Tiến trình số hoá ngành đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam: Những thay đổi tại IMAP | Vietcetera
Billboard banner

Tiến trình số hoá ngành đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam: Những thay đổi tại IMAP

Việc kết hợp giữa các hình thức học offline, online, song hành với việc sử dụng các ứng dụng học tập như ELSA sẽ giúp học viên tăng tính trải nghiệm.

Tiến trình số hoá ngành đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam: Những thay đổi tại IMAP

Nguồn: IMAP

ELSA x Vietcetera

Được đánh giá thuộc nhóm nước có trình độ tiếng Anh trung bình, tại Việt Nam hiện có khoảng 22 triệu học viên và hàng chục triệu người trong độ tuổi lao đồng cần bổ sung kiến thức và kỹ năng Anh ngữ. 

Thị trường tiềm năng là vậy, tuy nhiên, thực tế là phần lớn ngành Đào tạo hiện giờ vẫn đi theo mô hình offline vì những lợi thế nhất định, điển hình là sự tương tác trực tiếp, sự tập trung và kết nối với bạn bè, giáo viên. 

Trong bối cảnh hạn chế do dịch bệnh, thị trường đào tạo bắt buộc phải có sự thay đổi về cách thức để đảm bảo tốt nhất chất lượng giáo dục và giúp học viên vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, con đường duy nhất là số hóa - kết hợp mô hình online vào chương trình giảng dạy vốn có.

Cùng chúng tôi trò chuyện với chị Nguyễn Thị Hoa (Chủ tịch HĐQT, Đồng sáng lập Công ty CP Giáo dục & Đào tạo IMAP Việt Nam) về lộ trình số hoá đang diễn ra tại trung tâm Anh ngữ này, với sự đồng hành của ứng dụng học phát âm hàng đầu thế giới, ELSA.

Chị Nguyễn Thị Hoa Chủ tịch HĐQT Đồng sáng lập Công ty CP Giáo dục Đào tạo IMAP Việt Nam Nguồn IMAP
Chị Nguyễn Thị Hoa, Chủ tịch HĐQT, Đồng sáng lập Công ty CP Giáo dục & Đào tạo IMAP Việt Nam. | Nguồn: IMAP.

IMAP ứng dụng mô hình và phương pháp giảng dạy như thế nào để đáp ứng nhu cầu của học viên?

IMAP ứng dụng mô hình đào tạo S-SMART, với 5 điểm sáng bao gồm “tính tương tác trong lớp học”, “tính thực hành ngôn ngữ”, “kĩ thuật truyền cảm hứng”, “kĩ thuật kết nối” và “sự chắt lọc kiến thức”.

Tại IMAP, giáo viên sử dụng bộ kĩ thuật đặt câu hỏi - đủ khó để kích thích học viên và đủ dễ để học viên có thể trả lời. Qua đó, giáo viên và học viên sẽ cùng nhau xây dựng bài giảng, học viên sẽ động não suy nghĩ, đưa ra câu trả lời và quan điểm cá nhân.

Trong khi kiến thức là hiểu biết của một con người thì kỹ năng sẽ là khả năng vận dụng kiến thức đó vào thực tế. Tuy nắm rõ cấu trúc và dấu hiệu nhận biết của các thì, khả năng phản xạ và biến cấu trúc đó thành câu trả lời hoàn chỉnh của các bạn học sinh vẫn rất rất hạn chế, bởi các bạn mới chỉ thành thạo về kiến thức chứ chưa chuyển đổi được thành kỹ năng.

Để khắc phục khó khăn này, quy trình tại IMAP đi theo quy tắc SKS (Skill – Knowledge – Skill) khi bước đầu cho người học tiếp cận ngôn ngữ dưới hình thức Nghe - Đọc, từ đó đúc rút kiến thức trọng tâm và áp dụng ngay vào hai kỹ năng đầu ra là Nói - Viết.

Với mục tiêu giúp học viên đạt được đích đến cuối cùng của việc học ngôn ngữ là để giao tiếp, IMAP luôn cố gắng tạo môi trường học tập nơi các bạn được thực hành ngôn ngữ nhiều nhất có thể, qua các bài giảng được thiết kế theo quy tắc PACES (P – Proposal, A – Analyze, C – Conclusion, E – Enhance và S – Small exercise). Trong đó, bước cuối cùng (bước S) là bước sẽ giúp học viên luyện tập ngay kiến thức mà mình vừa học được.

Kỹ thuật truyền cảm hứng cũng đóng vai trò quan trọng trong phương pháp đào tạo tại IMAP, được thể hiện qua rõ ràng nhất thông qua phong cách và kỹ thuật giảng dạy của giáo viên. 

IMAP hoạt động với tầm nhìn “Mở rộng thị trường không chỉ ở Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh Đà Nẵng Hải Phòng mà còn triển khai tại các tỉnh thành khác với quy mô lên đến 80 cơ sở vào năm 20202025” Nguồn IMAP
IMAP hoạt động với tầm nhìn “Mở rộng thị trường không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng mà còn triển khai tại các tỉnh thành khác, với quy mô lên đến 80 cơ sở vào năm 2020-2025”. | Nguồn: IMAP.

Việc tương tác và kết nối không chỉ được thể hiện trong giờ học, mà còn thông qua việc chăm sóc học viên, cung cấp thêm các tài liệu sau giờ học thông qua các nền tảng mạng xã hội, giúp gắn kết tình thầy - trò và tăng sự thoải mái của học viên khi học trên lớp.

Việc chắt lọc kiến thức cũng là một đặc điểm được chú trọng. Thay vì học dàn trải tất cả kiến thức có trong tiếng Anh, học viên sẽ chỉ học những kiến thức trọng tâm và cần thiết, nhằm ứng dụng tốt nhất lượng kiến thức đó vào việc đạt được mục tiêu đề ra.

Thị trường đào tạo tiếng Anh trong nước hiện đang đối mặt với những thử thách và cơ hội như thế nào?

Trong thời điểm Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình hội nhập và mở rộng, chú trọng quan hệ quốc tế cũng như thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ các nước phát triển, người lao động càng có thêm cơ hội học tập tại nước ngoài cũng như nâng cao cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn, đa quốc gia. 

Ngày càng có nhiều đối tượng sinh viên và những người trong độ tuổi lao động nhận thức được tầm quan trọng và tính thực tế của tiếng Anh trong đời sống và công việc. Điều này tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển hơn nữa của thị trường đào tạo tiếng Anh trong tương lai.

Bên cạnh những cơ hội trước mắt, thị trường cũng cần rào trước những thách thức không thể tránh khỏi. 

Đó là tính cạnh tranh khốc liệt đến từ các đơn vị đào tạo lớn, và số lượng gia tăng nhanh chóng của các đơn vị vừa và nhỏ. Đặc biệt là khi học viên đã có sự trải nghiệm tại nhiều trung tâm hay đã từng có những trải nghiệm không tốt với tiếng Anh, họ sẽ có kì vọng cao cũng như sự so sánh về chất lượng, dịch vụ của mỗi mô hình đào tạo. 

Bên cạnh đó, đối tượng học viên đang trong độ tuổi lao động sẽ dễ bị chi phối, phân tâm bởi thời gian dành cho công việc, gia đình và dễ khiến quá trình học bị gián đoạn, không liên tục, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đầu ra.

Một thách thức nữa nằm ở việc xác định mục đích học tiếng Anh của mỗi học viên. Đa số các bạn khi đến với tiếng Anh đều nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc trau dồi ngôn ngữ. 

Tuy nhiên, nếu như có những học viên đã đề ra mục tiêu cần có chứng chỉ TOEIC hay IELTS thì sẽ có những đối tượng sẽ học tiếng Anh để phục vụ cho công việc hàng ngày. Với những bạn thuộc nhóm thứ hai, việc xây dựng mô hình học phù hợp với đối tượng này sẽ khó khăn hơn khi cần làm rõ về mục tiêu đầu ra và giúp học viên nhận thấy được sự tiến bộ của bản thân.

Sứ mệnh của IMAP là “Giúp 10 triệu người Việt tự tin giao tiếp Tiếng Anh và 1 triệu người Việt đạt 65 IELTS” Nguồn IMAP
Sứ mệnh của IMAP là “Giúp 10 triệu người Việt tự tin giao tiếp Tiếng Anh và 1 triệu người Việt đạt 6.5 IELTS”. | Nguồn: IMAP.

Những xu hướng đào tạo tiếng Anh phát triển mạnh sau đại dịch là gì?

Một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ sau đại dịch là bài giảng online – được cung cấp dưới hình thức video bài học được giáo viên ghi hình lại. Xu hướng thứ hai là xu hướng dạy trực tuyến thông qua các nền tảng (như Ebomb tại IMAP) với mô hình lớp học sĩ số ít. 

Tuy nhiên, bất cứ hình thức học nào cũng sẽ có những ưu- và nhược điểm riêng. Một cách hiệu quả để tận dụng tối đa những điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của từng phương thức đào tạo đó là tích hợp mô hình bài giảng online, học trực tuyến và học offline. 

Trong đó, bài giảng online sẽ tập trung vào những nội dung kiến thức nền tảng, các kỹ năng như Viết và các buổi luyện đề. Với những buổi học thực hành, liên quan tới kỹ năng Nói thì sự kết hợp giữa trực tuyến và học offline sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn. 

Bên cạnh đó, việc học trực tuyến sẽ giúp các bạn tối ưu hóa thời gian và linh hoạt, chủ động hơn trong việc sắp xếp lịch học của bản thân.

Trong quá trình lựa chọn đối tác chiến lược để cùng đồng hành trong chặng đường số hóa ELSA là đơn vị mà IMAP tin tưởng Nguồn IMAP
Trong quá trình lựa chọn đối tác chiến lược để cùng đồng hành trong chặng đường số hóa, ELSA là đơn vị mà IMAP tin tưởng. | Nguồn: IMAP.

Tại IMAP, tiến trình số hoá diễn ra như thế nào? Tại sao IMAP chọn ELSA là đối tác chiến lược trong quá trình số hoá của mình?

Tại IMAP, quá trình số hóa được thể hiện thông qua việc đưa các nội dung bài giảng lên nền tảng online, cũng như sử dụng các ứng dụng có trên điện thoại vào việc học tập, để linh hoạt hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và dễ dàng kiểm tra được quá trình học tập của bản thân. 

Về việc lựa chọn đối tác chiến lược để cùng đồng hành trong chặng đường số hóa, ELSA là đơn vị mà IMAP tin tưởng rằng sẽ đem lại những trải nghiệm học tập tốt cho học viên tại trung tâm. 

Thông qua việc tìm hiểu và trải nghiệm thực tế, IMAP thấy được rằng công nghệ nhận diện giọng nói AI của ELSA sẽ góp phần cải thiện rõ rệt khả năng phát âm của học viên, đóng vai trò như người bạn, người giáo viên ở bên cạnh hướng dẫn, sửa lỗi sai và tạo thói quen tự luyện tập theo thời điểm cố định mỗi ngày. 

Ngoài ra, qua quá trình học viên sử dụng ứng dụng ELSA, giáo viên sẽ có bộ chỉ số được thống kê nhanh chóng và chi tiết về tiến trình học, giúp giáo viên dễ dàng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và quá trình tiến bộ của học viên sau một khoảng thời gian nhất định.

Công nghệ nhận diện giọng nói AI của ELSA sẽ góp phần cải thiện rõ rệt khả năng phát âm của học viên Nguồn IMAP
Công nghệ nhận diện giọng nói AI của ELSA sẽ góp phần cải thiện rõ rệt khả năng phát âm của học viên. | Nguồn: IMAP.

Theo chị, đại đa số học viên tiếng Anh thường gặp phải khó khăn trong việc hoàn thiện kỹ năng nào? 

Khó khăn lớn nhất mà đại đa số học viên gặp phải khi học tiếng Anh là việc cải thiện kỹ năng Nói. Bởi lẽ khác với kỹ năng Đọc hay Nghe – những kỹ năng các bạn có thể ở nhà và tự luyện tập, kỹ năng Nói đòi hỏi học viên cần có sự tương tác và nhận phản hồi về lỗi sai bản thân. Việc tự luyện Nói sẽ khiến học viên khó phát hiện điểm yếu và tự mình rèn luyện. 

Vì vậy, ELSA có thể coi là giải pháp giúp các bạn học viên khắc phục được khó khăn này, khi cung cấp nền tảng học nơi các bạn có thể tự trau dồi kỹ năng và đánh giá sự tiến bộ bên cạnh sự đồng hành của giáo viên trên lớp.

Với việc ứng dụng ELSA vào chương trình giảng dạy, trải nghiệm dạy và học tại IMAP được cải tiến như thế nào?

Sau khi tích hợp ứng dụng ELSA vào chương trình giảng dạy, IMAP đã nhận được những phản hồi rất tích cực về sự tiến bộ của học viên trong quá trình luyện phát âm cũng như sự thuận tiện cho giáo viên trong việc theo dõi và đánh giá. 

Để giúp các bạn sử dụng ELSA hiệu quả nhất, học viên tại IMAP được gửi hướng dẫn đăng nhập tài khoản, cách thức sử dụng cũng như luyện tập theo khung phù hợp với trình độ. 

Nhờ vậy, học viên sau khi tiếp nhận kiến thức trên lớp sẽ có thời gian tiếp tục ôn luyện tại nhà thông qua ELSA, vừa như một người bạn, vừa là giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn và sửa lỗi mỗi ngày. Từ đó, tạo thói quen luyện nói, luyện phát âm và trở nên chủ động, thoải mái hơn trong việc học tập.

Bên cạnh đó, việc sử dụng ELSA song song với khung chương trình giảng dạy trên lớp sẽ giúp giáo viên quản lý dễ dàng hơn thông qua tính năng Teacher Dashboard, thuận tiện cho việc giao bài tập, kiểm tra và theo dõi quá trình học của mọi học viên. 

Từ đó, giáo viên sẽ nắm được năng lực và sự tiến bộ của học viên qua thời gian, nhằm có kế hoạch ôn luyện giúp các bạn sớm cải thiện được kĩ năng của bản thân.   

ELSA sẽ giúp học viên tăng tính trải nghiệm chủ động trong việc học tập tiết kiệm thời gian chi phí Nguồn IMAP
ELSA sẽ giúp học viên tăng tính trải nghiệm, chủ động trong việc học tập, tiết kiệm thời gian, chi phí. | Nguồn: IMAP.

Làm thế nào để phát triển hệ sinh thái đào tạo tiếng Anh kết hợp cả hình thức online lẫn offline để giúp đỡ cho nhiều học viên hơn trên cả nước?

Với sự phổ biến rộng khắp của mạng Internet cũng như các thiết bị smartphone, mình nghĩ rằng học viên tại các thành phố lớn sẽ dễ dàng cài đặt và luyện tập cùng ELSA. 

Tuy nhiên, để phát triển hệ sinh thái đào tạo tiếng Anh hơn nữa trên cả nước, bên cạnh việc tiếp tục chú trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy offline, hình thức online và trực tuyến cũng cần được đầu tư và chú trọng nhiều hơn nữa. 

Việc kết hợp giữa các hình thức học offline, online, song hành với việc sử dụng các ứng dụng học tập như ELSA sẽ giúp học viên tăng tính trải nghiệm, chủ động trong việc học tập, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, có người đồng hành trong việc rèn luyện ngôn ngữ cũng như dễ dàng đánh giá được sự tiến bộ của bản thân.

Quý đối tác doanh nghiệp, trung tâm Anh ngữ và các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh có thể liên hệ đến ELSA qua email: bizdev@elsanow.io