Nhi Ngờ và những hồ chứa giấc mơ | Vietcetera
Billboard banner

Nhi Ngờ và những hồ chứa giấc mơ

Những tấm ảnh là những chiếc hồ được xây dựng nên để chứa các giấc mơ.
Nhi Ngờ và những hồ chứa giấc mơ

Ruộng.

Nhi Ngờ sinh ra và lớn lên ở Đồng Tháp nhưng cô chọn Sài Gòn là nơi “trú ẩn” cho đam mê nhiếp ảnh của mình. Hiện tại Nhi vẫn làm nhiếp ảnh gia tự do và thường xuyên chụp các tác phẩm về thời trang cho nhiều tập san.

titleNhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ Nhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ
Nhi Ngờ không bao giờ nghi ngờ nghệ thuật.

Thời trang và con người là những chủ thể thường xuất hiện trong các tác phẩm của Nhi. Với Nhi, nó không chỉ là một chủ đề đa dạng mà còn mang tính kết nối từ bên trong như sự bức bối nội tâm, cái vô thức và tính vị kỷ luôn tồn tại trong mỗi con người.

Đâu là giây phút bạn nhận ra mình muốn theo đuổi việc chụp hình?

Nếu phải thừa nhận thì bên trong mỗi người đều tồn tại một căn phòng tối của ẩn ức và vô thức. Nghệ sĩ khác biệt vì họ chọn phơi bày căn buồng ra bên ngoài thay vì phớt lờ.

Lúc đó, căn buồng mà nghệ sĩ bộc lộ ra ngoài có thể sẽ gần gũi và giao thoa với những cá thể khác, nhưng cũng có thể nó đa dạng và không giống ai.

Bên cạnh viết, vẽ thì nhiếp ảnh hợp với mình nhất. Trong các tác phẩm mình có thể mượn hình thể của một người khác để thể hiện những cái trong đầu mình. 2 chủ thể là mình và người mẫu có thể cùng “giao thoa" tạo nên một tác phẩm có hình hài đồng nhất.

Như vậy nó cũng giúp mình đỡ mắc cỡ khi cứ đơn phương kể chuyện 1 mình hihi.

titleNhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ Nhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ
Cõi lầy 1 và 2, dựa trên bức vẽ của Xuân Hạ | Creative: Cá; Art & Photo: Nhi Ngờ; Starring: Hiếu Ngọc, Trà Giang

Khi nào bạn biết được một tác phẩm đã hoàn thành và mình đã dành “đủ" thời gian cho nó?

Có 3 giai đoạn “đủ".

Giai đoạn đầu tiên: Chụp. Khi có được ít nhất 1 tấm ưng ý và có chụp thêm cũng không đẹp hơn thì mình ngưng.

Giai đoạn thứ 2: Hậu kỳ. Khi không thể đổ màu và bố cục tốt hơn thì ngưng, nếu retouch (làm da, điều chỉnh hình khối ở người và quần áo) làm mất ý nghĩa của ảnh gốc thì mình không hậu kỳ luôn.

titleNhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ Nhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ
AMIST- Đây là một tác phẩm đến nay Nhi vẫn thấy “đủ” | Fashion: Tú Oanh; Photo: Nhi Ngờ

Giai đoạn thứ 3: Xem lại. Mình thường đóng máy rồi bỏ đi đâu đó (đi ăn uống, đi tắm, làm việc nhà,...). Nhiều khi sau vài ngày rồi mở lên xem lại nếu thấy “đủ" thì cho ẻm lên sàn luôn để còn tới em khác nữa. Tại mình cũng cả thèm chóng chán lắm, nhiều khi hoàn thành rồi treo hình lên một thời gian mà không thấy cảm xúc nữa thì xóa cho ẻm vào dĩ vãng luôn

Nhưng đôi khi tùy hứng mình lại “phẫu thuật" bức ảnh lại.

titleNhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ Nhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ
Anato.me và THE GROWTH - Đây là tác phẩm đủ ở thời điểm trước nhưng giờ thì không, nên mình đã remake.

Đâu là tấm hình lưu lại nhiều cảm xúc nhất của bạn?

Bức ảnh chụp các cụ ở nhà dưỡng lão Vinh Sơn ở quận Bình Thạnh.

titleNhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ Nhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ
Oh we bloom! - Chân dung các cụ ở nhà dưỡng lão Vinh Sơn | Tổ chức: CLB tình nguyện Én Xanh - Sun&Moon Academy; Photo & Graphic: Nhi Ngờ

Đây là 1 phần hoạt động trong project của CLB tình nguyện Én Xanh đến từ Sun&Moon Academy, được chị stylist Hensi Le và team chuẩn bị trang phục cho xinh hơn.

Chỉ chớp nhoáng 1 tiếng chụp mà các cụ đã gợi lại quá nhiều hoài niệm trong mình. Đã 9 năm từ khi ông bà nội và ngoại mình không còn. Mình đã không kịp cầm máy ảnh lên để chụp các cụ chậm rãi bước ra sân, nhìn mấy vết nhăn, gân ở mu bàn tay và cả mùi người già.

Lúc chụp mình tự dưng muốn gọi 1 tiếng bà nội bà ngoại cho thoả lòng (may lúc đó kiềm được không thôi bị quở lắm luôn á).

Nếu được chọn để thấu hiểu ngôn ngữ của một loài khác ngoài con người, bạn chọn gì?

Cây cỏ, mà chắc là nấm mốc.

Nấm là loại cây cỏ khiến mình phải suy nghĩ lại về cách con người gọi “thực vật" (Theo chiết tự: thực là đồ ăn). Mình hay trộm nghĩ là người ăn nấm hay nấm ăn người?

titleNhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ Nhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ
Ruộng.

Khi động vật/ thực vật chết đi, nấm mốc sẽ sinh sôi từ xác và rút dần chất dinh dưỡng để phát triển. Hình ảnh đó sẽ luôn đại diện cho sự sống và cái chết. Không có nấm chắc Trái Đất thành 1 cái hố rác vĩnh cửu từ lâu lắm rồi.

Mỗi ngày mình đều giành giật đồ ăn với nấm. Ăn kịp thì là của mình, ăn không kịp thì là của nấm. Lúc đó mình sẽ thương lượng với Quý Ngài Nấm về thời gian “tấn công" đồ ăn của con người, học ở nấm về cách phân huỷ rác thải organic, mạch liên kết của nấm đến thiên nhiên và cảm nghĩ của nấm về trò Mario.

Làm cách nào để “chụp lại" một giấc mơ?

Nếu ví giấc mơ là 1 chất lỏng thì viêc chụp, vẽ hay viết là tạo ra một hồ chứa để chất lỏng không chảy đi mất. Lúc này, mình có cơ hội quan sát và chiêm nghiệm giấc mơ thêm lần nữa.

1 tháng gần đây trong mùa dịch mình có tự học thêm lĩnh vực 3D và muốn thử áp dụng vào sản phẩm. Mình đã gom góp 7 giấc mơ riêng lẻ của 7 người ngẫu nhiên, tìm ra hình ảnh chủ đạo trong giấc mơ của họ, dựng lại và đặt vào trong 1 bức hình.

titleNhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ Nhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ
7 Dreams - Đồng giải nhất cuộc thi sáng tạo được tổ chức bởi Giám đốc sáng tạo Dzũng Yoko | 3D modeling: Nhi Ngờ

Carl Gustav Jung, bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học Thuỵ Sỹ đại ý có nói giấc mơ chỉ có ý nghĩa với chủ sở hữu giấc mơ. Những yếu tố trong mơ là ý thức tới từ trải nghiệm riêng của con người được hình ảnh hoá khi cơ thể rơi vào trạng thái vô thức.

Việc lưu giữ 7 giấc mơ không thuộc về mình tương tự như việc tạo ra một hồ chứa, một buồng triển lãm. Khi đấy người xem sẽ tìm được trong tác phẩm điểm giao thoa giấc mơ của mình và 7 người còn lại.

Nếu được người ngoài hành tinh yêu cầu gửi một bức tranh về sự tồn tại của sự sống trên Trái Đất, bạn gửi đi tác phẩm nào?

Gửi 2 bức được hông? Để hỏi người ngoài hành tinh xem màu nào đẹp hơn!

titleNhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ Nhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ
Nếu như ta là hạt mầm sống cuối cùng ở hậu tận thế? | Một phiên bản remake lại từ project Ruộng (2020)

Ý tưởng hay cách triển khai quan trọng hơn?

Ý tưởng tốt, nhưng triển khai không tốt thì tác phẩm đó có thể sẽ không được rõ ý. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ là tiền đề cho tác phẩm kế tiếp của mình hoặc truyền cảm hứng cho người khác. Mình nhận thấy được điều này trong các tác phẩm điện ảnh remake đó hehe.

Ngược lại, một ý tưởng rời rạc, rập khuôn thì dù có khoác lên bao nhiêu cái kỹ thuật cũng sẽ chỉ là tác phẩm đại trà, “mì ăn liền”. Nhất là khi công nghệ luôn sẵn sàng cung cấp kho tài liệu đồ sộ, còn công cụ làm nghề thì giá cả ngày càng phải chăng.

Một tác phẩm khiến bạn sợ khi sáng tác?

Tác phẩm này với mình như một kiểu self-harm có điểm dừng: mở vết thương trên da để chữa lành vết thương bên trong.

Mình không khuyến khích bất cứ ai làm theo và đây hoàn toàn là quyết định của bạn mẫu. Bạn chọn đi xỏ lưng sau khi phải từ bỏ 1 mối quan hệ bạn trân trọng nhưng lại bị lừa dối: bị “đâm từ sau lưng", rối rắm và chằng chịt.

titleNhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ Nhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ
BACK CORSET | Lý Huệ Phương được chụp bởi Nhi Ngờ

Thú thật mình không giỏi giao tiếp. Nếu không phải vì tính chất công việc thì mình hầu như sẽ không rời khỏi nhà. Khi phải đi xa mình cũng chỉ mong lui về núi rừng có ít người rồi dành thời gian trò chuyện với bản thân. Điều này đôi khi dẫn tới một sự bế tắc chỉ có thể được giải tỏa khi chuyển nó thành tác phẩm.

Vậy nên, đôi khi mình sợ tác phẩm - cuộc hội thoại nội tâm - sẽ gợi lại cảm xúc không tốt cho mình hay tác động tiêu cực tới người xem.

Cái này đối với mình như một cuộc đấu tranh giữa việc cố gắng tích cực bằng cách chèn ép cảm xúc tiêu cực. Đây là lý do mình không thích tô hồng và đơn giản hóa cuộc sống như “Chicken soup for the soul". Có lẽ tiêu cực nhưng nó là sự chân thật không dấu diếm. Điều này gợi cho mình câu nói của Carl G. Jung mà mình luôn tâm đắc:

What you resist, persists; What you accept, transforms.

(Những gì bạn chống chọi, luôn tồn tại; Những gì bạn chấp nhận, tự biến hoá.)

Bạn có đang học một kỹ năng gì mới không?

Mình hiện đang tự học thêm về 3D do quá rảnh trong mùa dịch chứ khi thành phố mở cửa thì mình lại trở về với guồng quay cũ thôi. Nhưng tranh thủ được thì chắc cũng máu, hy vọng laptop chịu được chứ máy cũng quèn lắm, dựng xong bỏ đó chứ có render được đâu ahahahuhu.

Bạn sẽ chọn bài hát gì khi chụp hình cho một người ngại máy ảnh?

Không cụ thể được đâu tại phải dò xem người đó ngại style gì nữa haha. Nhưng chắc sẽ là cái gì đó funky/electronic nếu buổi shoot cần năng lượng chuyển động hoặc beat/ jazz nếu buổi shoot cần nhẹ dịu, thư giãn.

Thật ra thì trong các shoot mình để khách tự mở nhạc, tại mình hông thích chia sẻ nhạc mình nghe đâu. Hoặc nhiều khi chia sẻ 1-2 bài đầu hay bị càm ràm kiểu “Nghe cái gì thấy ghê vậy Nhi?”

titleNhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ Nhi Ngờ vagrave những hồ chứa giấc mơ
VENUS | Lý Huệ Phương chụp bởi Nhi Ngờ

Facebook | Instagram