1. Parricide là gì?
Parricide chỉ hành động giết người thân trong gia đình. Ngoài ra, từ patricide (sát hại cha) và matricide (sát hại mẹ) cũng thường được sử dụng thay thế.
Gần đây nhất, vụ việc cô gái trẻ (21 tuổi) dùng cyanua đầu độc cha, sau đó giấu xác khiến dư luận bàng hoàng. Thời gian qua đã có quá nhiều vụ án sát hại người thân trong gia đình.
Tuy nhiên, những vụ việc như thế này không phải chỉ mới xuất hiện. Bộ Công An cho biết, trong năm 2020 có tới 1,200 vụ án giết người thân (chiếm tới 18% tổng số vụ án mạng). Nguyên nhân đa phần đều tới từ những mâu thuẫn trong gia đình không được giải quyết.
Động cơ giết người của cô gái kia cũng tới từ những xích mích với cha mình. Bản thân mẹ của cô gái cũng đã đau lòng mà nói rằng “Nó không hiểu lòng cha mẹ".
2. Nguồn gốc của parricide?
Parricide đã được sử dụng từ những năm 1550 và tới từ tiếng Pháp với nghĩa “giết một người họ hàng gần hoặc bố mẹ”.
Nguồn gốc sâu xa hơn được cho là tới từ tiếng Latin “parricidium”. Cấu tạo từ này được cho là tạo ra từ chữ “parus” (họ hàng) và “cida" (kẻ sát nhân) hoặc “cidium" (giết). Trong tiếng Anh cổ, từ này được viết như sau: fæderslaga.
3. Tại sao parricide phổ biến?
Trong nhiều nền văn hóa và nghệ thuật, cốt truyện nơi con cái giết cha/mẹ rất phổ biến. Trong thần thoại Hy Lạp có câu chuyện nổi tiếng thần Zeus giết cha mình là Cronus để giải cứu các anh chị em. Lịch sử hoàng tộc trên thế giới cũng có những câu chuyện tương tự.
Luật nhà Nguyễn thời xưa cũng đã quy định bất hiếu là một trong mười tội ác nghiêm trọng nhất và không thể dung thứ. Bản thân con cháu mà có hành vi đánh cha mẹ, ông bà cũng bị trừng trị nặng hơn bình thường. Còn đối với việc mưu giết người thân bị phát hiện sẽ bị xử tử ngay bằng cách thắt cổ.
Trong số các vụ án về sát hại người thân gây rúng động phải nhắc tới câu chuyện của Jennifer Pan, một người Canada gốc Việt. Sống trong gia đình của cha mẹ hổ với nhiều áp lực, cô đã lập ra một kế hoạch tinh vi, thuê sát thủ giết hại bố mẹ mình.
Trong các vụ án giết người thân tại Việt Nam, những lý do thường thấy có thể kể đến như nợ nần, tranh chấp tài sản hay ghen tuông. Tuy nhiên thì những vụ án mà con cái đẻ ra đứt ruột, chọn giết chết cha mẹ lại phức tạp hơn khi nó liên quan nhiều tới tâm sinh lý.
Tiến sĩ Kathleen M. Heide, đồng thời cũng là giáo sư tội phạm học, đã xuất bản 2 cuốn sách về parricide chỉ ra những yếu tố tác động đến hành vi của những đứa con này bao gồm:
- Bị nuôi dưỡng trong gia đình không êm ấm, hoặc người thân phụ thuộc vào chất kích thích;
- Nạn nhân của bạo hành;
- Sống trong bạo lực gia tăng dần, điều kiện sống sống xấu đi;
- Bị tổn thương và căng thẳng bởi gia đình;
- Gia đình có sẵn vũ khí.
Ngoài ra, bà nhắc tới 3 kiểu tội phạm giết người thân thường gặp là: đứa con bị bạo hành nghiêm trọng, đứa con có vấn đề tâm thần nặng và đứa con có tính cách chống đối xã hội.
Đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề này, nhưng việc dự báo trước liệu đứa trẻ nào có xu hướng thực hiện hành vi này thường không dễ dàng. Tuy nhiên thì từ xưa tới giờ, bản chất hình thức sát hại người thân trong luật pháp luôn bị xử nặng hơn tội giết người đơn thuần. Luật pháp hiện đại của Việt Nam cũng tăng nặng trách nhiệm hình sự với vụ án liên quan tới sát hại người có công nuôi dưỡng.
Theo TS. Ngô Hoàng Oanh - Giảng viên khoa đào tạo luật sư (Học viện Tư pháp), 70% trẻ vị thành niên phạm pháp đều thiếu sự giáo dục từ gia đình. Ngoài ra thì những tội phạm trẻ tuổi đa phần tới từ hoàn cảnh gia đình phức tạp, thiếu sự quan tâm. Sự bất lực trong giáo dục, vô tâm từ gia đình đa phần đã khiến những đứa trẻ phạm sai lầm lớn nhất trong đời: tự tay cắt đứt đi sợi dây máu mủ, tình thân.
4. Dùng parricide như thế nào?
Tiếng Anh
A: Have you heard about a parricide case that everyone is talking about?
B: Sadly yes. I feel so terrible reading about that tragedy.
Tiếng Việt
A: Cậu đọc cái vụ con giết cha mà mọi người bàn tán chưa?
B: Mình lỡ đọc rồi. Đọc cái thảm kịch đó làm mình thấy buồn kinh khủng.