Thì ra... đây là cảm giác của động vật khi bị nhốt trong sở thú | Vietcetera
Billboard banner

Thì ra... đây là cảm giác của động vật khi bị nhốt trong sở thú

Trong thời gian siết chặt giãn cách xã hội, chúng ta có 'cơ hội' ở nhà nhiều hơn. Chính thế mà tôi nghĩ đến những con vật bị nhốt trong sở thú mấy năm trời.
Open Publishing
Bài viết này thuộc Open Publishing Nơi các cây bút tự do, các chuyên gia, có thể xuất bản các nội dung, bài viết trên nền tảng của Vietcetera.

Hiện tại, Việt Nam đang đương đầu với làn sóng Covid-19 thứ 4 do chủng Ấn Độ gây ra. Có thể nói, đây là giai đoạn khó khăn nhất trong những đợt dịch suốt những năm qua ở đất nước chúng ta, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chính bởi lẽ đó, chính phủ đã đưa ra chỉ thị số 15, 16, rồi lại 16 cộng nhằm siết chặt giãn cách xã hội, ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Cũng suốt khoảng thời gian này, chúng ta có “cơ hội” được ở nhà nhiều hơn. Dù rằng đây là cơ hội chúng ta có thể có nhiều thời gian hơn với gia đình, người thân yêu; thế nhưng, đâu đó chúng ta vẫn cảm thấy không thoải mái vì ở mãi trong một không gian kín quá lâu, dù rằng chúng ta có những phương tiện để giúp tinh thần chúng ta vững vàng trong giai đoạn khó khăn này. Đột nhiên, cũng chính lúc này, làm tôi nghĩ đến hình ảnh những con vật hoang dã bị nhốt trong sở thú, một không gian thậm chí còn nhỏ hơn cả ngồi nhà mình đang ở hiện tại, không có người thân ở bên trong suốt mấy chục năm trời, thì chúng sẽ ra sao?

Thế rồi, tôi lân ra tìm kiếm các tin tức trên bác “Gú-gồ”, đọc những tin tức về động vật hoang dã bị giam cầm trong sở thú sẽ ra sao? Chợt bàng hoàng nhận ra rằng: chúng cũng giống con người chúng ta, cũng bị những vấn đề về tinh thần mà dường như chúng ta chưa từng mảy mai để ý đến.

Năm 2012, theo tờ tin tức thông xã Việt Nam, có một bài viết nói về một sở thú tại Indonexia. Qua bài viết, tôi nhận ra rằng, không phải sở thú nào trên Thế giới cũng đạt được điều kiện để các loài động vật có một môi trường sống tốt nhất. Chẳng hạn như có một số sở thú không có đủ điều kiện kinh tế nên động vật phải sống trong một môi trường dơ bẩn, chật hẹp, không được chăm sóc và cho ăn đầy đủ. Cũng trong tờ báo trên, tôi nhận ra rằng có một số lượng động vật trong sở thú bị chết yểu, vì bệnh tật và không được bảo vệ, chăm sóc đúng cách. Nếu bạn đã từng đọc tin tức về sở thú Surabaya nằm ở phía Đông Java, Indonexia, chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên hình ảnh những con vật phải uống nước bẩn, chìa tay ra xin đồ ăn vì bị bỏ đói liên tục trong khoảng thời gian dài. Chúng phải ăn cả rác thải và thậm chí là bỏ mạng vì ăn hơn 2kg chất thải nhựa. Điều này thật vô cùng tệ hại! Ngay cả những nhu cầu cơ bản nhất là ăn, uống, và ở cũng không được đáp ứng. Tại sao chúng lại phải bị đối xử như vậy?

Bên cạnh đó, cả chúng ta và động vật cũng cần có nhu cầu về đời sống tinh thần. Trong suốt khoảng thời gian này, chúng ta đều cảm thấy thật bực bội khi không thể đi ra ngoài dù chỉ để hít thở một tí không khí. Cứ mãi quanh quẩn trong một không gian cố định. Nói không ngoa rằng nếu chúng ta không tìm các hoạt động giúp ích cho sức khoẻ tinh thần thì có lẽ… chúng ta cũng phát điên mất. Đó là câu nói mà tôi nghe được hầu hết từ những người xung quanh mình trong giai đoạn khó khăn này.

Động vật cũng vậy, đời sống tinh thần của chúng khi bị giam cầm quá lâu cũng bị ảnh hưởng một cách trầm trọng. Năm 2019, trên trang Zing News, tôi đã đọc được tin tức cũng như nhìn thấy những hình ảnh gây ám ảnh cao độ về những con vật sống trong sở thú. Khi bị giam cầm trong một môi trường chật hẹp quá lâu, chúng có thể bị mắc hội chứng Zoochosis, hay còn gọi là hội chứng vườn thú. Đây là biểu hiện rối loạn tâm thần khi động vật sống trong điều kiện nuôi nhốt, chẳng hạn như sở thú hoặc rạp xiếc. Khi bị chứng này, động vật sẽ hành động một cách bất thường và lặp đi lặp lại. Ví dụ như chú khỉ nhảy liên tục trong chuồng hoặc con hổ trắng đi quanh vòng tròn cố định tại sở thú Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là phản ứng của chúng dung để đối phó với sự nhàm chán, tù túng của môi trường nuôi nhốt. Ngoài ra còn có các hội chứng khác như Coprophagia – ăn phân của mình hay hội chứng Trichotillomania – tự nhổ lông quá mức.

Hiện nay, có rất nhiều tổ chức bao gồm các đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong và quốc tế có thể kể đến như: Animals Asia, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, CHANGE, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV), Freeland, GIZ, WildAct và WWF Việt Nam,… đều đồng loạt lên tiếng bảo vệ động vật hoang dã. Hơn thế nữa, nhân ngày Động, thực vật hoang dã thế giới 3/3/2020, Tổ chức quốc tế Humane Society International (HSI) đã đưa ra bảy cách để tất cả mọi người cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã, bao gồm:

  • Là người du lịch thân thiện với động vật

  • Không khai thác động vật hoang dã (ĐVHD) cho mục đích giải trí

  • Không mua các sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD nguy cấp quý hiếm

  • Nói không với việc chụp hình “tự sướng” với ĐVHD

  • Từ chối thịt “đặc sản” thú rừng

  • Đừng mặc, dùng sản phẩm làm từ lông thú

  • Đối xử tốt với các loài gây hại

Open Publishing
Bài viết này không thuộc quan điểm của Vietcetera.
Nơi các cây bút tự do, các chuyên gia, có thể xuất bản các nội dung, bài viết trên nền tảng của Vietcetera. tại đây.