Đi tìm sự nguyên bản: Shunri Nishizawa — Lưu giữ bản sắc văn hóa qua kiến trúc | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Đi tìm sự nguyên bản: Shunri Nishizawa — Lưu giữ bản sắc văn hóa qua kiến trúc

Làm sao để có thể lưu giữ bản sắc văn hóa trước xu hướng "vô diện hóa" của các đô thị? Nghe lời giải đáp của kiến trúc sự người Nhật Shunri Nishizawa.

Đi tìm sự nguyên bản: Shunri Nishizawa — Lưu giữ bản sắc văn hóa qua kiến trúc

Nhà Châu Đốc. | Nguồn: Pizza 4P's.

"Generic city", tạm dịch là "đô thị vô diện" là một khái niệm được Rem Koolhaas – một kiến trúc sư người Hà Lan đặt ra. Trước bối cảnh dân số bùng nổ, các đô thị vô diện được hình thành mà không có một bản sắc hay lịch sử riêng biệt.

Ngày nay, các đô thị vô diện đang có xu hướng gia tăng rõ rệt tại các quốc gia đang phát triển. Theo dự kiến, đây sẽ là mô hình đô thị phổ biến nhất vào năm 2050, khi dân số thế giới đạt cột mốc 9.8 tỷ người.

Một số người quan ngại rằng xu hướng này sẽ làm các thành phố mất đi những giá trị riêng, trong khi những người ủng hộ cho rằng đây là một sự thỏa hiệp cần thiết nếu chúng ta muốn xây dựng một môi trường sống phù hợp cho một cộng đồng đa văn hóa. 

Tiếp nối series "Đi tìm sự nguyên bản" cùng Pizza 4P's, chúng tôi có cuộc phỏng vấn với anh Shunri Nishizawa. Hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam, anh Shunri từng được đào tạo tại studio thiết kế danh tiếng Tadao Ando Architect and Associates của Nhật Bản.

Cùng Vietcetera trò chuyện về tương lai của kiến trúc Việt Nam, anh chia sẻ những góc nhìn của mình về xu hướng "vô diện hóa" của các đô thị hiện đại, cũng như cách chúng ta có thể lưu giữ bản sắc văn hóa cho những thế hệ tiếp theo.

Với thiết kế thư thái và thoáng đãng đặc trưng của các nước nhiệt đới Nhà Thông là công trình thu hút được nhiều sự chú ý nhất trong 3600 dự án được ArchDaily chia sẻ
Với thiết kế thư thái và thoáng đãng đặc trưng của các nước nhiệt đới, Nhà Thông là công trình thu hút được nhiều sự chú ý nhất trong 3600 dự án được ArchDaily chia sẻ.

Cơ duyên nào đã đưa anh đến Việt Nam sau khi được đào tạo tại Tadao Ando Architect and Associates?

Trong thời gian đào tạo tại Tadao Ando, tôi có cơ hội được tiếp xúc với nhiều công trình quốc tế, trong số đó là một dự án nhà ở Sri Lanka. Dự án này đã khiến tôi quan tâm hơn về Đông Nam Á. Tôi cảm thấy rằng mọi khía cạnh của Đông Nam Á đều rất sôi nổi. Con người và kiến trúc tại đấy đều tràn đầy năng lượng. 

Theo quan sát của tôi, ngành kiến trúc hiện nay có xu hướng đề cao tính thực tiễn hơn tính sáng tạo. Một sự thực tiễn khuôn mẫu để có thể làm hài lòng đại đa số. 

Chẳng hạn, các tòa chung cư hiện đại có thiết kế rất tiện lợi. Nhưng vì các nhà thầu sẽ ưu tiên một số vật liệu nhất định, chúng tôi buộc phải sử dụng sản phẩm có sẵn làm từ vật liệu đó để xây dựng. Chúng tôi không thể thể đề xuất sự đột phá, dù chỉ là một thay đổi nhỏ trong khung cửa sổ hay cửa chính.  

Con người có thể sống một cuộc sống thoải mái trong các công trình thương mại. Nhưng cá nhân tôi lại muốn tìm kiếm những ý nghĩa sâu sắc hơn trong các thiết kế của mình. Với tôi, kiến trúc không chỉ là để xây dựng một nơi ở, nó còn là lăng kính để chiêm ngưỡng sự muôn màu của cuộc sống. 

Ở Việt Nam, con người có truyền thống tự chủ, nên họ không quá lo lắng về việc trông nom nhà cửa vì họ thường có thể tự mình sửa chữa. Họ hài lòng dù cơ ngơi của họ có khiêm tốn đến nhường nào. Được truyền cảm hứng bởi sự phóng khoáng của người dân nơi đây, tôi đã tìm thấy niềm vui khi được sống, và đó là điều tôi nghĩ tôi muốn truyền tải qua kiến trúc.

Có một câu nói nổi tiếng trong "Essay in Idleness" là "Cách xây dựng một ngôi nhà nên dựa vào thời tiết của mùa hè". Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, tôi nghĩ nét đẹp nhiệt đới và sự hài hòa với thời tiết ngay cả trong mùa giông bão sẽ là điểm nhấn cho kiến trúc Việt.

Nhà Châu Đốc được đăng trên bài báo mới nhất của TASCHEN mang tên “Homes of Our Time Nishizawa tin rằng người dân địa phương sẽ tự tin hơn khi kiến trúc của họ được thế giới công nhận Hình ảnh bên phải là ngôi nhà sàn nơi khách hàng của Nishizawa từng sinh sống nishizawa tin rằng người dân địa phương sẽ tự hơn khi kiến trúc của họ được thế giới công nhận hình ảnh bên phải là ngôi nhà sàn nơi khách hàng từng sinh sống
Nhà Châu Đốc được đăng trên bài báo mới nhất của TASCHEN mang tên “Homes of Our Time". Nishizawa tin rằng người dân địa phương sẽ tự tin hơn khi kiến trúc của họ được thế giới công nhận. Hình ảnh bên phải là ngôi nhà sàn nơi khách hàng của Nishizawa từng sinh sống.

Anh có thể đưa ra một ví dụ về sự hài hòa của kiến trúc Đông Nam Á đương đại?  

Kiến trúc đương đại được cho là đã khởi nguồn từ và được định hình bởi kiến trúc châu Âu. Kiến trúc Đông Nam Á đương đại — nằm ngoài khuôn khổ đó — thường kết hợp các yếu tố phương Đông, và được xây dựng bằng các vật liệu giá thành thấp, thân thiện với môi trường. Đáng tiếc thay, có vẻ như những truyền thống này đang dần biến mất.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn bảo tồn được lối kiến trúc đặc trưng của mình. Lấy cảm hứng từ kiến thức và văn hóa dân gian, kiến trúc Việt Nam có sự hài hòa nhất định với khí hậu nhiệt đới. Tôi muốn khám phá những yếu tố này, vì đối với tôi, chúng phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa kiến trúc và cuộc sống của con người. 

Nhà Hàng của Bóng Râm Pizza 4Ps Hai Bà Trưng được xây dựng theo chủ đề “Ngày và Đêm của Miền Nhiệt Đới Ánh sáng mặt trời cũng như mưa và gió là nguồn tài nguyên dồi dào của các nước xích đạo Mang âm hưởng của thiên nhiên các dự án của Nishizawa lấy những vẻ đẹp thường ngày này làm cảm hứng chủ đạo Ánh sáng mặt trời cũng như mưa và gió là nguồn tài nguyên dồi dào của các nước xích đạo mang âm hưởng thiên nhiên dự án nishizawa lấy những vẻ đẹp thường ngày này làm cảm hứng chủ đạo
Nhà Hàng của Bóng Râm (Pizza 4P's Hai Bà Trưng) được xây dựng theo chủ đề “Ngày và Đêm của Miền Nhiệt Đới". Ánh sáng mặt trời, cũng như mưa và gió, là nguồn tài nguyên dồi dào của các nước xích đạo. Mang âm hưởng của thiên nhiên, các dự án của Nishizawa lấy những vẻ đẹp thường ngày này làm cảm hứng chủ đạo.

Anh đã phối hợp sự hài hòa của kiến trúc Đông Nam Á trong các công trình của mình như thế nào đó? 

Chúng tôi đã xây một ngôi nhà mang tên “Nhà Châu Đốc” tại tỉnh An Giang, Việt Nam. Để tới được khu vực này, bạn phải mất khoảng 7 tiếng đi xe và phà từ TP. Hồ Chí Minh. Khu vực này nằm dọc theo bờ sông Mekong nên người dân sống ở đây phải chịu lũ lụt thường xuyên. Do đó, hầu hết các căn nhà được đặt sàn hoặc được xây để nổi trên mặt nước. 

Nơi đây có một cảnh quan rất độc đáo. Mọi người sống cả cuộc đời trên mặt nước. Nếu tôi không phải là một kiến trúc sư, tôi vẫn sẽ thấy lối sống này thú vị. Tuy nhiên, hầu hết các cư dân tại đây đều có vẻ xấu hổ về cơ ngơi của mình. Họ chẳng dám giới thiệu với ai vì nghĩ nhà mình quá tồi tàn.

Thật ra, vị khách hàng ở Châu Đốc đã yêu cầu tôi thiết kế một ngôi nhà theo phong cách thường thấy ở TP. Hồ Chí Minh. Đó là một ngôi nhà đô thị — một khối bê tông tiện lợi chẳng có mấy cá tính nhưng được nhiều người xem là biểu tượng của sự giàu có.

Chúng tôi đã thuyết phục khách hàng rằng ngôi nhà của họ sẽ có ý nghĩa hơn, nếu nó được thiết kế để làm bật lên truyền thống sinh sống hài hòa với sông nước của người dân nơi đây.

Khi ngôi nhà được hoàn thành, cả khách hàng lẫn người dân trong khu vực đều rất hài lòng, và tôi đã nhận được rất nhiều lá thư nói rằng, “Cảm ơn anh đã giúp chúng tôi tìm lại vẻ đẹp của cuộc sống hằng ngày”. Tôi rất vui khi thấy người dân thay đổi cách nhìn nhận những giá trị trong cuộc sống qua kiến trúc của mình. 

Bản khảo sát trái và một bản phác thảo phải cho một dự án cải tạo khu dân cư lao động Tháo dỡ tòa nhà hiện tại Nishizawa cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lắp đặt thêm từng bộ phận một để tối ưu và đa dạng hóa không gian sống mới
Bản khảo sát (trái) và một bản phác thảo (phải) cho một dự án cải tạo khu dân cư lao động. Tháo dỡ tòa nhà hiện tại, Nishizawa cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lắp đặt thêm từng bộ phận một để tối ưu và đa dạng hóa không gian sống mới. 

Anh làm thế nào để có nắm bắt được vẻ đẹp của một địa điểm hay công trình mà mình thực hiện? 

Trong thời buổi hiện đại, chúng ta có xu hướng phân khúc và tiêu chuẩn hoá nhiều thứ khác nhau và gán ghép cho chúng những vai trò cụ thể. Chẳng mấy chốc, những khái niệm như giá trị hay phong cách sống cũng bị mang ra đo lường.

Trong kiến trúc cũng vậy. Các khu dân cư đang mọc lên tại các thành phố ở Nhật Bản bị đồng hóa về thiết kế, không hề phản ánh sự đa dạng của những người dân ở đó. Vì thế, trong mỗi dự án, chúng tôi dành thời gian để trao đổi với khách hàng về những vấn đề như: “Bạn muốn có lối sống như thế nào?” và “Chúng ta có thể lan tỏa những giá trị nào?” 

Sắp tới, chúng tôi sẽ thực hiện một dự án cải tạo khu dân cư lao động ở TP. Hồ Chí Minh. Với những công trình như thế này, thường mọi người muốn xây dựng một khu nhà khang trang và tiện nghi. Tuy nhiên, khi chúng tôi tiến hành khảo sát đo lường, chúng tôi phát hiện ra rằng mỗi căn nhà có kích thước khác nhau và không gian sinh hoạt của một cư dân sẽ lấn vào không gian chung của hẻm vì mỗi phòng chỉ rộng khoảng 12 mét vuông. 

Điều làm khu dân cư này đặc biệt chính là sự thân mật và ấm áp. Nơi đây có một khu vườn với ánh nắng tự nhiên, và một gác xép mà mọi người có thể lên bằng một cái thang. Ở đây đã có sẵn những không gian thú vị và phóng khoáng tựa trưng cho lối sống của các cư dân. Thông qua những quan sát và trao đổi với khách hàng, chúng tôi đã tìm ra giải pháp tối ưu để cải tạo những căn hộ này.

Vậy nên, để trả lời cho câu hỏi của bạn, “đẹp” là một khái niệm không bắt buộc phải đồng nhất. Nó phụ thuộc ở con người và môi trường sống của họ.

Làm thế nào để một thành phố có thể phát triển thịnh vượng mà không đánh mất bản sắc? 

Ở những nước phương Tây và Nhật Bản, các thiết kế nhà ở thường không có nhiều sự phá cách. Nhưng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, bạn sẽ hay thấy mọi người đi mua gạch, trải xi măng, tự tay đóng một cái cửa mới, bất cứ thứ gì mà họ thích.

Các kiến trúc sư có lẽ sẽ không vui lòng lắm khi thấy các thiết kế của họ bị phá hoại. Tuy nhiên, tôi lại thấy cảm phục sự tự tin của các cư dân trong việc xây dựng môi trường sống của mình.

Cuộc sống ở Đông Nam Á rất gần gũi. Khi đi vào một khu chợ, bạn có thể cảm thấy nguồn năng lượng tỏa ra từ dòng người tấp nập. Ngay cả trong một không gian nhỏ và hạn chế, mọi người vẫn khéo léo xoay sở bằng cách dựng tủ và làm tường để tận dụng mọi khoảng không mà mình có. 

Sự tự tin trong việc làm chủ không gian sống, cùng nguồn năng lượng dồi dào tỏa ra từ cộng động chính là những giá trị đặc trưng của Đông Nam Á. Nếu những giá trị như vậy có thể được nhận rộng ra khắp các thành phố và cả nước, thì một tương lai nơi chúng ta được sống trong những thành phố sống động, giàu bản sắc hoàn toàn nằm trong tầm với.

Thay vì xây dựng một đô thị phồn hoa nhưng vô hồn, chỉ chú trọng những giá trị kinh tế, tôi mong chúng ta có thể xây dựng một môi trường cởi mở, nơi mọi người có thể tự do khám phá những mảng muôn màu của cuộc sống. 

Đi tìm sự nguyên bản Shunri Nishizawa — Lưu giữ bản sắc văn hóa qua kiến trúc4

Shunri Nishizawa được sinh ra tại Tokyo vào năm 1980. Sau khi tốt nghiệp ngành Giáo Dục ở University of Tokyo, anh làm việc tại Tadao Ando Architect and Associates và thành lập Nishizawa Architect tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Anh được vinh danh bởi nhiều giải thưởng kiến trúc trong nước và quốc tế như Giải thưởng của Hiệp hội Kiến Trúc Sư Việt Nam, Giải thưởng ARCASIA ( Architects Regional Council Asia), và Giải thưởng WADA 2017.