Tại sao người ta kỳ thị đồng tính một cách vô thức? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Tại sao người ta kỳ thị đồng tính một cách vô thức?

Bạn khó chịu với chủ đề đồng tính mà không thể giải thích tại sao? Mặc dù người đồng tính chưa từng gây hại đến bạn?
Tại sao người ta kỳ thị đồng tính một cách vô thức?

Nhi Thanh @obanhmis cho Vietcetera

Gần đây, truyền thông tại việt Nam đã cho thấy sự cởi mở và đón nhận những người trong cộng đồng LGBT+ thông qua những TV series, báo chí, mạng xã hội... Người trẻ cũng dần tò mò và bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về các thông tin xoay quanh chủ đề về giới.

Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những luồng ý kiến và tư tưởng trái chiều, thậm chí là công khai miệt thị và xúc phạm đến những người trong cộng đồng này. Vậy việc kỳ thị người đồng tính bắt nguồn từ đâu, hậu quả là gì và làm thế nào để khắc phục?

1. Hội chứng ghê sợ đồng tính luyến ái là gì?

Ghê sợ đồng tính luyến ái (tiếng anh: Homophobia) là nỗi sợ hãi, căm ghét, ác cảm hoặc phân biệt đối xử với người đồng tính một cách vô lý.

2. Biểu hiện thường thấy của hội chứng này

Thái độ: Coi thường, miệt thị, khó chịu,... với cách thể hiện giới (gender expression) của người đồng tính từ việc ăn mặc, đi đứng đến cách ăn nói.

Hành vi: Xa lánh, cười cợt, chế giễu, nhại lại hành động, yêu cầu họ phải nói năng, cư xử mạnh mẽ hay nữ tính hơn.

Đối tượng của việc bị kỳ thị không chỉ là người khác, mà có những người còn mang sự kỳ thị đối với bản thân bởi ảnh hưởng của định kiến xã hội.

3. Góc nhìn của tâm lý học

Có nhiều dạng ghê sợ đồng tính luyến ái trong đó có ghê sợ đồng tính của chính mình (internalized homophobia) và ghê sợ đồng tính hợp lý (rationalized homophobia).

Ghê sợ đồng tính của chính mình (Internalized homophobia)

Coacute rất nhiều người đồng tiacutenh gặp khoacute khăn trong việc chấp nhận bản thacircn
Có rất nhiều người đồng tính gặp khó khăn trong việc chấp nhận bản thân

Ghê sợ đồng tính của chính mình là nỗi ác cảm, sợ hãi, xấu hổ và lo lắng với cảm giác đồng tính trong bản thân vì định kiến xã hội (Theo Psychology Today). Cảm giác này gây cho họ sự băn khoăn nặng nề hoặc không chấp nhận xu hướng tính dục của chính bản thân.

Hiện tượng này một dạng mâu thuẫn nhận thức (cognitive dissonance) – khi một người giữ hai niềm tin, giá trị hoặc thái độ trái ngược nhau. Do con người có xu hướng tìm kiếm sự nhất quán trong thái độ và nhận thức, nên xung đột này gây ra một cảm giác khó chịu trong họ. Một mặt, họ có hứng thú với người cùng giới. Mặt khác, họ lại muốn thích ứng với tinh thần coi tất cả mọi người là dị tính (hesterosexual sexual) và quan hệ nam nữ là chuẩn mực của xã hội.

Ghê sợ đồng tính hợp lý (Rationalized homophobia)

Ghê sợ đồng tính không chỉ đơn thuần là việc gây hấn với người đồng tính. Đó còn là cảm xúc khó chịu xung quanh vấn đề đồng tính mà chính cá nhân người kỳ thị cũng không hiểu được nguyên do.

Những nhà tâm lý xã hội đã có rất nhiều nghiên cứu về cảm xúc sợ hãi và ghê tởm làm sai lệch những đánh giá của ta về thực tế. Thay vì đánh giá việc đồng tính dựa trên bản chất của nó, chúng ta lại vô thức liên tưởng nó như một loại nguy hiểm.

Đây được gọi là cơ chế “chiến hoặc chạy” (fight or flight), giúp ta sinh tồn trong quá trình tiến hóa (như việc chạy đi khi thấy thú dữ). Cơ chế này hoạt động nhanh hơn cả lý trí - một khả năng chỉ mới xuất hiện sau này của con người.

Cơ chế chiến hoặc chạy lagrave một giả thuyết được dugraveng để giải thiacutech cho việc kỳ thị chiến hoặc chạy
Cơ chế "chiến hoặc chạy" là một giả thuyết được dùng để giải thích cho việc kỳ thị

Bên cạnh cơ chế “chiến hoặc chạy”, còn có một hiện tượng tâm lý khác để lý giải việc kỳ thị. Trong nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học Jonathan Haidt đã hỏi các đối tượng nghiên cứu rằng liệu có sai về mặt đạo đức khi xé quốc kỳ và xả các mảnh xuống nhà vệ sinh tại nhà. Những người nói đó là sai không thể dễ dàng giải thích tại sao. Tương tự, mọi người thường không chấp nhận quan hệ tình dục đồng thuận giữa anh chị em, nhưng lại không thể trả lời được vì sao việc đó lại sai.

Các nhà tâm lý học gọi những cảm giác như trên là “trực giác đạo đức” (moral intuitions) – các phán xét vô thức bắt nguồn từ cảm xúc hoặc những gì ta được dạy, và thường liên quan đến sự ghét bỏ. Haidt nói rằng mọi người liên hệ đến cảm xúc để giúp họ quyết định điều gì nên tin. Khi nhận thức của bạn về thực tế bị chi phối bởi cảm xúc mạnh mẽ, nó sẽ tạo nên sự thiên kiến nhận thức (cognitive bias). Điều này giải thích những kết luận tiêu cực về người đồng tính và tại sao có rất nhiều người cố chấp với suy nghĩ này, mặc dù chẳng có gì chứng minh.

4. Hậu quả của hội chứng ghê sợ đồng tính

Nỗi sợ hãi vô lý này chính là tiền đề của sự kỳ thị. Điều này có thể gây ra những vấn đề về tâm lý đối với người bị kỳ thị (46% người được khảo sát cho thấy nguy cơ của bệnh trầm cảm).

Để được chấp nhận nhiều người đồng tiacutenh phải cố gắng che giấu bản thacircn
Để được chấp nhận, nhiều người đồng tính phải cố gắng che giấu bản thân

Trẻ vị thành niên hoặc thanh thiếu niên là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự kỳ thị. Hậu quả bao gồm:

  • Ngăn chặn việc kết nối thân mật với người khác.
  • Hạn chế giao tiếp với gia đình.
  • Giảm khả năng thể hiện bản thân vì bị giới hạn trong các vai trò cứng nhắc về giới (gender role).
  • Dẫn đến việc thể hiện giới tính sai lầm để chứng minh rằng họ không phải là người đồng tính, như các hành vi bạo lực, lạm dụng chất kích thích, rượu bia.
  • Cản trở sự đa dạng.
  • Trong thời niên thiếu, cảm giác thuộc về và được chấp nhận bởi một nhóm (gia đình, bạn bè) là rất quan trọng. Việc bị từ chối bởi nhóm có thể khiến cá nhân gặp vấn đề trong việc thừa nhận bản thân.
  • Dẫn đến sự tự giới hạn và loại trừ, góp phần tạo nên môi trường phân biệt đối xử và bạo lực.

5. Làm sao để thoát khỏi nỗi sợ

Những hành động có thể giảm bớt nỗi sợ hãi vô lý này là:

  • Cởi mở đối thoại và không ngại tranh luận về vấn đề này, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của quyền con người.
  • Đồng tính là một thực tế. Vì thế, nên nói chuyện với gia đình về chủ đề này, thảo luận nó ở trường học với mọi người xung quanh nhằm mục đích nâng cao nhận thức.
  • Khuyến khích người đồng tính nói về cảm xúc của bản thân, hỗ trợ họ trong việc chấp nhận bản thân, nhắc nhở họ rằng luôn có sự hỗ trợ từ gia đình hay các chuyên gia.
  • Chủ động tìm hiểu những kiến thức về giới. Vừa tăng thêm hiểu biết về cộng đồng LGBT+, vừa giảm đi nỗi sợ hãi không có căn cứ với họ.
  • Mỗi cá nhân phải tự đặt câu hỏi và ý thức được về những việc mình nói và làm đối với người đồng tính có làm họ tổn thương. Không đùa cợt, bình phẩm “kém duyên” và cẩn trọng trong việc chọn đại từ nhân xưng khi nói chuyện với họ.