Bài viết này được chuyển ngữ từ phần trả lời của Michael Barnard trên Quora.
Trước tiên, hãy cùng bàn về từng thứ ta có thể làm, và những hệ quả liên quan nếu không hành động.
Nếu chúng ta không thay thế toàn bộ thế hệ thiết bị điện tử sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng thế hệ điện tử dùng năng lượng tái tạo và ít tạo các-bon gây ô nhiễm môi trường, thì sẽ ra sao?
Nếu như ta không thay lò sưởi tại gia sử dụng than đốt thành lò sưởi đốt khi propane, rồi đổi tới lò khí chạy bằng nguồn nhiệt điện, đặc biệt là máy bơm nhiệt? Nếu ta không thay mọi xe hơi, xe tải và xe buýt chạy bằng ga và động cơ diesel bằng xe chạy bằng hệ thống lực đẩy điện?
Hậu quả đầu tiên, là sẽ vẫn còn vô số người chết trước độ tuổi trung bình do ô nhiễm không khí. Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính được trong một năm, khoảng 7 triệu người chết trước độ tuổi trung bình do ô nhiễm không khí. Vài năm trước, tuổi thọ trung bình của của mỗi người dân khu vực phía bắc Trung Quốc đã giảm đi 5,5 năm, như vậy thì tính tổng lại, tuổi thọ của người dân cả nước sẽ giảm đi 2,75 tỉ năm.
Nên nếu ta chỉ ngồi bất động, giương mắt nhìn thay đổi thời tiết diễn ra, thì ô nhiễm không khí vẫn sẽ tồn tại và tiếp tục ra tay giết hại hàng triệu người khác khi họ chưa tới độ tuổi trung bình.
Nếu ta không làm gì cả, thì vẫn còn những vấn đề do thay đổi khí hậu. Hầu như ở mọi thành phố ven biển, những vùng đất đông dân nhất, đắt đỏ nhất, và mang đến hiệu suất kinh tế cao nhất trên hành tinh, phải dành ra một số tiền lớn đến vô lý để di chuyển hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng, hay xây thêm mấy con đê cao vài mét. Đó là vì mực nước biển vẫn sẽ tiếp tục dâng lên trong vài thập kỉ tới, cũng như nhiệt độ vẫn sẽ tiếp tục tăng và các tảng băng vào đảo băng ở Nam cực vẫn tiếp tục tan chảy. Điều này sẽ khiến mực nước biển dâng thêm 1-2 mét trước năm 2100 và 3-4 mét trước năm 2200, và vẫn sẽ dâng cao hơn nữa trong thập kỷ tới.
Nhưng trước hết, ta cùng bàn về tình trạng mực nước biển dâng cao. Chúng ta thường nói là nếu mực nước dâng 2 mét thì xây con đê 2 mét bù lại là đủ rồi, nhưng không đơn giản thế. Đó chỉ là lý thuyết suông thôi. Có những con sóng lớn khổng lồ ập tới, cao hơn mức sóng bình thường nhiều. Rồi những trận bão trên biển gây ra từ những cơn cuồng phong không biết sẽ ập tới từ hướng nào. Vì vậy mà mực nước biển tăng 2 mét thì sẽ phải cần con đê cao 4 mét.
Và con đê này phải kéo dài hàng chục kilômet bọc quanh bờ biển của thành phố. Kết quả là gì? Nếu bạn xây con đê cao 4 mét ngăn giữa thành phố và biển, thì chẳng ai còn ngắm được cảnh biển nữa trừ khi họ đứng ở nơi cao mới nhìn qua được cái bức tường như tường nhà giam ấy.
À, còn biển nữa. Vài năm trước tôi có ghé biển Floria (Mỹ). Tôi có đọc được một bài báo cáo nói rằng, 55% nền kinh tế của bang Floria là dựa vào ngành du lịch biển. Nhưng bài báo cáo cũng nói là chi phí du lịch ở đây càng ngày càng đắt đỏ vì chính quyền phải đổ tiền vào lấp đầy các bãi cát để chúng không bị trũng xuống vì bãi biển ở đấy đã xói mòn cả rồi. Và xói mòn bãi biển là một nguyên nhân dẫn đến mực nước biển dâng cao và những cơn bão dữ dội. Công cuộc tái bồi dưỡng bãi biển được tài trợ bởi sự chung tay của ngân sách liên bang, của bang, và của thành phố. Mất bao lâu để chính quyền liên bang và bang chọn ra được khu vực nào được nhận tiền trợ cấp, và sẽ mất bao lâu sau đó để biển ở thành phố Miami nhận được tiền, còn những nơi khác ở bang Floria thì không?
À, quên mất nói lời tạm biệt với bãi biển ở đảo Key West, cũng thuộc bang Floria nhé.
Dĩ nhiên, đó vẫn chưa phải là toàn bộ thách thức mà bang Floria phải đối mặt. Vùng phía nam của bang Floria được xây dựng trên một vùng đá vôi như miếng bọt biển hút nước, và 50% thị dân ở Miami sống trong 2 mét nước biển, và hầu như mọi người ở vùng Key Weast sống ở trong vùng 2 mét này. Mọi thứ sẽ được phủ trong nước biển mặn, và nước biển này sẽ gặm mòn tất cả những gì nó chạm tới. Và đó là khi người dân hết nước sạch để dùng vì tầng nước ngầm ở vịnh Biscayne đã thành nước mặn, và vùng ngập nước Everglades thì lại biến thành vùng đầm lầy mặn như biển, và còn những đợt thủy triều đỏ (red tides) nguy hiểm sẵn sàng phá hủy nền du lịch.
Thế nên, chi hàng nghìn tỷ đô la để sửa chữa và bảo vệ cho các cơ sở bất động sản có trị giá cao nghĩa là rất nhiều vùng khác sẽ không nhận được tiền hỗ trợ, và hậu quả là người dân sẽ phải tự tìm cách sống sốt sót và chuyển sang nơi khác ở.
Và đó là vấn đề nhức nhối tiếp theo. Bạn có biết Khủng hoảng tị nạn ở Syrian (Syrian Refugee Crisis) không? Bạn có biết sự kiện đó đã tái định hình nền chính trị ở Bắc Mỹ và Châu Âu không? Bạn có biết số người tị nạn đến sinh sống ở Canada và Mỹ đã trở thành một đề tài chính trị nóng gây phẫn nộ mỗi kì bầu cử không? Nguyên nhân của khủng hoảng tị nạn ở Syria là do hạn hán gây ra bởi biến đổi khí hậu. Chính thiên tai này đã 'hất cẳng' nông dân và người chăn gia súc khỏi vùng nông thôn kiệt quệ và khiến họ đổ xô đến thành phố để mưu sinh, nơi họ là miếng mồi ngon của chế độ độc tài mỏng manh và bị cực đoan hóa. Có thể chỉ 10% nguyên nhân khách quan dẫn tới nội chiến Syria là từ biến đổ khí hậu, và hãy nhìn xem những hệ quả địa chính trị gì đã xảy ra từ cái biến đổi tương đối nhỏ nhoi ấy. Hàng triệu người dân Syria phải di tán trong nước, với hàng triệu trại tị nạn ở các nước lân cận và một triệu người dân khắp vùng Địa Trung Hải đổ xô về châu Âu.
Cùng xem xét một ví dụ cụ thể hơn. Vào năm 2017, mùa mưa do biến đổi khí hậu gây ra đã khiến 41 triệu người di cư ở Bangladesh. Đó chỉ là con số khởi đầu thôi.
Dù Stephen Pinker đúng khi đánh giá rằng biến đổi khí hậu không nhất thiết phải thành một vấn đề mâu thuẫn toàn cầu mới, nhưng đó cũng vì ông ấy lạc quan là còn nhiều nước dân chủ giàu có và ổn định. Nhưng đoán xem, cũng có rất nhiều nước mà chính phủ lỏng lẻo và tương đối nghèo nàn, những nước này chính là nạn nhân của mực nước biển dâng cao, những cú đánh trời giáng từ sự khắc nghiệt của thời tiết, và họ cũng không có khả năng đương đầu với mức độ thiệt hại đó đâu. Rồi những nước này cũng sẽ chứng kiến cảnh luồn sóng di cư mãnh liệt trong nước, và cũng như Syria, người dân họ sẽ tràn khỏi biên giới, tiến về những nước phương tây giàu có. Phân tích trên của Pinker được ông đưa ra trước khi nội chiến Syria và khủng hoảng tị nạn diễn ra, nếu không thì ông ấy chẳng lạc quan được đến thế đâu.
Ước tính lượng người di cư sẽ lên tới một tỉ trước năm 2050, và con số đó chắc chắn sẽ tới trước năm 2100 nếu ta chẳng có động thái gì về biến đổi khí hậu.
Một tỉ dân số thế giới sẽ tự động di cư, bao gồm luôn cả gia đình, công việc và cuộc sống của họ trong vài thập kỉ tới. Rất nhiều trong số họ sẽ leo lên những con thuyền và tiến thẳng tới Úc, châu Âu, và Bắc Mỹ. Những nhóm người tuyệt vọng đông đúc này chỉ cố gắng giữ cho cả gia đình họ sống sót.
Khi nói về con người có một so sánh thế này, chúng ta chỉ là những con gián, những 'cỗ máy' có khả năng sống sót tốt hơn những loài khác. Nếu bạn chọc vào cái tổ mối loài người này và cả tỉ người bắt đầu tụ tập lại, thì sẽ dẫn tới hai việc lớn. Đầu tiên, nhiều người sẽ thử lợi dụng tỉ người này vì mục đích ích kỉ và tiêu cực cho riêng họ, và họ sẽ rất thành công. Thứ hai, hàng chục hay hàng trăm triệu dân tị nạn sẽ tìm ra đường đến những nước phát triển, đây là những cái tổ an toàn xã hội được tạo ra để phục vụ một nhóm nhỏ những người có tầm quan trọng, giờ phài gồng mình gánh quá mức một lượng lớn người đổ về trên toàn câu.
Cố gắng ngăn chặn hàng chục triệu những con người tuyệt vọng này xếp hàng dài ở vùng biên giới. Xem thử có tác dụng không. Cứ nhìn lại vùng phía nam châu Âu vài năm trước, và nhân lên gấp 50 hoặc 100.
Nên, bạn không thể ngồi không giương mắt nhìn biến đổi khí hậu xảy ra được đâu. Nếu bạn có ý nghĩ như vậy thì hẳn bạn phải là một kẻ ngu đần. Hoặc là một người thiển cận có xu hướng chống đối xã hội. Hay là bạn chẳng có tí quan tâm đến con cái bạn, rồi đời cháu của bạn, chắt của bạn, nên bạn chẳng phải cần làm gì để ngăn chặn biến đổi khí hậu cả. Mỗi một nhà máy than đã cướp đi 95 mạng người mỗi năm ở Mỹ, và hẳn bạn nghĩ đây là chuyện thường tình. Và hẳn là, bạn cũng cho rằng tổn thương não gây ra bởi thủy ngân thải ra từ các nhà máy than cũng chẳng nghiêm trọng lắm, hay bạn chắc chẳng lo lắng gì cho con của bạn bị suy nhược vì hen suyễn.
Nếu bạn bắt gặp bất kì một người phản đối sự tồn tại của biến đổi khí hậu trên Quora, thì làm theo tôi đây. Chặn và tắt thông báo từ họ. Báo cáo nội dung của họ vi phạm chính sách của Quora. Hoặc ít nhất cũng “downvote” (chức năng đánh giá thấp một câu trả lời trên Quora) nội dung của họ để chúng tan biến vào quên lãng. Không có nhiều người như vậy trong thực tế, nhưng theo tôi thấy thì phần lớn họ là những đàn ông người da trắng lớn tuổi tương đối giàu có nhiều thời gian rảnh rỗi để lên mạng nói nhảm nhí. Đừng hoan nghênh những kẻ thế này.