Trò chuyện với Nam Chi, Thái Linh: Người muốn giữ, người tìm cách 'phá' tranh dân gian | Vietcetera
Billboard banner

Trò chuyện với Nam Chi, Thái Linh: Người muốn giữ, người tìm cách 'phá' tranh dân gian

Hai hoạ sĩ trẻ có cách tiếp cận, thể hiện khác nhau với xuất phát điểm là tranh dân gian, truyền thống. 
Trò chuyện với Nam Chi, Thái Linh: Người muốn giữ, người tìm cách 'phá' tranh dân gian

Hoạ sĩ trẻ Nam Chi (trái) và Thái Linh (phải) xuất hiện trong podcast Have a Sip.

Samsung

Thái Linh và Nam Chi là những hoạ sĩ trẻ có tác động mạnh mẽ trong sự chuyển dịch của dòng tranh dân gian và các giá trị, văn hoá truyền thống trong hội hoạ Việt Nam đương đại. Nam Chi, người muốn "giữ nguyên bản" dòng tranh dân gian và luôn sáng tạo trong khuôn khổ. Thái Linh thì hoàn toàn ngược lại, thường xuyên mang những yếu tố cá nhân vào tác phẩm, dù được truyền cảm hứng từ truyền thống.

Dù khác nhau về cách thực hành nghệ thuật, cả hai lại gặp nhau ở tình yêu với dòng tranh dân gian và chất liệu hội hoạ truyền thống. Cùng xuất hiện tại Have a Sip, hai hoạ sĩ trẻ cũng chia sẻ hành trình của mình, những ý tưởng và sự trợ giúp của công nghệ trong sáng tạo nghệ thuật hiện nay.

alt
Nguồn: Have a Sip

Người muốn giữ, người tìm cách "phá"

Tác phẩm hội hoạ được truyền cảm hứng bởi tranh dân gian và văn hoá truyền thống Việt Nam đang ngày càng thu hút họa sĩ trẻ thích thú thực hành. Trong đó, Thái Linh (hay Phan Ngọc Thái Linh) là một trong những hoạ sĩ được yêu thích và được công chúng trẻ biết đến nhiều nhất. Những tác phẩm của anh gây ấn tượng với người xem bởi sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Chất liệu sáng tác của Thái Linh là những hồi ức, kỷ niệm và những thứ diễn ra xung quanh. Tranh dân gian (ở chủ đề, tạo hình, màu sắc) đã truyền cảm hứng cho anh để kể lại câu chuyện, cũng như cảm xúc của riêng mình. "Vẽ tranh trước hết là cho mình, vì thế mà những tác phẩm của tôi thường đậm màu sắc cá nhân." - Thái Linh chia sẻ.

alt
Hoạ sĩ Nam Chi.

Trong khi đó, Nam Chi lại là hoạ sĩ trẻ theo đuổi dòng tranh dân gian, truyền thống một cách triệt để. Anh nghiên cứu kiến thức, kỹ thuật và thực hành vẽ các dòng tranh dân gian như Hàng Trống, Kim Hoàng trong nhiều năm. Những chất liệu sáng tạo của Nam Chi chính là những tinh tuý được gạn lọc và sáng tạo nhưng luôn giữ được sự chuẩn chỉnh về cả chất liệu, ý nghĩa và phương pháp.

Nam Chi thực hành nghệ thuật với niềm tin “vẽ tranh dân gian trước hết phải đúng. Nó không chỉ về mặt hình ảnh, mà còn là cả câu chuyện, ý nghĩa đằng sau mỗi tác phẩm. Tranh dân gian (dù mới hay cũ) đều là một dạng ngôn ngữ văn hoá." Hoạ sĩ trẻ coi trọng sự "phiên dịch" lại lịch sử dưới góc độ hội hoạ. Anh luôn để ý để từng chi tiết, và tỉ mỉ đưa từng câu chuyện vào từng tác phẩm.

alt
Hoạ sĩ Thái Linh.

Nam Chi chọn vẽ "đúng" và "giữ" các nét đẹp trong tạo hình, màu sắc, hoa văn, câu chuyện, ý nghĩa trong từng bức tranh. Thái Linh lại chỉ mượn các chất liệu để sáng tạo nên nhưng câu chuyện với những liên tưởng mới mẻ, gần gũi với thế giới quan và thời đại mà anh đang sống.

Cách "phá" của Thái Linh cũng lựa chọn định dạng digital như một "chất liệu" để khám phá, học hỏi, và trau dồi kỹ năng để định hình phong cách của bản thân. Cũng có thể xem đây là một cách "phá" khi hoạ sĩ trẻ lựa chọn vẽ trên máy tính, máy tính bảng từ những đề tài, chất liệu vốn thuộc tranh dân gian truyền thống. Không chỉ có Thái Linh, nhiều hoạ sĩ minh hoạ trẻ của Việt Nam (Illustrators) cũng đang thực hành vẽ như vậy.

Chính hai cách thực hành nghệ thuật khác biệt này của Nam Chi, Thái Linh (và ở nhiều hoạ sĩ trẻ khác) khiến cho dòng tranh dân gian Việt Nam ngày càng mới mẻ, đa dạng cũng như thu hút công chú theo dõi.

Giá trị truyền thống trả lời câu hỏi mình là ai

Khi được hỏi, “Sẽ ra sao khi không có dòng tranh dân gian.” Cả hai hoạ sĩ trẻ đã trả lời rằng:

- Mình sẽ chẳng biết mình là ai trong thế giới hội nhập.
- Nếu không có thì mình sẽ bị khuyết một điều nào đó.
- Mình không có cái tôi riêng cũng như chỗ đứng hay vị thế trong thế giới. Nếu không có văn hoá truyền thống mình cũng hơi… mất điểm.
- Việt Nam mình có nền hội hoạ, chẳng qua là tiền nhân không ký tên và chiến tranh mà bị hư hại và phá hỏng mà thôi.

Cách hai nghệ sĩ tiếp cận và thực hành nghệ thuật từ tranh dân gian đều chính là sự trở về với cội nguồn, với sự nguyên bản. Nơi họ nhận diện được bản thân và văn hoá của chính mình, trong dòng chảy của các trào lưu văn hoá khác nhau (mới - cũ; Đông - Tây) đan cài phức tạp trong đời sống hiện nay.

Dù giữ những quan điểm, hướng tiếp cận cũng như cách thực hành khác nhau nhưng cả Nam Chi và Thái Linh đều đồng tình về tính quan trọng (không thể thiếu) của dòng tranh dân gian Việt Nam.

Nam Chi có thể dành hàng giờ để nói một cách say mê vẽ những tác phẩm thuộc dòng tranh Hàng Trống như cô Bơ, Tố Nữ… Không chỉ thế, anh cùng các hoạ sĩ trẻ khác còn nghiên cứu để phục dựng lại dòng tranh dân gian Kim Hoàng đã thất truyền; tự mày mò cách nghiền vàng và dát vàng lên tranh. Anh cũng nghiên cứu những họa tiết, hoa văn… một cách kỹ lưỡng và biến nó thành chất liệu trên những tác phẩm của mình.

alt
Hai hoạ sĩ Thái Linh và Nam Chi đều tìm thấy bản thể của mình ở tranh dân gian, truyền thống.

Nam Chi chia sẻ rằng, “Tôi không chỉ vẽ cho bản thân mình mà còn phục vụ cho cả đời sống, tín ngưỡng của mọi người. Đến bây giờ tranh tín ngưỡng, tranh chúc tụng hay tranh treo chơi thuộc dòng tranh dân gian vẫn được mọi người yêu thích. Khi mọi người còn yêu nghĩa là mình vẫn tiếp tục phục vụ. Tôi không thể nghỉ để mọi người không có tranh chơi được.”

Trong khi đó, Thái Linh nói: “Mỗi hoạ sĩ sẽ có một cái tôi riêng và họ không tiếp nhận của người. Khi họ trao tranh cho nhau thì họ kết nối và tạo nên một cộng đồng lớn hơn. Từ đấy nó sẽ phát triển bền vững hơn cho cộng đồng mỹ thuật trẻ Việt Nam sau này.”

Không thể phủ nhận rằng Thái Linh và Nam Chi cùng nhiều hoạ sĩ trẻ khác đang gìn giữ và phát triển dòng tranh dân gian, dù bằng chân liệu hay cách thể hiện thế nào đi nữa. Tuy nhiên cũng có một điều mà hoạ sĩ Nam Chi lo sợ khi một số hoạ sĩ trẻ chưa thực hiểu dòng tranh dân gian, và có những sáng tạo hời hợt và thiếu kiến thức.

“Các hoạ sĩ vẽ thuần về tranh truyền thống cũng rất nhiều. Nhưng mà tinh thần các bạn đưa vào tranh truyền thống bị pha trộn giữa Nhật Bản và Trung Quốc; nó mang các yếu tố nước ngoài nhiều hơn là Việt Nam mình. Mặc dù các bạn bảo đó là tranh vẽ theo phong cách Hàng Trống nhưng mà khi nhìn vào thì nó chưa có phong cách Hàng Trống.” - anh chia sẻ.

Công nghệ không chỉ hỗ trợ, mà còn"tái định nghĩa"nghệ thuật truyền thống

“Đến cây cọ hay xơ dừa làm cọ mình cùng có thể đặt hàng online" - Nam Chi chia sẻ với sự hào hứng khi chia sẻ về sự thuận lợi trong thực hành mỹ thuật hiện nay. Nếu như trước đây, các dụng cụ để hỗ trợ hoạ sĩ vẽ tranh thiếu thốn hoặc không có thì lại dễ dàng tìm kiếm hiện nay. Có thời người ta không có giấy dó để vẽ tranh đành phải dùng giấy báo để vẽ.

alt
Thái Linh thực hành vẽ tranh trên Samsung Galaxy Tab S9 Series.

Với Thái Linh, công nghệ đóng góp nhiều hơn thế trong quá trình anh thực hành nghệ thuật. "Mình có máy tính, máy tính bảng, có các công cụ để mình làm việc dễ dàng hơn. Mặt khác, nhiều người cũng dễ tiếp cận hơn.

"Mọi người vẽ tranh Hàng Trống không nhất thiết phải vẽ trên giấy dó nữa mà có thể vẽ trên Tab hoặc là trên máy tính với chất liệu như giấy dó dù không thể bằng chất liệu thật."

Hoạ sĩ trẻ Thái Linh cho rằng, phải làm trên chất liệu mình mới trở thành hoạ sĩ được nhưng mà sử dụng Tab và các digital tool để rút ngắn thời gian tìm kiếm phong cách cá nhân rồi sau đó em sẽ đưa nó lên các chất liệu khác sau. Tool (công cụ) là một công cụ rất hữu ích để mà mình tiết kiệm được thời gian tìm hiểu và hoàn thiện. Các chất liệu chính vẫn là cái gốc không thể nào thiếu được và không giờ mất đi. Giá trị của nó vẫn giữ nguyên và càng ngày càng tăng lên.

alt
Một trong những tác phẩm yêu thích nhất của Thái Linh đã từng vẽ.

Trong thế giới số ngày nay, văn hoá truyền thống nói chung cũng như các dòng tranh dân gian đang di chuyển sang định nghĩa mới. Mọi công cụ đang giúp cho các hoạ sĩ trẻ như Thái Linh, Nam Chi thực hành nghệ thuật một cách linh hoạt hơn. Những chất liệu/định dạng điện tử (digital) hay cách thể hiện như 3D, video… sẽ tạo ra một cách thể hiện cũng như tiếp cận mới phù hợp với công chúng ngày nay.

Nam Chi cũng đồng tình với Thái Linh ở quan điểm này. Chính những sản phẩm sáng tạo trên các chất liệu số, hiện đại sẽ tạo ra sự thu hút ngược trở lại với những giá trị gốc, những tác phẩm gốc. Đó cũng là hướng đi rất hay để các dòng tranh dân gian phát triển và lan tỏa được nhiều hơn, rộng hơn đến mọi người.

Chính thức ra mắt dòng #GalaxyTabS9 Series hoàn toàn mới - thế hệ Máy tính bảng Galaxy lớn nhất, mạnh mẽ, đa nhiệm kết hợp cùng chuẩn IP68 kháng nước và bụi, giúp bạn tự tin thỏa sức sáng tạo. Tìm hiểu thêm tại đây.