Tương lai nào cho 100 tỷ món quần áo được ra đời mỗi năm? | Vietcetera
Billboard banner

Tương lai nào cho 100 tỷ món quần áo được ra đời mỗi năm?

“Bền vững không còn là xu thế, bền vững cần trở thành một giá trị cốt lõi”.
Tương lai nào cho 100 tỷ món quần áo được ra đời mỗi năm?

Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera

Lexus x Vietcetera

Khác với hình dung về một nhà nghiên cứu vật liệu trầm tính, nghiêm túc và có phần “khô khan", Chloe Uyên Trần ở ngoài là một người vui vẻ, nhiều năng lượng, nhất là khi nói chuyện về tình yêu lớn dành cho thời trang cùng niềm đam mê mãnh liệt với vật liệu. Cũng chính từ niềm đam mê này, cô đã bắt đầu hành trình của mình với TômTex vào năm 2021.

Cho đến nay, loại vật liệu Uyên nghiên cứu và sáng chế đã được công nhận qua các giải thưởng uy tín trong làng thời trang thế giới như LVMH Innovation Award, CFDA K11 Innovation,... Cô cũng được vinh danh là một trong 30 gương mặt tiêu biểu của Forbes Under 30 Châu Á năm 2022.

Không chỉ là một loại vật liệu thời trang thay thế cho da thật, Chloe Uyên Trần mong muốn đưa TômTex trở thành một công nghệ sinh học mới, một vật liệu có thể tạo nên bất cứ chất liệu thời trang nào và có thể ứng dụng rộng rãi trong đa dạng ngành nghề. Cô cho rằng, trong tương lai bền vững không còn là xu thế mà cần trở thành một giá trị cốt lõi bởi nếu không, sẽ rất khó để phát triển sản phẩm trên mọi lĩnh vực.

alt
Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera

Chị nhìn nhận tác động của ngành công nghiệp thời trang đến môi trường hiện nay như thế nào?

Mỗi năm có hơn 100 tỷ món quần áo được sản xuất ra trên toàn cầu. Trong đó 92 tỷ món đồ sẽ bị thải ra, gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường cũng như sức khoẻ con người và động vật.

Hiện rác thải ngành thời trang vẫn được xử lý thô sơ với 90% chất thải được đốt, chỉ 10% rác thải được tái chế. Điều này đến từ việc đa số quần áo chúng ta mặc đều làm từ sợi vải tổng hợp với 60% thành phần là nhựa mà những sợi này rất khó để tách ra và chế tạo lại.

Không chỉ cần hàng triệu năm để phân huỷ, những món quần áo này khi giặt sẽ thải ra môi trường hàng triệu hạt vi nhựa, làm thay đổi cấu trúc DNA của con người và động vật khi hấp thụ qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá.

Đó có phải là điều thôi thúc chị sáng lập và phát triển nên TômTex?

Niềm đam mê với thời trang trong mình hình thành từ những tháng ngày tuổi thơ được bố mẹ dẫn vào chợ mua đồ second-hand. Tuy vậy, sau thời gian học tập và làm việc tại Mỹ, chứng kiến việc những món đồ cũ đôi khi sẽ không được xử lý đúng cách hoặc không ai muốn mua lại, dẫn tới sự ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải của ngành dệt may, mình nhận ra tầm quan trọng của sự bền vững và quyết định theo đuổi con đường này.

alt
Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera

Là một người học về vật liệu, mình cũng hiểu về tầm quan trọng của vật liệu với từng mẫu thiết kế mình tạo ra. Nhìn xa hơn, vật liệu là sự bắt đầu của mọi sản phẩm. Không chỉ thời trang, tất cả mọi ngành nghề đều khai thác nguyên liệu thô để làm nên vật phẩm của mình và lúc này đây, nguồn nguyên liệu thô trên thế giới đã bắt đầu cạn kiệt. Đây là lúc mình có cái nhìn khác về vật liệu.

Mình nhìn phế phẩm không phải là phế phẩm mà là một thứ mình có thể tận dụng để tạo nên những vật phẩm giá trị hơn. Sau khi nghiên cứu phế phẩm từ ngành công nghiệp thuỷ hải sản tại chính quê nhà của mình, mình thành lập TômTex như một dấu hiệu cho sự thay đổi trong mối quan hệ của chúng ta đối với chất liệu của thời trang, tránh xa những nguồn cung cấp một chiều với quy trình sản xuất và vứt bỏ sản phẩm. Đây cũng chính là ý nghĩa đằng sau cái tên TômTex - textile material (chất liệu dệt may từ vỏ tôm).

Startup với vật liệu sinh học như TômTex có phải là một quyết định mạo hiểm?

Trong kinh doanh, không gì là không mạo hiểm. Mình có nghiên cứu kỹ và tự tin với sản phẩm nhưng nếu không có một chút mạo hiểm và thách thức thì sẽ không có TômTex thành công của ngày hôm nay. Mình thấy startup nói chung là khó, khó từ khâu lên ý tưởng cho đến khâu tìm đồng đội.

Mọi thứ mình đều phải tự tìm tòi, học hỏi. Mình học từ người khác, từ sách vở, từ Youtube,... Nói chung không có lối tắt nào cho việc học tập cả. Sau đó mình bắt đầu được SOSV - một trong những nhà đầu tư về công nghệ xanh lớn nhất tại Mỹ - đầu tư và mọi thứ phát triển dần từ đó.

Liệu TômTex có thể được sản xuất, tiếp cận và ứng dụng rộng rãi trong tương lai gần?

Sự đổi mới về công nghệ có hai loại: đổi mới toàn bộ quy trình kỹ thuật hoặc đổi mới về thành phần, nguyên liệu. Tiêu chí của TômTex là đổi mới về nguyên liệu và phải sử dụng 100% vật liệu xanh có thể phân huỷ tự nhiên, không trộn với nhựa hoặc tráng bằng nhựa.

alt
Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera

Để TômTex không chỉ là một ý tưởng, mình đã gọi vốn thành công để có thể mở rộng sản xuất và tăng số lượng sản phẩm. Dự kiến TômTex có thể sản xuất và ứng dụng rộng rãi trong vòng 2 năm tới đây. Bật mí thêm là sản phẩm của mình sẽ rẻ hơn da thật và đắt hơn da nhựa một chút thôi.

Ngoài thời trang, chị tìm thấy sự bền vững ở đâu trong cuộc sống thường ngày?

Bền vững, đối với mình, không phải một khái niệm cao xa. Món đồ bền vững nhất là món đồ trong tủ của bạn. Khi mua một món đồ, mình luôn cố gắng kéo dài tuổi thọ của nó bằng cách tái sử dụng nhiều lần.

Mình hiểu và rất ủng hộ năng lượng xanh trong nhiều khía cạnh của đời sống. Nếu chọn một chiếc xe, mình cũng thích những loại xe có công nghệ giúp giảm thiểu lượng khí thải độc hại tới môi trường và tiết kiệm được chi phí nhiên liệu. Lexus Hybrid là một ví dụ.

alt
Nguồn: Bobby Vũ cho Vietcetera

Tại thị trường Việt Nam, khi cơ sở hạ tầng còn chưa được đáp ứng để phát triển các mẫu xe điện thì Lexus Hybrid được xem là mẫu xe mang lại giải pháp tốt hơn cả, vừa mang lại trải nghiệm tốt cho những chuyến đi, vừa bảo vệ môi trường.

Mình cũng chú ý đến mục tiêu của nhãn hàng, phương thức chọn lựa vật liệu và sản xuất cũng như cách quảng bá sản phẩm. Với mục tiêu “không chất thải" trong mọi quá trình cùng những đột phá về vật liệu như nhựa tái chế, sử dụng thân cây Kenaf thay cho vụn gỗ,... mình tin những giá trị mà Lexus hướng tới cũng có sự đồng điệu với những gì mình đang theo đuổi.

Một kỷ nguyên tương lai bền vững đang được hiện thực hoá với Lexus Hybrid. Hãy cảm nhận những giá trị tuyệt vời từ sự kết hợp của cả hai thế giới năng lượng từ động cơ điện và động cơ xăng, để tạo nên sức mạnh vận hành vượt trội.

Công nghệ Hybrid hiện là giải pháp lý tưởng nhất để tiến đến tương lai điện hoá, một công nghệ có thể giảm thiểu ảnh hưởng khí thải từ con người với môi trường, phù hợp với cơ sở hạ tầng tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại nhưng vẫn khơi gợi niềm đam mê cuộn trào phía sau tay lái.

Cùng tìm hiểu thêm Lexus Hybrid tại:
https://www.lexus.com.vn/vn/models/es/es-300h.html