Báo trả phí vì sao lại khó thành hiện thực? | Vietcetera
Billboard banner

Báo trả phí vì sao lại khó thành hiện thực?

Thu phí báo chí đang vấp phải những rào cản nào tại Việt Nam?
Báo trả phí vì sao lại khó thành hiện thực?

Ngày Nay ra mắt báo thu phí trực tuyến.

1. Chuyện gì đang diễn ra?

Ngày Nay (ngaynay.vn) vừa chính thức tung ra phiên bản báo thu phí trực tuyến. Theo đó, để có thể đọc và lưu trữ những bài viết “đặc biệt trong ngày" trên website này, độc giả sẽ phải “móc ví trả tiền".

Đây không phải là lần đầu tiên cụm từ “báo chí trả phí” được nhắc đến hay thực hiện tại Việt Nam. Trước đây, báo VietnamPlus từng thử nghiệm hình thức này. Tuy nhiên, sự kiện thu phí độc giả của Ngày Nay vẫn thu hút sự quan tâm của dư luận.

Tạp chiacute điện tử ngagravey nay
Ngày Nay ra mắt báo thu phí trực tuyến. Nguồn: ngaynay.vn

2. Trả phí đọc báo: Rẻ hay đắt?

Trả phí đọc báo trên Ngày Nay là gì? Và vậy thì giá bao nhiêu? - Đây là hai câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thực chất, độc giả vẫn được tiếp cận miễn phí hầu hết nội dung trên chuyên trang và chỉ mất phí khi đọc bài được gắn nhãn “đặc biệt trong ngày".

Độc giả có nhiều lựa chọn mức phí chi trả dựa trên bài viết cụ thể, tuần, tháng, quý hoặc năm bằng hình thức thanh toán trực tuyến. Để dễ dàng hình dung hơn, bạn có thể xem một so sánh nhỏ sau đây:

- Một lần: 5.000 VNĐ = giá một chai nước suối nhỏ.

- Một tuần: 10.000 VNĐ = giá một chai nước ngọt có ga nhỏ.

- Một tháng: 25.000 VNĐ = một ổ bánh mì heo quay.

- Một quý: 60.000 VNĐ = một tháng sử dụng dịch vụ Spotify hoặc Apple Music.

- 6 tháng: 100.000 VNĐ = một vé xem phim ngoài rạp.

- Một năm: 180.000 VNĐ = với khoảng 6 tô hủ tiếu.

Có thể thấy mức chi tiêu cho đọc báo trả phí trên Ngày Nay thực sự không cao. Trong khi đó, công chúng được tòa soạn báo đảm bảo về nội dung chất lượng, cũng như tính khả tín trong những bài viết có trả tiền. Tuy nhiên, để khiến độc giả “móc hầu bao” là chuyện không hề dễ dàng.

3. Tại sao phải trả phí khi có thể miễn phí?

Báo chí trả phí không phải là thứ hấp dẫn đối với số đông. Một khảo sát của hãng Reuters chỉ ra rằng, để thuyết phục công chúng móc hầu bao trả phí là cực kỳ khó. 40% ở Mỹ và 50% ở Anh không mặn mà với hình thức báo chí này. Nhiều người trong nhóm này cho biết, họ ít quan tâm đến tin tức trên báo chí hoặc hài lòng với các nguồn tin miễn phí.

Baacuteo chiacute vagrave mạng xatilde hội
Nguồn: Unsplash.

Ngoài ra, phương thức thanh toán hay việc đăng ký thông tin cũng là một trong những lý do khiến độc giả không thực sự quan tâm đến báo chí trả phí.

Tại Việt Nam, báo chí trả phí lại càng dễ bị “hắt hủi" bởi thói quen đọc báo điện tử miễn phí đã hình thành từ lâu. Không những thế, đọc tin tức trên mạng xã hội ngày càng được ưa chuộng và áp đảo báo chí chính thống.

4. Tòa soạn cũng “sợ” thu phí người dùng?

Báo chí trả phí thực ra còn đến từ nỗi sợ bên trong của các tòa soạn báo. Sự hoài nghi và lo sợ độc giả chuyển sang đọc tin tức ở các tờ báo đối thủ là một trong những lý do khiến cho báo chí trả phí khó lan rộng.

Báo chí trả phí là để đa dạng nguồn thu cho tòa soạn báo nhưng lợi nhuận lại không nhiều đến vậy. Tỷ lệ ăn chia giữa tờ báo và công ty viễn thông hay các ứng dụng thanh toán điện tử cũng khiến doanh nghiệp báo chí “ngại" triển khai.

Ông Lê Quốc Minh, Phó Tổng giám đốc Thông Tấn Xã Việt Nam từng chia sẻ: “Tỷ lệ ăn chia với các công ty viễn thông sau mỗi kỳ đối soát là 70/30. Với khoảng 30% ít ỏi nhận về, cơ quan báo chí còn phải chia sẻ với đối tác công nghệ và trừ chi phí marketing, rốt cục không còn bao nhiêu.”

5. Vì sao các tòa soạn báo "miễn phí" cho Facebook, Google?

Theo một nghiên cứu gần đây, Google và Facebook đang nắm tới 78% thị phần trong khi các cơ quan báo chí ngày càng suy giảm doanh thu. Nói cách khác, các tòa soạn báo đang thất thoát lợi nhuận vào tay các “ông trùm" Internet.

Mạng xatilde hội vagrave baacuteo chiacute trả phiacute
Nguồn: Unsplash.

Ngày 23/02, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã thống nhất hợp tác để yêu cầu “những gã khổng lồ Internet” trả tiền cho các hãng tin. Trước đó, Ủy viên châu Âu về dịch vụ kỹ thuật số Thierry Breton đã lên tiếng ủng hộ Úc trong cuộc tranh chấp với Facebook.

Tại Việt Nam, Facebook và Google cũng đang “xài” miễn phí tin tức của các tòa soạn báo. Vì thế, bên cạnh việc thu phí độc giả, các đơn vị này cũng nên không “mất tiền oan" vào tay các công ty công nghệ và truyền thông này.

6. Ủng hộ (donate/fund) có phải là giải pháp?

Ngoài cách thu phí báo chí, ủng hộ (donate/fund) cũng là một hình thức các tòa soạn báo có thể áp dụng. Các độc giả thường xuyên của một tòa soạn có thể ủng hộ theo các hình thức một lần, theo tháng hoặc thường niên với mức phù hợp.

Tờ The Guardian kecircu gọi độc giả ủng hộ tiền để phaacutet triển baacuteo chiacute độc lập
Tờ Guardian (Anh) kêu gọi sự ủng hộ của độc giả bằng cách quyên góp tiền.

Trên thực tế, nhiều tòa soạn báo chí nước ngoài đang đã thực hiện hình thức ủng hộ từ độc giả. Tờ The Guardian của Anh là một trong những ví dụ tiêu biểu trong việc triển khai hình thức này.

7. Tương lai báo chí trả phí tại Việt Nam sẽ về đâu?

Thu phí độc giả đọc báo trực tuyến là xu hướng tất yếu nhưng để hiện thực hóa điều đó lại không hề dễ dàng. Không ít người hoạt động trong lĩnh vực báo chí - truyền thông đã nhận định như vậy. Việc thiếu nền tảng, chất lượng nội dung và phương thức phân phối đang là rào cản đối với vấn đề này.

Tờ Ngày Nay đã xác định báo chí trả phí chính là con đường khó khăn và vinh quang để báo chí tìm thấy độc giả đích thực của mình. Họ cho rằng, đây được xem là cơ may duy nhất để báo chí tồn tại và phát triển trong dòng chảy công nghệ không ngừng.

Có lẽ báo chí trả phí tại Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài ở phía trước.