Tâm trạng là một thứ khó đoán, lúc tới lúc đi. Đó là vì tâm trạng, dù tích cực hay tiêu cực, cũng chỉ là một trạng thái tạm thời của tâm trí mà thôi. Bạn không thể gắn một giá trị tuyệt đối nào cho cảm xúc vì cảm xúc luôn thay đổi, hết tăng rồi giảm, tuỳ vào cảm nhận của bạn trong ngày.
Tại sao điều này lại quan trọng? Vì ngay trong việc học, bạn nê lập một kế hoạch hành động chắc chắn, đáng tin cậy, và có thể dự đoán được kết quả. Một kế hoạch mà bạn có thể thực hiện ngày qua ngày để tiến bộ.
Có thể các bạn sinh viên hay học sinh trung học đang đọc bài viết này, và thấy như con đường đến ngày tốt nghiệp sao mà xa xôi trắc trở quá. Tôi cũng đã từng như vậy, và bản thân tôi, cũng như hầu hết mọi người (bố mẹ và giáo viên hay giảng viên của bạn cũng thế) có những kỳ vọng về chính bạn. Nhưng giờ đây, ngay giây phút này, năm này, tôi muốn bạn hứa với bản thân một điều: bạn sẽ học vì lợi ích của chính mình. Những lợi ích mà bạn nhận được sau khi hoàn tất việc học sẽ đền đáp xứng đáng cho những khó khăn mà bạn đang trải qua bây giờ.
Ba lời khuyên tôi muốn dành cho bạn
#1. Hãy đối xử tốt với bộ não
Hãy xem bộ não như một người bạn thân tình. Người bạn này là thiên tài đấy! Não bộ con người như một siêu máy tính có thể gỉải quyết mọi vấn đề bạn vấp phải trong cuộc sống (bao gồm cả bài kiểm tra). Nhưng, dĩ nhiên, não cũng cần sự chăm sóc kĩ lưỡng. Tôi sẽ nói rõ hơn về cách chăm sóc bộ não ở dưới.
#2. Chú trọng vào chất lượng của thời gian học
Số giờ bạn ngồi vào bàn học không phải là tất cả. Để thành công không mất tới 12 hay 16 giờ mỗi ngày đâu.
#3. Huấn luyện bộ não
Hãy huấn luyện não để nó có thể hỗ trợ bạn làm việc, như một người bạn thân thiết luôn kề vai sát cánh chứ không chống đối lại bạn.
Vậy, làm sao để huấn luyện bộ não?
1. Để dành những tài liệu “khó nuốt” để học vào sáng sớm
Tại sao? Với hầu hết mọi người, thời gian làm việc hiệu suất nhất của não là từ 2-4 giờ sau khi thức dậy. Đây là khung giờ mà não có thể tập trung vào việc suy nghĩ phân tích – trong việc học thì có thể là đọc sách, viết luận, viết code, phân tích số liệu, tư duy phản diện, hay giải quyết vấn đề.
Sáng “sớm” là sớm cỡ nào? Nếu bạn dậy vào 8h sáng, thì thời gian hiệu suất nhất của não sẽ từ 10-12 giờ. Bạn có thể nới rộng khung giờ này tới tận trưa để tối ưu hoá hiệu suất làm việc. Hãy tắt âm điện thoại và tránh xa những thứ gây xao nhãng như email, xem tin tức hay newsfeed trên mạng xã hội để thật tập trung giải quyết công việc trước mắt.
Lợi ích của việc này là gì? Để dành những việc cần nhiều công sức xử lý vào sáng sớm sẽ cho phép não tập trung toàn lực vào những vấn đề cận kề, ít bị xao nhãng, và để cơ thể có một đêm nghỉ ngơi và “sạc” lại năng lượng cho một ngày làm việc mới.
2. Sử dụng một máy bấm giờ để làm việc thông minh hơn, chứ không phải lâu hơn
Ôn lại tài liệu học tập. Đặt những khoảng thời gian 30 hay 60 phút để có thể hoàn toàn tập trung vào việc học. Bạn cũng có thể thử phương pháp Pomodoro để có những khoảng thời gian học và nghỉ “giữa trận” ngắn hơn.
Luyện tập cho kỳ thi. Dùng những câu hỏi ôn tập trong giáo trình hay tự tạo ra câu hỏi dựa trên các ý quan trọng nhất của mỗi chương. Viết những câu hỏi đó xuống một tờ giấy. Rồi sử dụng phương pháp Pomodoro để bản thân có một khoảng thời gian ngắn trả lời từng câu hỏi.
Nói chuyện. Khi bạn mới xem qua tài liệu học lần đầu tiên, viết xuống một danh sách các ý cơ bản và đọc lớn lên. Cách này sẽ giúp bạn ôn tập, gợi nhớ, và giữ lại được kiến thức tốt hơn cách chỉ im lặng đọc qua tài liệu và viết ghi chú.
3. Tưởng tượng ra hình ảnh bạn sẽ thành công vượt qua một bài kiểm tra quan trọng
Tại sao? Phương pháp này được gọi là xây dựng mô hình tinh thần (mental model): bạn tưởng tượng thật chi tiết ngày thi sẽ diễn ra như thế nào theo ý bạn. Bằng cách kể lại câu chuyện đó, bạn đang huấn luyện cho não bộ làm việc để tạo ra kết quả tích cực giống như vậy.
Bạn làm như thế nào? Dành ra 5-10 phút để hình dung những gì sẽ xảy ra vào ngày thi. Nghĩ về mọi bước bạn sẽ làm (từ lúc nhận bài thi đến quá trình làm bài). Nghĩ xem câu hỏi nào sẽ làm khó bạn và tự nghĩ ra cách để trả lời tốt nhất. Tưởng tượng bản thân bạn sẽ cảm thấy thật tuyệt với sau khi hoàn thành bài kiểm tra.
4. Tự thưởng cho nỗ lực của bản thân
Nếu bạn là người thích xã giao: Hãy gọi cho một người bạn vào cuối ngày thay vì xem TV. Chia sẻ những trải nghiệm tốt hay xấu trong cuộc sống với người khác là điểu rất quan trọng. Tìm những thứ hay ho khiến bạn cười phá lên. Tiếng cười sẽ đẩy hooc-môn hạnh phúc (endorphins) lên cao, và giúp bạn thư giãn hơn.
Hay nếu bạn thích ở một mình hay với gia đình thôi thì: Tự chuẩn bị và tận hưởng bữa tối, ngồi hoàn thành bức tranh ghép đang dang dở, viết lách, hay xắn tay vào những dự án thú vị giúp thúc đẩy sự sáng tạo trong bạn.
5. Ngủ đủ giấc giúp não dễ tiếp thu và phân loại thông tin mới
Tại sao? Các nhà thần kinh học tin rằng giấc ngủ có thể giúp chúng ta cải thiện chất lượng học tập và khả năng ghi nhớ lâu hơn. Chuyện gì xảy ra khi chúng ta không nghỉ ngơi đủ giấc? Tình trạng thiếu ngủ kinh niên có thể khiến giảm sút khả năng nhận thức, và gây ra các tác động tiêu cực đến khả năng tập trung, và thậm chí gây suy giảm IQ.
Bạn có thể tối ưu hoá giấc ngủ không? Ngủ nằm một bên. Theo một nghiên cứu được đăng trên Journal of Neuroscience, hệ bạch huyết g của não (g-lymphatic system) – hệ thống trao đổi dịch não tuỷ (cerebrospinal fluid) trong não và dịch mô kẽ (interstitial fluid) trong cơ thể - giúp loại bỏ những “rác thải” của não, và quá trình dọn dẹp này hoạt động hiệu quả nhất khi chúng ta nằm ngủ một bên.
Làm sao để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ? Tắt các thiết bị điện tử 30 phút trước khi đi ngủ. Uống những thức uống không chứa caffein như lemon verbena hay rễ valerian, hoặc thử một loại thực phẩm chức năng chứa melatonin hỗ trợ giấc ngủ (melatonin là một hooc-môn gây buồn ngủ giúp bạn ngủ nhanh hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ). Hãy làm thứ gì đó để bản thân thư giãn – nghe nhạc hay nhắm mắt lại và thở sâu trong khi đếm 10 giây để giúp cơ thể thả lỏng.