Càng tỏ ra mạnh mẽ sẽ khiến bạn càng trở nên yếu đuối | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Càng tỏ ra mạnh mẽ sẽ khiến bạn càng trở nên yếu đuối

Dù thường được bảo phải gạt đi cảm xúc tiêu cực để mạnh mẽ hơn, nhưng sự thật là việc đó không hề mang đến kết quả tốt đẹp hơn như ta vẫn tưởng.

Càng tỏ ra mạnh mẽ sẽ khiến bạn càng trở nên yếu đuối

Những tổn thương cảm xúc hiển hiện mỗi ngày trong cuộc sống, từ nhẹ ở mức “chỉ buồn chút rồi thôi” cho đến nặng đến nỗi khiến bạn khóc không thành tiếng. Vậy mà cách chúng ta được dạy dỗ khi đối diện với cảm xúc tiêu cực thường là “cố gắng lên, mạnh mẽ lên, quên nó đi”, thay vì phải trực tiếp nhìn nhận vấn đề.

Sự thật là việc gạt đi cảm xúc không hề mang đến kết quả tốt đẹp hơn như ta vẫn tưởng. Khoa học đã chứng minh: “Gồng mình che giấu cảm xúc có thể huỷ hoại chính bản thân bạn, đúng nghĩa đen!”

Xu hướng che giấu cảm xúc cá nhân

Nhiều người luôn cố gắng giữ mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh nhưng lại quên giữ “mối quan hệ” tốt với cảm xúc của chính mình. Thông thường, họ chọn cách tảng gạt đi những cảm xúc tiêu cực thay vì đối mặt đa phần là vì chẳng biết phải giải quyết thế nào.

“Nếu không muốn đối diện với những cảm xúc tiêu cực thì tự nhiên người ta sẽ tìm ra trăm cách trốn tránh.” Nhà sáng lập CEOsage, Scott Jeffrey cũng công nhận. Có người đâm đầu vào công việc, có người quên sầu nhờ ăn uống, chất kích thích, có người tiêu tiền mua sắm,… Nhưng “gạt đi nước mắt” đâu có dễ!

Dù chúng ta có phớt lờ bao nhiêu lần thì vấn đề tiêu cực vẫn luôn nằm đó. Tuy nhiên, lo lắng, sợ hãi, tức giận vốn là những cảm xúc cần được giải thoát. Các nhà tâm ly học cho rằng việc kìm nén chúng trong cơ thể chỉ khiến chúng càng thêm tệ hơn. Khi nhiều mâu thuẫn xuất hiện trong một chủ thể, kiểu gì chúng cũng sẽ “phát nổ”.

Ta thường chọn cách tảng gạt đi những cảm xúc tiêu cực thay vì đối mặt lý do chính là vì chẳng biết phải giải quyết thế nào Tuy nhiên chúng ta có phớt lờ bao nhiêu lần thì vấn đề tiêu cực vẫn luôn nằm đó sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Ta thường chọn cách tảng gạt đi những cảm xúc tiêu cực thay vì đối mặt, lý do chính là vì chẳng biết phải giải quyết thế nào. Tuy nhiên, chúng ta có phớt lờ bao nhiêu lần thì vấn đề tiêu cực vẫn luôn nằm đó.

Kìm nén cảm xúc gây tác động tiêu cực như thế nào?

Những ảnh hưởng đến tinh thần

Ai trong chúng ta cũng dễ dàng nhận ra cảm giác ức chế khi giấu đi cơn giận dữ, sợ hãi,… nhưng ảnh hưởng của nó tiêu cực đến đâu?

Theo những nghiên cứu về khoa học thần kinh hiện đại, khi càng nhiều xung đột cảm xúc diễn ra, con người sẽ càng dễ bị nhấn chìm trong lo âu, sợ hãi. Những ảnh hưởng này xuất phát từ dây thần kinh phế vị – trung tâm cảm xúc của cơ thể.

Dây thần kinh phế vị có nhiệm vụ phản hồi lại những cảm xúc được kích thích từ não trung gian bằng cách gửi những tín hiệu đến tim, phổi và vùng ruột. Khi có nguy hiểm xuất hiện, theo bản năng sinh tồn, tín hiệu sẽ được kích hoạt. Nói cách khác, cơ thể chúng ta đã “cài đặt” sẵn cơ chế phản ứng với những nguy hiểm trước khi bản thân có thể nhận thức và quyết định phải làm thế nào. Điều này giải thích vì sao lý trí không thể quyết định cảm xúc, bạn không thể chọn vui vẻ khi gặp một lời đe dọa, hay chọn tức điên khi bị chọc cười.

Khi lý trí buộc cảm xúc phải dừng lại, nó sẽ tạo ra một cuộc “xung đột” gây nên áp lực cho cả tinh thần lẫn cơ thể, dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và khiến tâm lý tổn thương nặng nề hơn.

Một nghiên cứu của Đại học Texas đã chứng minh: trốn tránh cảm xúc khiến sự ức chế thêm lớn mạnh, dễ dàng dẫn đến xu hướng bạo lực.

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách cho 2 nhóm người xem hàng loạt đoạn phim gây ớn lạnh từ tác phẩm The Meaning of Life (1983) và Trainspotting (1996). Trong đó, nhóm 1 được thoải mái bộc lộ cảm xúc của mình, còn nhóm 2 bị yêu cầu che giấu cảm nhận của mình. Sau buổi chiếu phim, họ tham gia một trò chơi yêu cầu phá tan đối thủ “ảo” bằng cách tạo tiếng ồn. Kết quả cho thấy, những người ở nhóm 1 chỉ tạo tiếng ồn ở mức 4-5/10, trong khi những người ở nhóm 2 đạt mức trung bình 6-7/10. Nghiên cứu cũng xem xét các khía cạnh có thể khiến con người bị căng thẳng, và tác nhân mạnh nhất dẫn đến xu hướng bạo lực là do ức chế thần kinh.

Những tác động tiêu cực đến cơ thể

Các nhà tâm lý học cho rằng việc che giấu và kìm nén cảm xúc chỉ làm tình trạng của chúng ta tồi tệ hơn. Nó chẳng những tạo ra những vấn đề tâm lý mà còn mang đến tác động tiêu cực đến thể chất, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, bao tử, gây nhức đầu, mất ngủ và rối loạn hệ miễn dịch.

Ngoài ra, căng thẳng bắt nguồn từ ức chế cảm xúc còn gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống, cụ thể là những hormone tăng cường lưu lượng máu bị thuyên giảm rõ rệt, khiến vận động của dạ dày không còn nhịp nhàng, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Bên cạnh đó, hoạt động không ổn định của dây thần kinh phế vị cũng tác động đến cảm giác khi ăn, khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn vì thiếu chất, hấp thụ yếu, tiêu hoá kém.

“Quyết định chôn vùi cảm xúc, phớt lờ chúng, giấu nhẹm chúng hay tự huyễn hoặc bản thân rằng điều đó không xảy ra, không đáng để đối phó có thể khiến bạn phát bệnh theo đúng nghĩa đen, vì bạn đang quá căng thẳng trong việc che giấu những gì bản thân cảm thấy.” Emily Roberts – nhà trị liệu tâm lý cho hay.

“Quyết định chôn vùi cảm xúc phớt lờ chúng giấu nhẹm chúng hay tự huyễn hoặc bản thân rằng điều đó không xảy ra không đáng để đối phó có thể khiến bạn phát bệnh theo đúng nghĩa đen” Emily Roberts – nhà trị liệu tâm lý cho hay sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
“Quyết định chôn vùi cảm xúc, phớt lờ chúng, giấu nhẹm chúng hay tự huyễn hoặc bản thân rằng điều đó không xảy ra, không đáng để đối phó có thể khiến bạn phát bệnh theo đúng nghĩa đen.” Emily Roberts – nhà trị liệu tâm lý cho hay.

Vậy giải quyết những cảm xúc tiêu cực thế nào cho đúng?

Lắng nghe tâm trạng của chính mình

Để quản lý cảm xúc cá nhân, cách tốt nhất là phải đồng hành cùng nó từ những bước đầu. Thay vì tìm cách che giấu hay quên đi, hãy học cách đối diện với vấn đề, coi nó là một kinh nghiệm cá nhân, từ đó tìm kiếm cách giải quyết trực tiếp.

Theo Emily Roberts: khi nhận ra được điều gì làm bạn muộn phiền, thuỳ trán sẽ ngay lập tức lục lại những kinh nghiệm từng trải để tìm cách giải quyết. Từ đó, cả tâm trạng và tình trạng của bạn sẽ được cải thiện hơn.

Nhìn nhận cảm xúc tiêu cực theo một hướng khác

Tại sao chúng ta lại phải kìm nén, trốn tránh những cảm xúc tiêu cực của bản thân? Có phải vì sợ bị người khác đánh giá, sợ mình trông thật yếu đuối?

Với bạn, thừa nhận nỗi sợ hãi, tìm kiếm sự giúp đỡ, nổi điên vì một vấn đề nào đó là một chuyện rất tồi tệ, nhưng người khác chưa hẳn đã nghĩ vậy. Họ đứng ở góc độ khác và có những đánh giá khác, thường là tích cực hơn. Chẳng hạn, bạn nghĩ tâm sự về cảm nhận của mình là một hành vi yếu đuối, nhưng người khác lại cho rằng đó là hành động thể hiện sự can đảm, tin tưởng và gắn kết.

Những nhà nghiên cứu gọi khái niệm này là “beautiful mess effect“. Có thể hiểu là: thể hiện cảm xúc thật của bản thân đôi khi là điều “đáng ngại” trong mắt bạn nhưng có thể là sự can đảm, chân thật, là nền móng của sự tin tưởng và kết nối tích cực với người khác.

Thả trôi cảm xúc, sống đúng tâm trạng của bản thân

Scott cũng chia sẻ phương pháp giải phóng năng lượng cảm xúc bằng cách nhìn nhận những vấn đề của bản thân. Ông khuyên, nên lắng nghe mọi trạng thái cảm nhận của cơ thể, dù là giận dữ, buồn bã, chán nản, sợ hãi, hay xấu hổ. Hãy mở lòng chấp nhận toàn bộ những cảm xúc đó nhưng đừng vội đánh giá hay phản ứng lại. Tiếp đến là chọn một không gian thích hợp để bình tĩnh và thoải mái cho phép dòng năng lượng cảm xúc tuôn trào theo cách phù hợp.

Thay vì dùng hết sức lực để che lấp cảm xúc tiêu cực của bản thân hãy chủ động tìm hiểu nhìn nhận và đối mặt với chúng sizesmaxwidth 1200px 100vw 1200px
Thay vì dùng hết sức lực để che lấp cảm xúc tiêu cực của bản thân, hãy chủ động tìm hiểu, nhìn nhận và đối mặt với chúng.

Kết

Giận dữ, lo lắng, sợ hãi, xấu hổ,… vốn là những cảm xúc rất cơ bản của con người, tuy rằng không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tiếp nhận chúng. Thay vì dùng hết sức lực để che lấp cảm xúc tiêu cực của bản thân, hãy chủ động tìm hiểu, nhìn nhận và đối mặt với chúng. Đó mới chính là hình ảnh của một con người mạnh mẽ, dũng cảm thật sự!

Bài viết được thực hiện bởi Vân Trần, dựa theo bài viết của Thomas Oppong trên Medium.

Xem thêm:
[Bài viết] Vì sao “Hãy suy nghĩ tích cực” là một lời khuyên phản tác dụng?
[Bài viết] Tôi học được gì từ khủng hoảng tâm lý cá nhân?