Beer goggles: Bạn có đang mượn rượu tỏ tình? | Vietcetera
Billboard banner
13 Thg 07, 2021
Cuộc SốngTâm Lý Học

Beer goggles: Bạn có đang mượn rượu tỏ tình?

Tìm hiểu về "beer goggles" - thuật ngữ mô tả sự gia tăng hành vi tán tỉnh khi sử dụng đồ uống có cồn. 

Open Publishing
Bài viết này thuộc Open Publishing Nơi các cây bút tự do, các chuyên gia, có thể xuất bản các nội dung, bài viết trên nền tảng của Vietcetera.

1. Khái niệm về 'beer goggles'

Beer goggles (danh từ) – nếu bạn nói ai đó bị beer goggles nghĩa là người đó đã uống nhiều rượu đến mức họ nghĩ rằng ai đó trông quyến rũ hơn thường ngày. Sử dụng rượu bia khiến chúng ta trở nên thân thiện, cởi mở, giảm sự ức chế và giúp ta thoải mái với mọi thứ xung quanh. Hiện tượng này thể hiện sự tự chủ hành vi trong giao tiếp xã hội, ám chỉ việc bạn có xu hướng tán tỉnh nhiều hơn. Tuy nhiên, khi tỉnh rượu vào ngày hôm sau, bạn có thể hối hận vì lời tán tỉnh của mình đã dành cho một người không thực sự hấp dẫn đến thế.

Ví dụ:

She looked pretty hot to me but maybe I had my beer goggles on.

(Trông cô ấy khá hấp dẫn với tôi nhưng tôi nghĩ chắc do mình xỉn quá rồi)

2. Lý giải khoa học đằng sau “beer goggles”

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Edge Hill ở Lancashire đã cho 80 sinh viên uống rượu và yêu cầu họ thực hiện một nhiệm vụ đơn giản trên máy tính, trong khi cố gắng bỏ qua ảnh mặt của người khác giới. Và họ nhận thấy rằng cả học sinh say xỉn và những người bạn tỉnh táo của họ đều thấy nhiệm vụ khó hoàn thành hơn khi họ được đưa một hình ảnh có khuôn mặt hấp dẫn. Tuy nhiên, những sinh viên say xỉn cũng bị phân tâm bởi những gương mặt kém hấp dẫn. 

Điều đó chứng tỏ gì? Nó chứng tỏ rằng những người say rượu trở nên ít cầu kỳ hơn khi chọn một người bạn đời tiềm năng. Nói tóm lại, người say sẽ thích bất cứ thứ gì. Hiện ứng beer goggles là có thật.

Đây thực sự là nghiên cứu đầu tiên mang tính bước ngoặt chứng minh tác động của rượu lên nhận thức, sự hòa đồng và sự ưu tiên người bạn tình tiềm năng; tuy nhiên, thử nghiệm tiếp theo đã củng cố thêm tác dụng của beer goggles. Ví dụ, Penn State vào năm 2008 đã nghiên cứu việc tiêu thụ đồ uống có cồn ở ruồi giấm đực và phát hiện chúng cũng có trải nghiệm với beer goggles tương tự như ở người. Chúng trở nên ít kén chọn về người bạn tình của mình hơn.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2012 cho thấy thuốc lá làm tăng tác dụng beer goggles. Khi chúng ta trộn rượu với các chất khác – bao gồm cả nicotine, có thể làm tăng khả năng bị ảnh hưởng bởi đồ uống có cồn. Các nhà nghiên cứu của Đại học Bristol phát hiện rằng trong số 96 người tham gia, những người uống rượu và sử dụng chất kích thích đi kèm có mức độ ức chế thấp nhất, dễ dàng nhận thấy người khác quyến rũ hơn. Những người tham gia chỉ uống rượu nhưng không hút thuốc cũng nhận thấy sự hấp dẫn, nhưng không bị ảnh hưởng quá nặng khi say xỉn.

3. Có phải beer goggles là một hiệu ứng tâm lý?

Vậy họ đã say đến mức độ nào? Câu trả lời là không đáng kể. Các nhà nghiên cứu cho biết những sinh viên có tửu lượng cao cũng chỉ bị “say nhẹ”. Rõ ràng, không có ai say đến mức mà mất đi khả năng kiểm soát bản thân. 

Một báo cáo năm 2013 từ nhóm các nhà khoa học người Pháp là cuộc khảo sát đầu tiên mâu thuẫn với beer goggles. Những người tham gia nghiên cứu được chia thành bốn nhóm: những người đã uống rượu và được cho biết là họ đã uống; những người không uống rượu và được thông báo rằng họ không uống; những người không uống rượu nhưng được thông báo rằng họ đã uống rượu và những người đã uống rượu nhưng được cho biết là họ không uống. Trong số những người đã uống rượu - cho dù họ biết hay không – những người này có xu hướng đánh giá tích cực sự hấp dẫn và hài hước của chính họ; tuy nhiên, những người được cho biết họ uống rượu nhưng thực sự tỉnh táo lại tự đánh giá khả năng hài hước và sức hấp dẫn của họ cao hơn so với những người tỉnh táo. Điều này cho thấy một phần hiệu ứng beer goggles có thể là do tâm lý. Nếu bạn nhận thức rõ mình đang tham gia một buổi nhậu, bạn có thể muốn giảm bớt khả năng kiểm soát hành vi của mình và lấy rượu là cớ để trở nên đong đưa.

4. Vậy beer goggles là tốt hay xấu?

Rượu có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau và hai trong số đó là tăng tính hòa đồng và giảm sự ức chế. 

Một nghiên cứu năm 2016 của Thụy Điển tiếp tục xác nhận ảnh hưởng của beer goggles. Nghiên cứu cho thấy trong số 60 người đàn ông và phụ nữ, những người uống rượu sẽ thân thiện hơn, nói nhiều hơn và muốn ở bên người khác nhiều hơn. Mong muốn giao tiếp xã hội ở phụ nữ được thể hiện rõ ràng hơn đàn ông. Ngoài ra những người này tự đánh giá trong khi tỉnh táo rằng, họ có mức độ kiểm soát hành vi cá nhân cao hơn nhưng lại muốn làm giảm sự ức chế đó bằng một số chất cồn trong máu của họ. Uống rượu giúp những ứng viên nhận ra nét mặt vui vẻ nhanh hơn, tăng sự đồng điệu về cảm xúc và tăng ham muốn thể xác hoặc sự kích thích khi phản ứng với những bức ảnh khiêu dâm. Đối với một số người, điều này có thể biến thành việc tán tỉnh nhiều người hơn và thậm chí về nhà với người mà họ có thể không chọn khi tỉnh táo. Những người nhạy cảm với hiện tượng này có thể bị beer goggles, nhưng phản ứng của từng cá nhân khi say rượu có thể rất khác nhau; không phải tất cả mọi người đều hạ thấp tiêu chuẩn của họ, nhưng nó phổ biến đến mức để người ta nói đến một cách tế nhị.

Nếu bạn nhận thấy bản thân phải chịu nhiều tác dụng phụ của rượu bao gồm ngất lịm, mệt mỏi và ốm vào ngày hôm sau, khó chịu với cảm giác thèm ăn và đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt, bạn có thể đang vật lộn với chứng nghiện rượu. Bằng chứng cai nghiện cho rằng việc detox cơ thể và hạn chế rượu bia sẽ giúp bạn khắc phục vấn đề này.