tình huống nguy hiểm. Làm thế có thể giúp bạn trấn an bản thân, bình tâm và suy nghĩ kĩ mọi việc. 

4. Các biến thể

Bún bò hay bánh mì? Bối rối quá! | Nguồn: Gen j Z chòy
Bún bò hay bánh mì? Bối rối quá! | Nguồn: Gen j Z chòy
Bối rối cũng được, nhưng phải thật long lanh | Nguồn: Gen j Z chòy
Bối rối cũng được, nhưng phải thật long lanh | Nguồn: Gen j Z chòy
Hoặc không cần chú vịt vàng, một chú Doraemon mỏ vịt với bộ dạng tương tự cũng dễ dàng tạo sự thích thú | Nguồn: Gen j Z chòy
Hoặc không cần chú vịt vàng, một chú Doraemon mỏ vịt với bộ dạng tương tự cũng dễ dàng tạo sự thích thú | Nguồn: Gen j Z chòy