Vì sao bạn luôn "tim đập chân run" mỗi buổi thuyết trình? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
17 Thg 03, 2022
Tâm Lý Học

Vì sao bạn luôn "tim đập chân run" mỗi buổi thuyết trình?

"Tim đập chân run" mỗi lần thuyết trình trước đông người? Bạn không cô đơn, bởi nỗi sợ nói trước đám đông luôn nằm trong top những nỗi sợ lớn trên thế giới.
Vì sao bạn luôn "tim đập chân run" mỗi buổi thuyết trình?

Nguồn: Amy Anh @hi.amyanh cho Vietcetera

Bạn đã từng “tim đập chân run” khi thực hiện những nhiệm vụ trước đám đông như thuyết trình, hùng biện, đặc biệt trong lần đầu tiên? Thậm chí, với nhiều người, việc phát biểu trong một lớp học nhỏ cũng đã là một gánh nặng.

Có đến khoảng 77% dân số thế giới mang nỗi sợ này, với nhiều mức độ khác nhau. Và thậm chí hiện tượng tâm lý này còn được đặt một cái tên: glossophobia.

Trong một khảo sát nghiên cứu những nỗi sợ lớn nhất của người Mỹ, glossophobia xếp thứ 2, chỉ sau Ophidiophobia (nỗi sợ rắn). Ngay cả nhiều người nổi tiếng cũng đối mặt với nỗi sợ này như cố tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, ca sĩ Carly Simon hay diễn viên Hugh Grant.

Nỗi sợ này bắt nguồn từ đâu, vì sao nhiều người mắc phải nó như thế?

Vì bộ não cũng “lo lắng”

Khi đứng trước đám đông được cơ thể báo hiệu là nguy hiểm, hệ thần kinh tự chủ sẽ truyền tín hiệu để xuất hiện phản ứng “chiến hoặc chạy” (fight-or-flight). Phản ứng này dẫn đến các hiện tượng như đổ mồ hôi, run rẩy và nhịp tim tăng cao.

Các hiện tượng này ảnh hưởng đến khả năng nói tự tin, trôi chảy của người thuyết trình. Vì khó có khả năng làm chủ nỗi lo lắng và vượt qua sự sợ hãi, họ dần có tâm lý né tránh việc nói trước đám đông.

Nỗi sợ noacutei trước đaacutem đocircng coacute thể đến từ nỗi aacutem ảnh quaacute khứ
Nỗi sợ nói trước đám đông có thể đến từ nỗi ám ảnh quá khứ.

Người sợ nói trước đám đông không chỉ đối diện với phản ứng "chiến hoặc chạy", mà còn trải qua hiện tượng “anxiety sensitivity” (tạm dịch: nỗi sợ của nỗi sợ) - theo Psychology Today. Hiện tượng này xảy ra khi một người cảm thấy lo lắng rằng chính nỗi sợ của mình sẽ phá hủy phần thuyết trình. Như vậy, không chỉ có áp lực phải hoàn thành tốt bài nói, họ còn bất an với vấn đề tâm lý của bản thân.

Vì luôn để ý đến suy nghĩ của người khác

Bộ não có chức năng tự đánh giá và quản lý cảm xúc. Khác với những người sinh ra với khả năng quản lý cảm xúc tốt, người mắc glossophobia thường có bộ não phản ứng mãnh liệt hơn bình thường khi tiếp nhận những bình luận tiêu cực của người khác.

Nỗi sợ lớn nhất của những người mắc glossophobia là bị đánh giá, bị chê bai bởi người nghe. Càng để ý về quan điểm của mọi người xung quanh, họ càng thấy áp lực và lo lắng nhiều hơn. Với họ, những lần nói trước đám đông có thể dẫn đến việc hủy hoại hoàn toàn hình ảnh bản thân.

Ngoài ra, hội chứng glossophobia có thể bắt nguồn từ những ký ức đáng quên khi nói trước đám đông trong quá khứ. Giáo sư Jeffrey R. Strawn tại trường đại học Cincinnati đã chỉ ra rằng: “Những người từng có trải nghiệm tồi tệ khi thuyết trình sẽ có nỗi sợ ký ức đó lặp lại trong tương lai.” Một số ký ức ban đầu có thể chưa ảnh hưởng mạnh mẽ đến họ, nhưng về lâu về dài, chúng sẽ tạo thành sự ám ảnh.

Vì thiếu tự tin vào nội dung truyền tải

Khả năng trong công việc cũng là yếu tố quyết định sự tự tin của chúng ta khi trình bày ý tưởng. Nhiều người từng đổ mồ hôi, run rẩy và không biết làm gì khi chưa có sự chuẩn bị trước khi nói. Hoặc có thể, vì là người có ám ảnh về sự hoàn hảo, bạn dễ cảm thấy có chuẩn bị bao nhiêu cũng không đủ, dẫn đến việc mất tự tin khi truyền tải nội dung.

Kinh nghiệm cũng là một yếu tố quan trọng. Khi chưa quen với việc trình bày ý tưởng, bạn có thể sợ hãi việc phải nói trước nhiều người về nó.

Ngoài ra, khi đứng trước những người có địa vị cao hơn (như trưởng phòng, CEO), bạn sẽ dễ mất tự tin hơn bình thường, từ đó sợ nói trước họ.

Biết trước những tigravenh huống coacute thể gia tăng nỗi sợ noacutei trước đaacutem đocircng cũng lagrave một caacutech phograveng traacutenh noacute
Biết trước những tình huống có thể gia tăng nỗi sợ nói trước đám đông cũng là một cách phòng tránh nó.

Tình huống nào càng gia tăng nỗi sợ nói trước công chúng?

Nghiên cứu đã chỉ ra một số hoàn cảnh đặc biệt làm gia tăng hội chứng glossophobia:

  • Đi phỏng vấn: Nếu bạn phải trình bày trước ban giám khảo - những người đang sẵn sàng đánh giá mình, sự lo lắng và sợ hãi sẽ càng lên cao.
  • Trình bày một ý tưởng mới: Nỗi sợ dễ xuất hiện vì bạn quan tâm, để ý nhiều hơn đến nhận xét của người nghe, cùng với đó là sự phản biện và các câu hỏi thảo luận từ mọi người xung quanh.
  • Nhóm thính giả mới: Bạn có thể thoải mái thuyết trình khi đã quen với những người luôn lắng nghe mình. Nhưng nỗi sợ lại quay về nếu bạn gặp một nhóm thính giả hoàn toàn mới.

Để vượt qua và chiến thắng nỗi sợ trên, bạn có thể tham khảo 7 cách giúp giảm căng thẳng khi nói trước đám đông. Một số cách có thể thực hiện ngay như: hít thở sâu, tương tác mắt với một người cố định có phản ứng tích cực hay rèn luyện giọng nói.