Quá chén: Khi đi hết mình, làm sao để khi về không hết hồn? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
05 Thg 07, 2022
Uống

Quá chén: Khi đi hết mình, làm sao để khi về không hết hồn?

Quá chén đôi khi không đến từ việc bản thân tự chủ thế nào, mà bắt nguồn từ cả một phông nền văn hóa.
Quá chén: Khi đi hết mình, làm sao để khi về không hết hồn?

Nguồn: Pixels

Cởi Mở HH

Có lẽ người đi bar nào cũng từng có một kỷ niệm quá chén. Đó có thể là lần lầm lỡ “phun vòi rồng” trên xe, mà sáng mai hoàn toàn không nhớ gì như Trang Nguyễn của Cởi Mở Happy Hour, hay là kỷ niệm gây những tai nạn từ nhỏ đến to mà bản thân vẫn nuối tiếc như Đại sứ thương hiệu Diageo & Bartender Leo và Dustin.

Có nhiều lý do dẫn đến việc một cá nhân có thể quá chén, không chỉ đến từ sự lựa chọn của chính họ. Quá chén đôi khi bắt nguồn từ văn hóa. Trong Cởi Mở Happy Hour tập 6, các host đã cùng khám phá những lý do có thể dẫn đến việc quá chén, cùng cách uống vừa vui vừa an toàn.

Quá chén vì định kiến

"Không uống là không nể nhau”

Rượu đã có mặt trên đời từ rất sớm. Trong một thí nghiệm của tiến sĩ Patrick McGovern (University of Pennsylvania), ông đã phát hiện thức uống lên men - tức là rượu - làm từ gạo, mật ong, nho hay táo gai đã có mặt tại Trung Quốc từ năm 7000 trước Công Nguyên. Nhiều sách văn hóa Việt Nam cho rằng rượu cũng có mặt từ thời Hùng Vương, và giai đoạn này thường được làm từ gạo.

Rượu ở thời điểm này được dùng với mục đích chính là tế lễ cho trời đất, cho tổ tiên và những nghi thức quan trọng khác.

Có lẽ bởi rượu được lên men từ gạo - một thứ rất quý giá vào thời xưa - nên rượu cũng được xem trọng, và được xem là sứ giả giữa thần và người. Giờ đây, nó cũng được xem là sứ giả giữa người với người.

Nguồn Bobby Vũ cho Vietcetera
Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera

Nhưng suy nghĩ “rượu rất quý giá” từ thời xa xưa cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thời hiện đại, vì nó cũng được nhiều người xem là cách thể hiện sự tôn trọng. Từ chối một ly rượu, nghĩa là từ chối thiện ý từ người đối diện. Điều này dẫn đến những lời mời “không uống rượu là không nể mặt nhau” khá quen thuộc trên bàn tiệc của các chú, bác của những người con Việt Nam.

Đã có những người lớn vì chữ “không nể” mà phải chấp nhận lời mời, dù bản thân không muốn, và việc quá chén là hậu quả tất yếu.

Tư tưởng này cũng mang tính thế hệ, khi một số người trẻ cũng “copy” cách hành xử của người lớn, như lời chia sẻ của Trang Nguyễn: “Hồi nhỏ mình là người chứng kiến những lần ba phải cắn răng uống rượu. Đến lớn cũng bắt chước, trên bàn tiệc ai mà không uống là sẽ phải tìm cách ép họ uống. Sau này, mình mới nhận ra bản thân đang không tôn trọng sự lựa chọn của họ.”

Uống vì định kiến giới

Nguồn Bobby Vũ cho Vietcetera
Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera

Một định kiến về rượu là nó chỉ dành cho phái nam - “nam vô tửu như kỳ vô phong”. Có lẽ xuất phát điểm từ việc rượu thường dành cho việc cúng bái, thờ phụng, và cũng vì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên việc này thường được gắn cho đàn ông. Cũng vì lý do này, người đàn ông nào không uống sẽ dễ bị phán xét và chịu nhiều chỉ trích về giới tính của mình.

Trong khi ngược lại, phụ nữ cũng sẽ dễ bị phán xét hơn nếu là người uống rượu. Những lời so sánh “gái ngoan” hay “gái hư” là một ví dụ.

Những suy nghĩ này đã bén rễ trong lòng người Việt, khiến bàn tiệc đôi lúc trở nên căng thẳng hơn, và việc uống rượu đôi lúc trở thành một gánh nặng.

Quá chén vì không đặt ra ranh giới

“Cứ một cái nhấp môi thì sẽ có thêm mười cái nhấp môi.” - Trang Nguyễn kể về kinh nghiệm đi bar của mình. Bởi có nhiều lần cô đến bàn tiệc chỉ để giải trí mà không có nhu cầu uống. Điều khó khăn của việc này là bản thân phải tự đặt ra những giới hạn. Bởi tâm lý FOMO dễ khiến bạn đầu hàng trước những nguyên tắc.

Nguồn Bobby Vũ cho Vietcetera
Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera

Và một trong những ranh giới nguy hiểm nhất là vẫn lái xe sau khi uống rượu, dù là dưới ngưỡng ngừng hay không. Thông thường, việc vẫn tham gia giao thông sau khi sử dụng đồ uống có cồn đến từ tâm lý "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ", theo Dustin.

Có một kỷ niệm về việc quá chén mà Trang Nguyễn nhớ mãi, là một ngày cô quyết định lái xe sau khi đã say, một cách rất bình thường. Nhưng trước khi đến được với chiếc xe, bạn trai Trang đã ôm chầm lấy, không cho cô đi. Sau đó, Trang đã bị giận một thời gian.

"Mình đã sống cả một tuổi thơ chứng kiến việc ba vì 'xỉn' nên rớt dép, đi đường ngã... rất nhiều nên mình cũng thấy mọi việc bình thường. Nhưng khi phải đi giải quyết lần giận nhau đó, mình mới được bạn trai bảo rằng mình đang làm một việc rất ích kỷ khi lái xe sau khi uống, bởi chỉ một quyết định đó của mình sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến rất nhiều người khác."

Chuyên trang tập san y khoa The Lancet đã chỉ ra Việt Nam nằm trong nhóm nước tiêu thụ đồ uống có cồn nhiều nhất thế giới và đứng đầu khu vực châu Á. Trong các tai nạn giao thông ở Việt Nam, nguyên nhân từ rượu chiếm khoảng 40%.

Say rượu lái xe có thể bình thường với một số người, nhưng không phải chuyện gì số đông bảo đúng là nó sẽ đúng.

Làm gì để quá chén một cách có trách nhiệm?

Với Dustin và Trang Nguyễn, quá chén là một lựa chọn, không có đúng hay sai. Nhưng bạn luôn cần chuẩn bị thật kỹ càng trước những lựa chọn của mình.

Nguồn Bobby Vũ cho Vietcetera
Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera

Theo kinh nghiệm của Dustin, bạn có thể quay trước một video dặn dò với bạn bè. Video có thông tin về địa chỉ, cách vào nhà và những liên lạc khẩn cấp, để bạn bè có thể đưa bạn về nhà an toàn dù cho bạn có quá chén đi nữa. Ngoài ra, bạn có thể chọn cho mình một người luôn tỉnh táo trong những cuộc vui và đưa điện thoại cho họ để được hộ tống về tận nơi.

Gợi ý của Trang Nguyễn là bạn luôn cần lấp đầy bụng trước khi uống để không chịu cảm giác quá khó chịu khi trót uống say. "Và đừng cầm điện thoại trong lúc uống rượu khi thất tình, vì khi cảm xúc nhân lên, sẽ có những cuộc điện thoại hay tin nhắn mà bạn thấy thật 'ngu ngốc' khi nhìn lại."

Leo chia sẻ có một quan niệm của bộ manga Bartender mà anh thấy rất đúng, rằng bartender là người giữ cửa địa ngục. Bartender sẽ quyết định có thể cho khách hàng một trải nghiệm uống rượu tốt hay không. Vậy nên người đứng sau quầy bar cũng nên là người lưu ý đến khách mỗi khi họ quá chén để kịp thời xử trí.

Chuẩn bị kỹ càng cho bản thân khi say là một vấn đề, nhưng chúng ta vẫn cần giải quyết những định kiến về rượu đã có từ rất lâu.

Chúng ta cần uống vì mình thích, chứ không phải bị ép buộc vì những định kiến.

Johnnie Walker là thương hiệu Scotch Whisky số một thế giới (theo IWSR), được yêu thích trên hơn 180 quốc gia.

Được John Walker thành lập vào năm 1820, từ một cửa hàng buôn bán nhỏ, trải qua sáu thế hệ bậc thầy pha chế, Johnnie Walker đã tiên phong tạo ra những hương vị mới táo bạo, và vươn mình thành một doanh nghiệp sản xuất rượu whisky tầm cỡ quốc tế. Johnnie Walker hiện nay sở hữu một kho tàng whisky đầy phong cách, nguyên bản, và đặc trưng. Các dòng rượu whisky của nhà Walker từng đoạt giải thưởng bao gồm Johnnie Walker Red Label, Black Label, Double Black, Green Label, Gold Label Reserve, Aged 18 Years, XR và Blue Label.

Với tổng doanh số hàng năm hơn 14 triệu chai được bán ra (theo IWSR, 2020), Johnnie Walker trở thành nhãn hiệu Scotch Whisky phổ biến nhất trên thế giới.

#JohnnieWalker #KeepWalking #drinkresponsibly18+