Tóm Lại Là: Đạo hay không đạo? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Tóm Lại Là: Đạo hay không đạo?

Liệu có hay không ranh giới giữa đạo nhái và lấy ý tưởng?
Tóm Lại Là: Đạo hay không đạo?

Nguồn: Hân Nguyễn cho Vietcetera.

1. Chuyện gì đang xảy ra?

Gần đây có câu chuyện bạn T.G.K, một nghệ sĩ ở Sài Gòn. Bạn đã đăng bài với nội dung tranh của mình "bị lấy cảm hứng" và dùng cho các tác phẩm mang thương mại.

alt
Bài đăng của bạn T.G.K

Được biết thì tác phẩm của K. được sáng tác từ năm 2018 để làm đồ án. Tuy không nói thẳng ra nhưng cư dân mạng "bán tín bán nghi" bạn này đang ám chỉ tới campaign mới nhất của hãng B. Tuy nhiên người trong cuộc không ai nói gì về việc này nên tất cả chỉ là phỏng đoán.

2. Người ngoài cuộc “bàn” gì?

Như mọi khi, cư dân mạng cũng chia thành 2 phe trắng và đen. Một phe thì cho rằng hình ảnh của bạn K. và hãng B. không thể là đạo nhái khi mà có rất nhiều người đã sử dụng "treatment" tương tự cho sản phẩm của họ.

alt
Một số ý kiến của cộng đồng mạng.

Bên cạnh đó cũng có người chỉ ra những chi tiết nhỏ có phần tương đồng giữa 2 tác phẩm. Tuy nhiên sự "trùng hợp" của bài đăng và sự ra mắt của chiến dịch này không khỏi khiến mọi người suy nghĩ về nét tương đồng này.

3. Ngành quảng cáo nước nhà có còn câu chuyện nào gây tranh cãi?

Trước đây đã có một video quảng cáo của Việt Nam được cho là giống hoàn toàn từ ý tưởng tới cách triển khai của quảng cáo 'TNT - Push to Add Drama' của Bỉ. Đoạn quảng cáo bị tố ăn cắp:

Và đoạn quảng cáo cáo gốc:

Để nói tới vấn đề này ông Geoffrey Hantso, Co-Founder của agency Happiness Saigon, đồng thời cũng là người đã tham gia vào dự án TNT đã nói:

"Tôi không tin chúng ta sống trong thế giới rạch ròi đúng hay sai… Sự thật là tranh cãi hay thảo luận sẽ càng tăng lên khi chúng ta xem xét hàng ngàn những góc khuất trong ngành quảng cáo…"

4. Ngành quảng cáo trên thế giới có vấp phải vấn đề này?

Có rất nhiều trường hợp trên thế giới khi mà các nghệ sĩ bị "mượn ý tưởng". Vào năm 2010, video viral mang tên cows & cows & cows của Cryriak bất ngờ xuất hiện một người em song sinh quảng cáo cho McDonald.

alt
Bài đăng nghệ sĩ Cyriak chỉ ra điểm tương đồng của | Nguồn: Twitter của Cyriak

Người đại diện của agency chịu trách nhiệm thừa nhận rằng họ đã dùng video của Cyriak để làm nguồn tham khảo. Agency nói rằng họ muốn quảng cáo của họ có "hình ảnh" giống như vậy. Nhưng tại sao ngay từ đầu agency không liên hệ trực tiếp tới nghệ sĩ làm tác phẩm này?

5. Tại sao lại có quá nhiều vấn đề về "lấy ý tưởng" trong ngành quảng cáo?

Việc ngành quảng cáo "lợi dụng" công sức của nghệ sĩ để biến nó thành của mình không còn mới. Thực trạng các công ty này "sửa nhạc" của nghệ sĩ đem vào quảng cáo để giảm chi phí xảy ra rất nhiều. Lấy ví dụ như ban nhạc Tame Impala đã tố nhãn hàng Trung Quốc cố tình tạo ra bản sao gần giống bản gốc bài hit của nhóm.

alt
Tame Impala nói về việc bị "sửa" nhạc | Nguồn: Music Feeds

Bản thân các agency cũng là nạn nhân của vấn đề này. Có rất nhiều khách hàng đi "mua sắm ý tưởng" và tiện tay bê luôn ý tưởng nhà này sang cho nhà khác làm. Gần nhất ta có câu chuyện của Vivo Ấn Độ và Ogilvy kéo nhau ra tòa vì video quảng cáo của Vivo "tình cờ" khớp với proposal (đề xuất) trước đó của Ogilvy. Bản thân David Ogilvy - ông hoàng quảng cáo - cũng đã nói rằng: "Nếu bạn có một chiến lược quảng cáo tốt, chắc chắn sẽ có agency khác lấy cắp".

6. Có tồn tại hay không ý tưởng gốc (original idea)?

Nhà sáng lập của agency Ally & Gargano - Carl Ally - đã nói rằng người sáng tạo sẽ muốn học tất cả mọi thứ từ toán học, lịch sử,... là vì họ tin rằng tất cả những thứ đó rồi sẽ tạo ra ý tưởng mới. Steve Jobs cũng tin vào điều này khi ông nói "Ý tưởng mới là tổ hợp của những yếu tố cũ".

Việc xây dựng ý tưởng tới từ việc tham khảo nhiều những ý tưởng khác. Nhất là khi mà Internet với các công cụ như Pinterest, Google đem lại rất nhiều cảm hứng.

7. "Ăn cắp như một nghệ sĩ" có phải là câu trả lời?

Câu nói nổi tiếng của Picasso như một minh chứng cho việc không có ý tưởng nào là "gốc". Tuy nhiên sự thật là không phải ai trong chúng ta cũng "may mắn" được làm Picasso.

Một ví dụ khác về việc ‘ăn cắp’ và biến nó thành của mình chính là Quentin Tarantino khi ông biến các đoạn phim kinh điển thành "thương hiệu" của mình.

Có thể thấy rằng, lằn ranh của việc "lấy cảm hứng" và "ăn cắp" nằm ở chỗ tác phẩm bạn tạo ra có làm người ta có quên luôn bản gốc được hay không.