7 dạng hệ quả lựa chọn của bạn mang lại | Vietcetera
Billboard banner
11 Thg 05, 2021
Cuộc SốngTâm Lý Học

7 dạng hệ quả lựa chọn của bạn mang lại

Những quyết định tồi tệ ảnh hưởng cuộc sống của bạn như thế nào? Bạn có từng hồi tưởng lại quá khứ và ước gì mình đưa ra một lựa chọn khác không?

Open Publishing
Bài viết này thuộc Open Publishing Nơi các cây bút tự do, các chuyên gia, có thể xuất bản các nội dung, bài viết trên nền tảng của Vietcetera.

Được chuyển ngữ từ bài viết “7 Ways Your Choices Have Consequences”, đăng tải trên blog cá nhân của tác giả Barrie Davenport.


Dù không phải mọi lựa chọn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, bạn vẫn thi thoảng tự hỏi tại sao một lựa chọn ngây ngô lại tiềm ẩn sức mạnh lớn đến vậy.

Vài lựa chọn có sức ảnh hưởng trong cuộc sống của bạn nhiều hơn cả.

Nhưng mỗi khi đối mặt với hai lựa chọn rất khác nhau, quyết định cuối cùng của bạn có thể sẽ tác động tới một khía cạnh cuộc sống hơn những phần khác.

Sao lại như thế? Cùng đọc để tìm hiểu nhé.

Lựa chọn và hệ quả là gì?

Theo Định luật III của Newton: “Mọi lực tác động đều tạo ra một phản lực có cùng độ lớn nhưng ngược chiều." Dù vậy thì định luật này vẫn chưa cho bạn cái nhìn thật phổ quát, bởi ngay cả việc không làm gì cũng mang đến một hệ quả nào đó.

Nói đơn giản, lựa chọn là việc bạn quyết định làm gì (hay không làm gì). Hệ quả là kết quả của lựa chọn đó. Cùng suy ngẫm những ví dụ sau:

Ví dụ 1:

  • Lựa chọn: Bạn có một bài kiểm tra vào ngày mai, nhưng lại dành cả đêm trước đó để tiệc tùng say sưa với đám bạn thay vì ôn bài.
  • Hệ quả: Thức dậy với đầu óc lộn xộn và không có tí kiến thức nào trong đầu, kết quả là làm bài rất tệ.

Ví dụ 2:

  • Lựa chọn: Bạn trả lời đám bạn, “Tối nay không được. Mai thi rồi,” và dành vài giờ học bài rồi ngủ sớm để có một đêm nghỉ ngơi thoải mái. 
  • Hệ quả: Thức dậy tươi tỉnh và nhớ được những kiến thức đã học. Dĩ nhiên, bạn làm bài rất tốt.

 Vài hệ quả để lại tác động trực tiếp và ảnh hưởng hơn cả. Và bạn cũng sẽ sớm nhận ra, không phải lúc nào hệ quả cũng rõ ràng hay dễ đoán như ví dụ trên đâu.

Lựa chọn nào cũng đều có hệ quả?

Có những hệ quả không rõ ràng dễ thấy, mà nếu có, cũng để lại rất ít ảnh hưởng tới cuộc sống. Những quyết định này thường để lại tác động rất nhỏ và trôi qua rất nhanh. Cùng xem xét những ví dụ dưới đây:

  • Chọn sữa hạnh nhân thay vì sữa bò (nếu bạn không dị ứng với các loại hạt)
  • Chọn một chiếc khăn lụa thay vì một chiếc khác rất hợp với bộ đồ bạn mặc hơn
  • Chọn học lớp nhảy salsa thay vì lớp hip hop hay Zumba

 Những lựa chọn tương tự sẽ mang lại những hệ quả (nếu bạn thấy được) tương tự nhau (trừ khi bạn gặp tình yêu của đời mình ở lớp nhảy salsa).

Khi sự khác biệt giữa hai sự lựa chọn càng lớn, quyết định bạn đưa ra sẽ càng liều lĩnh.

Khi đối mặt với hai lựa chọn đối lập tuyệt đối về cả mặt đạo đức, luân lý hay tính thực tế, thì quyết định của bạn sẽ càng mang lại tác động to lớn.

Khi gặp những lựa chọn thế này mà lại quyết định bốc đồng khi không suy xét đến các hệ quả hợp lý, thì khả năng cao là bạn sẽ hối hận sớm đấy. Tuy nhiên thì việc bạn hối hận vẫn có khả năng xảy ra cao hơn là việc bạn đưa ra một quyết định đúng đắn nhằm đạt được kết quả mong muốn.

Như vậy thì đúng là hệ quả không phải lúc nào cũng tuân theo một trình tự logic nhất định.

Thỉnh thoảng, một sự can thiệp đúng thời điểm sẽ thay đổi mọi thứ. Đôi khi, ai đó xuất hiện bất chợt và giúp bạn tránh điều tồi tệ nhất. Nhưng dù trường hợp đó xảy ra, thì bạn cũng cần nhớ hai điều:

  1. Tự cho rằng sẽ luôn có ai đó ra tay cứu giúp bạn khỏi chính vấn đề bạn tạo ra sẽ để lại cái giá không thể trả nổi, và...
  2. Dù không trả bây giờ, không sớm thì muộn, nghiệp cũng sẽ tới thôi. Nghiệp có thể chờ, chứ không hề quên.

 Dù sớm hay muộn, mọi lựa chọn đều dẫn đến những hệ quả. Một vài hệ quả sẽ làm bạn cảm nhận rõ hơn cả.

Nhưng nhìn chung, càng nhận thức rõ được các hệ quả này, bạn mới có thể đưa ra những sự lựa chọn tốt hơn.

Lựa chọn và hệ quả: 7 dạng hệ quả tới cuộc sống mà lựa chọn của bạn mang lại

Con người dù ở đức tin nào đều đã từng trải nghiệm sự liên kết giữa lựa chọn và hệ quả. Nhìn qua những ví dụ về lựa chọn và hệ quả dưới đây nhé:

 1. Lựa chọn tác động tới mối quan hệ

 Có lựa chọn mang lại tác động rất tích cực hoặc tiêu cực lên các mối quan hệ của bạn. Khi đưa ra một lựa chọn, bạn đồng thời cũng thể hiện những mối ưu tiên của mình. Điều này có thể giúp mang bạn và người thân yêu lại gần nhau, hoặc ngược lại, vạch ra một vực thẳm giữa hai người.

Ví dụ:

  • Chọn tham dự buổi diễn văn nghệ của con bạn thay vì đi tiệc tùng với bạn bè, hoặc...
  • Đi chơi với đám bạn (mà không có vợ/chồng của bạn) vào kỷ niệm ngày cưới

 2. Lựa chọn tác động tới sức khỏe và hạnh phúc

Có những lựa chọn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hạnh phúc nói chung của bạn. Một lần nữa, bạn lại để lộ vài thứ về bản thân: mức độ ưu tiên và thói quen.

Bạn đưa ra những lựa chọn như thế này mà không cần suy nghĩ vì bạn đã quá quen với chúng. Những quyết định đó đã là một phần của lề thói khiến bạn thấy thoải mái. Nhận thức được hệ quả của những lựa chọn này có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Ví dụ: 

  • Chọn chuẩn bị cho bản thân một bữa ăn lành mạnh (nếu có thời gian) hoặc đặt một cái bánh pizza, hay...
  • Chọn một tô khoai tây chiên trong khi xem một bộ phim kinh dị.

3. Lựa chọn tác động đến năng suất

Có những lựa chọn sẽ đẩy mạnh hoặc làm suy yếu năng suất của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập hay hiệu quả làm việc, và cuối cùng là sự nghiệp mà bạn chọn.

Khi bạn nhận thức được những hành vi này (rất nhiều trong số đó có thể đã thành thói quen), bạn có thể tự chọn cho mình một hệ quả khác và tạo ra những thói quen giúp bạn đạt được những kết quả mong muốn.

Ví dụ:

  • Chọn tập trung hoàn thành một công việc vs. Chọn lướt Twitter
  • Dậy sớm và bắt đầu một thói quen sáng mới mẻ và hiệu quả vs. Ngủ nướng.

4.  Lựa chọn tác động đến lòng tự trọng

Nhiều lựa chọn để lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách bạn nhìn nhận bản thân. Thậm chí nếu bạn chọn chìm đắm vào những suy nghĩ tiêu cực, thì hệ quả là bạn hạ thấp lòng tự trọng của mình. Điều này khiến bạn dễ lặp lại một lựa chọn hơn.

Một khi ý thức được suy nghĩ của bản thân, bạn có thể đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Nghĩ về những hệ quả của việc đắm mình trong những suy nghĩ tiêu cực, hay chuyển sang tập trung vào điều thực tế.

Ví dụ:

Dày vò bản thân vì đã  ăn một cái bánh quy với nhắc nhở khẳng định bản thân và nhận ra việc thi thoảng tự thưởng một món ăn vặt chẳng có hại gì cả.

5.  Lựa chọn tác động đến sự tự tin

 Nhiều quyết định hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của bạn. Và điều này lại có tác động ngược lại đến những lựa chọn trong các dịp quan trọng cần đến sự tự tin: ngày đầu hẹn hò, phỏng vấn, các sự kiện cần nói trước công chúng,...

Khi nhận ra điều này, bạn có thể suy ngẫm về kết quả bạn muốn và chọn đưa ra các hành động để đạt được kết quả đó. Khi những quyết định như thế càng nhiều thì lòng tự tin của bạn sẽ tăng lên.

Ví dụ:

Khi đi phỏng vấn, ăn mặc như người phù hợp với công việc hay ăn mặc mà nhìn vào là biết là người chẳng làm nên trò trống gì.

6.  Lựa chọn ảnh hưởng vĩnh viễn đến tư cách pháp nhân 

 Có những lựa chọn tác động đến tư cách pháp nhân hay thậm chí là lý lịch của bạn. Thậm chí, một tội lỗi nhỏ nhặt thôi cũng để lại hệ quả lâu dài cho bạn và những người liên quan đến sự kiện đó.

Nếu may mắn không bị bắt, bạn sẽ càng muốn lặp lại tội lỗi đó cho đến khi bị phát hiện.

Những tội danh nghiêm trọng hơn sẽ tống bạn vào tù và tước đi mất quyền bầu cử, cũng như gây ra khó khăn tài chính nặng nề cho bạn và cho những người thân yêu của bạn.

Ví dụ: 

  • Chọn ăn cắp một thanh kẹo vs trả tiền mua nó hoặc ra về tay không
  • Chọn lén lút vào rạp chiếu phim thay vì trả tiền mua vé

7.  Lựa chọn tác động đến cộng đồng 

Vài lựa chọn có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng của bạn và những người trong cộng đồng đó. Ví dụ, bạn có thể chọn tham gia tình nguyện ở một quầy thực phẩm địa phương hoặc đi thăm những người dân ở một trung tâm y tế. 

Hay bạn có thể gây hại đến cộng đồng bằng việc xả rác hay không mang khẩu trang khi ra đường trong mùa đại dịch này.

Bạn không phải là nạn nhân duy nhất của chính hệ quả do lựa chọn của bạn.

Ví dụ:

Chọn mang khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội khi ra đường để bảo vệ người khác vs. Từ chối làm cả hai và chế nhạo người khác làm điều đó.

Những hệ quả mà lựa chọn của bạn dẫn đến là gì?

Giờ thì bạn đã biết các lựa chọn bạn đưa ra có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào, hãy nghĩ đến vài hệ quả có thể ảnh hưởng đến tương lại của bạn:

  • Hệ quả của việc bỏ học phổ thông 
  • Hệ quả của việc giữ một món đồ bạn quên trả tiền mua
  • Hệ quả của việc uống vài ly rượu trước khi tự lái xe về nhà

Thậm chí nếu những hệ quả có ảnh hưởng ngắn hạn đến với bạn thì không lâu sau đó, những hệ quả dài hạn sẽ vẫn ở lại sau nhiều năm và ảnh hưởng đến lòng tự tin, triển vọng sự nghiệp cũng như các mối quan hệ của bạn.

Bạn càng sớm nhận ra cách để cân nhắc trước khi đưa ra lựa chọn và những hệ quả có thể xảy ra, bạn càng sớm có thể tạo dựng một tương lai với cuộc sống bạn muốn.

Open Publishing
Bài viết này không thuộc quan điểm của Vietcetera.
Nơi các cây bút tự do, các chuyên gia, có thể xuất bản các nội dung, bài viết trên nền tảng của Vietcetera. tại đây.