Cách kiểm soát sự giận dữ | Vietcetera
Billboard banner
Vietcetera
09 Thg 06, 2021
Chất Lượng Sống

Cách kiểm soát sự giận dữ

Giận dữ là một cảm xúc hoàn toàn bình thường với con người, mà chúng ta được sinh ra với một dãy cảm xúc đa màu, bao gồm cả giận dữ.

Open Publishing
Bài viết này thuộc Open Publishing - Nơi các cây bút tự do, các chuyên gia, có thể xuất bản các nội dung, bài viết trên nền tảng của Vietcetera.

Bài viết này được chuyển ngữ từ phần trả lời của Julie Gurner trên Quora.


Nếu ai có khả năng làm bạn giận dữ, nghĩa là họ đang nắm quyền điều khiển bạn.

Tôi sẽ nói cho bạn biết làm thế nào để vượt qua việc nổi nóng.

Đầu tiên, tôi muốn là tôi không có ý phản bác lại cảm xúc giận dữ. Giận dữ là một cảm xúc hoàn toàn bình thường với con người, mà chúng ta được sinh ra với một dãy cảm xúc đa màu, bao gồm cả giận dữ. Dù giận dữ quá mức là vấn đề, nhưng nếu bạn chưa bao giờ cảm thấy giận dữ, thì đó cũng là vấn đề đấy. Thế nên, tôi muốn bạn cảm nhận cơn giận đang chạy rần rần trong người mình. Thậm chí là cảm nhận thật mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều.

Vấn đề không nằm ở việc bạn “cảm thấy" cơn giận, vấn đề chỉ nảy sinh khi bạn lúc nào cũng ‘mang’ cái giận vô người.

Và hai điều này hoàn toàn khác nhau.

Cảm thấy giận dữ là điều hết sức tự nhiên, còn ‘mang’ cơn giận có thể phá huỷ cả cuộc sống của bạn, theo nghĩa đen đấy.

Giận dữ không hề đơn giản như chúng ta nghĩ, mà nó có thể ở dưới rất nhiều dạng thức – như oán giận hay cơn thịnh nộ.

Và tệ hơn, cơn giận mà bạn luôn ôm trong mình sẽ dần len lỏi ra hai vùng chính:

  • Suy nghĩ: bạn trở nên thích giễu cợt, nhạo báng người khác, thiếu tin tưởng và luôn hoài nghi mọi thứ, lúc nào cũng trong tình trạng cảnh giác.
  • Tính khí: Bạn dựng lên một hàng rào với người khác, con người bạn dần ít thấy thư thái hơn, ít vui vẻ, ấm áp hơn, và điều này còn ảnh hưởng tới việc bạn đồng cảm với người khác nữa.

Điều này thay đổi không chỉ các mối quan hệ với những người mà bạn nổi nóng với họ, mà nó còn thay đổi CHÍNH BẠN. Đây chính là độc tố mà cơn giận tạo ra đấy.

Thế nên, làm thế nào bạn có thể kiểm soát cơn giận? Dưới đây là vài cách bạn có thể bắt đầu thử, dù cho nguồn gốc cơn giận của bạn xuất phát từ đâu:

Điều này mang lại lợi ích gì cho tôi?

Cơn giận đến từ rất nhiều nguồn khác nhau: tổn thương, bạo lực, phản bội,... nhưng liệu, bạn đạt được gì nếu cứ ‘mang’ nó đi khắp nơi, nếu để cho cơn giận tiêm nhiễm chất độc vô bạn, hay nếu để nó thay đổi con người bạn? Hay... cơn giận chỉ có tổn thương bạn sâu hơn? Hãy ngồi xuống và suy nghĩ một cách khách quan và thành thật về điều này.

Để người khác tự lo lấy sự độc hại của họ

Điều này nghĩa là, nếu có ai làm điều gì khiến bạn nổi giận, hãy để sự giận dữ sống với họ, chứ không phải bạn. Họ mới chính là người sở hữu sự độc hại, không phải bạn. Bạn đáp trả họ, nhưng bạn không cần phải cứ mang sự bực bội vào người. Đó là chuyện của họ.

Nhìn nhận cơn giận là một vấn đề về ranh giới

Vạch ra ranh giới. Tưởng tượng trong đầu như bạn đang vẽ một vùng bong bóng bao quanh người đó. Và những người nằm trong vùng bong bóng mới mang đầy giận dữ, tiêu cực, độc hại, chứ không phải bạn. Hạn chế liên lạc với những người hay những điều mang loại năng lượng này, hay có khả năng khuấy đục tâm bạn.

Có câu nói rằng, “Bạn nên giết một con quái vật khi nó còn nhỏ.” Và dù không hề chủ trương giết bất cứ thứ gì, tôi vẫn muốn ủng hộ bạn giết con quái vật giận dữ càng sớm càng tốt.

Cảm thấy tức giận là chuyện bình thường. Thậm chí lành mạnh là đằng khác. Nhưng nếu bạn không có cách tiếp cận và giải quyết đúng đắn, cơn giận sẽ trở thành một thứ phá huỷ bạn và cuộc sống của bạn.

Hãy thử suy nghĩ về những câu hỏi trên, tự vấn bản thân, và tạo ra những thay đổi cần thiết với bạn.

Quá khứ đã là quá khứ, còn tương lai thì chưa đến, thế nên hãy thể tạo ra một thứ gì đó tuyệt vời cho bản thân và để những người độc hại tự chơi một mình.

Bạn xứng đáng nhiều hơn thế.