Ngày bé, ai trong chúng ta hẳn cũng có một ám ảnh mang tên “con nhà người ta”, tôi cũng như bao đứa trẻ khác, đều từng ước mình lớn lên thật nhanh để không còn nghe người thân so sánh mình với nhân vật tưởng tượng ấy. Thế nhưng, dù cho bạn trải qua bao nhiêu năm cuộc đời, dù trực tiếp hay gián tiếp, bạn cũng không thể thoát khỏi những so sánh tạo nên áp lực từ người khác.
Áp lực khi những người cùng tuổi đã đi vào một quỹ đạo, áp lực khi bạn thất bại trong khi họ đã thành công rất nhiều, áp lực khi bạn chưa kết hôn lúc sắp chạm mốc 30,... Ngay cả khi bạn vô cùng đáng ngưỡng mộ trong mắt người khác, bạn cũng có những áp lực về chuyện tự do, về quỹ thời gian hay niềm hạnh phúc,...
Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) có thể đến từ những người xung quanh, như những câu so sánh của bố mẹ, anh chị, hay đến từ chính bản thân bởi những mặc cảm, tự ti so với những người đồng trang lứa. Nhìn chung, ai cũng có vấn đề của riêng mình, và có một nỗi sợ vì chưa đạt được thành tựu giống như bạn mình.
Áp lực đồng trang lứa cũng giống như con dao hai lưỡi, có mặt tích cực và cả tiêu cực. Con người ta có thể vì áp lực mà phấn đấu trở nên mạnh mẽ và thành đạt, nhưng cũng có thể vì chúng mà bi quan thiếu kiềm chế.
Làm thế nào để “thỏa hiệp” với áp lực đồng trang lứa?
Ai rồi cũng có thời của mình, ngày hôm nay bạn có thể choáng ngợp với thành công của Kylie Jenner ở tuổi 22, nhưng đừng quên có những người “vụt sáng” khi đã bước qua tuổi 88 như Harland Sanders của thương hiệu KFC. Việc bạn phấn đấu vượt qua áp lực là tốt, nhưng không có nghĩa bạn cứ để nó lởn vởn trong đầu mà quên tận hưởng cuộc sống. Hãy nhớ luôn sống đúng với bản thân và các giá trị cốt lõi của bạn. Bạn có thể cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ khi bắt đầu quên đi chúng nhưng hãy tin, bạn sinh ra đã là một điều kỳ diệu và ai cũng có giá trị tuyệt nhất.
- Bạn không cần phải thay đổi chỉ để hòa nhập với nhóm người mà bạn đang chơi cùng. Hãy dùng sự độc nhất của bạn để phát triển các mối quan hệ. Tiếp xúc với những người ở những hoàn cảnh khác nhau sẽ cho bạn những cái nhìn khác nhau về cuộc sống.
- Đừng quá bận tâm đến những nhận xét tiêu cực, cứ tiếp tục cố gắng và tin vào khả năng của bản thân
- Lên kế hoạch trước nếu bạn biết mình sẽ rơi vào tình huống có thể lường trước được áp lực đồng trang lứa và đảm bảo bạn có chiến lược rút lui nếu chúng trở nên quá mức khiến bạn không thể xử lý được.
- Đảm bảo rằng bạn tìm thấy những người ủng hộ các giá trị của bạn; buông bỏ những mối quan hệ ảnh hưởng tiêu cực đến bạn và khiến bạn cảm thấy mình phải thay đổi giá trị cốt lõi của mình.
- Hãy quyết đoán, lưu tâm và làm quen với những người tích cực, nâng cao tinh thần, những người đánh giá cao bạn, ý tưởng của bạn, lối sống và lựa chọn của bạn.
- Bên cạnh những người ủng hộ, bạn sẽ phải đối mặt với những thời điểm mà bạn phải tương tác với những người không thích và luôn hạ bệ bạn. Khi bạn ở trong tình huống này, hãy nhắc nhở bản thân về giá trị của bạn là gì và bạn sẽ bám sát kế hoạch của mình như thế nào.
Nếu bạn đã từng rơi vào áp lực đồng trang lứa trong quá khứ, bạn có thể học hỏi từ nó. Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm và lựa chọn sai lầm, nhưng điều quan trọng là bạn học được gì từ những lựa chọn trong quá khứ và cách bạn vượt qua chúng. Chống lại áp lực tiêu cực từ bạn bè sẽ giúp cải thiện lòng tự trọng, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của bạn.
Sẽ luôn có ai đó đặt câu hỏi về các quyết định của bạn, nhưng cuối cùng, điều quan trọng nhất là tìm thấy sức mạnh để đưa ra quyết định đúng - những quyết định phản ánh bạn và giá trị cốt lõi của bạn. Cuối cùng, đưa ra quyết định có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn và phản ánh con người bạn là điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho mình.
Chúc các bạn có một ngày hạnh phúc