1. Chuyện gì đã xảy ra?
Vừa qua mạng xã hội lan truyền đoạn clip một nam sinh tát giáo viên. Theo xác minh, sự kiện trong clip đã xảy ra vào 05/2020 tại một trường học thuộc quận Ba Đình (Hà Nội). Học sinh trong hình đã bị nhà trường kỷ luật buộc thôi học.
Học sinh này được cho có biểu hiện của trầm cảm, dễ bị kích động và sợ bị mất đồ,... đây là lý do dẫn đến hành vi trên.
2. Bạo hành giáo viên ở Việt Nam có hay không?
Ta vẫn thường "mặc định" xếp giáo viên ở ngoài khuôn khổ nạn nhân bị bắt nạt. Tuy nhiên, đã có câu chuyện giáo viên bị phụ huynh đánh thủng màng nhĩ hay phụ huynh tát giáo viên trong buổi họp
Đây là tình trạng xảy ra tại nhiều nơi. Các giáo viên tại Hàn Quốc chia sẻ rằng đã từng ít nhất một lần trải qua bị bắt nạt về thể chất hoặc lời nói của học sinh. Khoảng 80% giáo viên trên thế giới cũng đã từng báo cáo về việc mình bị bắt nạt bởi học sinh.
3. Luật quy định gì về việc giáo viên bị ‘bắt nạt’?
Luật pháp đã quy định rõ ràng về việc học sinh có thể bị áp dụng 03 hình thức kỷ luật khi đánh giáo viên: Cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học 01 tuần lễ, đuổi học 01 năm.
Ở vụ việc trên, học sinh này đã được xử lý đúng theo pháp luật. Tuy nhiên những tranh cãi về cách giải quyết này liệu cũng nổ ra. Điều này phần nào thể hiện sự lúng túng trong việc giải quyết vấn đề “bắt nạt” giáo viên: Liệu nên giải quyết bằng cái lý hay cái tình?
4. Đuổi học có phải giải pháp tốt?
Theo lời Nguyễn Phương Mai thì đuổi học không phải giải pháp tốt và so sánh đây là “sự thất bại của hệ thống giáo dục, tương tự với việc phủi tay với một đứa trẻ con phạm lỗi”.
Đuổi học không giải quyết được vấn đề cốt lõi về mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó việc này cũng đi ngược lại với phương châm của nghề dạy học.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Việt Nam cũng đồng tình với việc không nên đuổi học mà thay vào đó là xử lý theo pháp luật và dùng giáo dục để giúp các em nhận thức được đúng sai.
5. Hậu quả nặng nề hơn ta nghĩ?
81% giáo viên bị học sinh bắt nạt và đe dọa nói rằng điều đó đã ảnh hưởng tới lòng yêu nghề và nhiệt tình trong công việc của họ. Theo như Avi Astor và Rami Benbenisthty, hậu quả của việc này dẫn tới sự thiệt hại lớn hơn tới nhà trường và cộng đồng.
86% giáo viên nói rằng từng bị chửi rủa, 42% thì bị đe dọa bởi học trò. Sự bắt nạt liên tiếp bắt đầu từ lời nói tới việc “vô tình xô ngã" hay nghiêm trọng hơn bị đánh cắp đồ đã gây ra sự kiệt quệ về tinh thần cho giáo viên. Họ trở nên sợ những học sinh của mình và tìm cách thoát khỏi sự lo lắng bằng cách bỏ nghề.
Mỹ đã phải chi trả 2 tỷ USD mỗi năm để giải quyết các vấn đề liên quan tới việc bắt nạt giáo viên. Các khoảng tiền này bao gồm tiền bồi thường, phí chăm sóc tâm lý, viện phí hay là tiền bỏ ra để tìm giáo viên mới.
Sức ảnh hưởng này lan rộng ra cộng đồng chứ không đơn giản chỉ nằm ở thiệt hại cá nhân.
6. Tại sao chưa có sự ‘mở lòng’ trong giao tiếp?
Nghiên cứu cho thấy rằng việc hành vi bắt nạt xuất phát từ việc họ hiểu sai ý định của người khác.
Trong văn hóa Á Đông, người ta ít khi trực tiếp nói ra những gì mình thực sự nghĩ. Thay vào đó những thông điệp thường được ẩn ý sau những câu chữ, đòi hỏi người nghe phải đủ "tinh tế" để nhận ra được. Thay vì bộc trực và thẳng thắng, người ta thường chọn cách đi đường vòng để vào lòng nhau.
Thiếu sự giao tiếp cần thiết, giáo viên và học sinh không thể gỡ rối những nút thắt của vấn đề.
7. Giải pháp nào cho cả giáo viên và học sinh?
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy chỉ ra rằng giáo dục Việt Nam vẫn đang quá chú trọng vào dạy chữ mà quên đến việc trang bị kỹ năng phản ứng cho cuộc sống cho học sinh.
Vậy nên việc xây dựng hệ thống trường học bao gồm tổ tư vấn tâm lý học đường là cần thiết. Đối tượng được tư vấn không chỉ bao gồm học sinh mà còn có cả giáo viên, người cũng phải chịu nhiều áp lực. Bên cạnh đó cần phải tạo ra một hệ thống ứng phó với các tình huống tương tự để tạo ra môi trường an toàn cho giáo viên - học sinh.
Tóm lại là, thay vì chỉ trích "giáo viên" hay "học sinh" ai là người có lỗi, ta nên tìm ra giải pháp để không ai phải là nạn nhân của bạo lực học đường.