Dĩa huông là gì mà làm ta xao xuyến? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu

Dĩa huông là gì mà làm ta xao xuyến?

Vì sao cách đọc từ dĩa huông lại khiến ta cảm thấy dễ thương?
Dĩa huông là gì mà làm ta xao xuyến?

Nguồn: I Love Puppies YouTube channel

1. Dĩa huông là gì?

Dĩa huông là cách nói vui của dễ thương. Âm ê của từ dễ thương biến đổi thành ia, còn phụ âm th lại chuyển mình thành phụ âm h.

2. Nguồn gốc dĩa huông?

Mặc dù mới phổ biến trong năm 2021, nhưng từ vựng này đã xuất hiện từ 2020. Một trong những Facebook page đầu tiên sử dụng từ vựng này là Lá trà màu xanh - trang cá nhân của một blogger có bút danh Na Xiaholic. Trong một bài viết được đăng lên vào 01/2021, tác giả nói rằng mình được tặng chiếc ghim cài áo hình chú thỏ rất “dĩa huông”.

titleDĩa huocircng đatilde được sử dụng từ đầu năm 2020
Dĩa huông đã được sử dụng từ đầu năm 2020

3. Dĩa huông phổ biến khi nào?

Google Trends ghi nhận, lượng tìm kiếm từ khóa này tăng vọt vào 05/2021, sau đó dần hạ nhiệt sau 4 tháng. Tuy nhiên, đến hiện tại, trên các diễn đàn dành cho Gen Z, từ vựng này vẫn được sử dụng rải rác.

Dĩa huông ban đầu phổ biến ở các page về thú cưng, sau đó dần mở rộng ra các “địa bàn” khác. Sau này, dĩa huông còn được dùng để chỉ những thứ… không đáng yêu lắm.

titleDễ thương theo caacutech hơi kinh dị  Nguồn quotCột sốngquot Gen Z
Dễ thương theo cách búp bê Annabelle | Nguồn: "Cột sống" Gen Z

Theo cuốn Ngôn ngữ mạng của giáo sư Nguyễn Văn Khang, ngôn ngữ mạng, tùy vào từng bối cảnh cụ thể mà có các biến thể ngữ âm - chính tả khác nhau. Trong đó, 4 cách biến đổi phổ biến nhất là:

  • Tận dụng yếu tố đồng âm của chữ Quốc ngữ để xáo trộn quy tắc chính tả (Ăn cơm trước cẻng, ngồi gế, đừng puồn);

  • Tận dụng biến thể của phương ngữ địa lý (bịnh tật, càng nhớn càng đẹp, dui dẻ);

  • Dùng phương ngữ xã hội như tiếng lóng, tiếng bồi, cách nói nũng nịu của trẻ con (hoy đi nha, iu lắm, rất nhìu);

  • Dùng chữ cái không được công nhận trong bảng chữ cái Quốc ngữ (zui zẻ, hôm wa).

Từ dĩa huông rơi vào trường hợp biến đổi thứ hai và và thứ ba: dùng phương ngữ địa lý và phương ngữ xã hội.

Dựa theo lối viết phá cách của cộng đồng mạng, phụ âm th có 2 biến thể chính là h, x. Ví dụ, thôi viết là hoy, dễ thương viết thành dễ hương/xương. Nguyễn Văn Khang nhận xét, đây là biến thể dựa theo cách phát âm nũng nịu của trẻ con.

Trong khi đó, nguyên âm ê có 2 biến thể chính là i, ia. Ví dụ, kiu (kêu), đi dìa (đi về), dĩa thương (dễ thương). Lúc này, người viết đang biến đổi theo phương ngữ địa lý.

Kết hợp hai cách biến đổi trên, cộng thêm nét sáng tạo riêng của cộng đồng mạng là biến dấu râu của ơ sang dấu mũ ô, ta có thành phẩm cuối: dĩa huông.

Trước đây, cộng đồng mạng thường thay thế từ dễ thương bằng: dễ thưn, dễ xương, cưng hoặc cute. Hiện tại, dĩa huông đang dần chiếm ưu thế. Có thể vì cách đọc từ dĩa huông vốn đã toát lên sự dễ thương, nên càng lúc càng nhiều Gen Z ưa chuộng “từ mới” này.

4. Bài viết về những thứ dĩa huông tại Vietcetera?

Vì sao chúng ta muốn véo những thứ dễ thương?

Chúng ta luôn thích những gì trông dễ thương. Hẳn là bạn cũng biết cảm giác khi nhìn thấy một thứ đáng yêu đến mức không thể kiềm chế được mong muốn ‘nựng’ nó. Ví dụ như khi gặp em bé, cún hoặc mèo con. Hiện tượng này được gọi là ‘gây hấn dễ thương’ (cute aggression).

Vì sao chúng ta thấy thứ gì đó dễ thương?

Theo lý thuyết của Konrad Lorenz, một trong những người sáng lập của tập tính học, khả năng cảm nhận được sự dễ thương là một lợi thế tiến hoá về mặt sinh học của loài người.

Trongchit: Bên ngoài ngổ ngáo, bên trong dễ thương

Là một nhà thiết kế với niềm đam mê với Graffiti & Typography, đầu tháng 5 vừa rồi, Trongchit đã hoàn thiện tác phẩm mới, nằm trong dự án Yêu Thương của anh. Và Tôi Người Hải Phòng mới chỉ là một trong những tác phẩm của dự án đó.