Chuyện một cậu bé trong chiếc váy | Vietcetera
Billboard banner

Chuyện một cậu bé trong chiếc váy

Một cậu bé muốn mặc váy vì thấy chúng đẹp mắt. Cậu chẳng quan tâm nhiều lắm đến thế nào là mặt "chuẩn" hay mặc sao cho nam tính để vừa mắt người khác.

Open Publishing
Bài viết này thuộc Open Publishing Nơi các cây bút tự do, các chuyên gia, có thể xuất bản các nội dung, bài viết trên nền tảng của Vietcetera.

Mấy ngày trước tan học, con trai nói với tôi:

- Bố ơi con muốn mặc váy!

- Tại sao thế?

- Tại vì mát mẻ lại còn đẹp nữa ạ!

- Nhưng nhà chúng ta lại không có váy cơ!

- Thế có thể mua cho con một cái váy được không ạ? Con muốn tự chọn!

- Ừ, thế bố con mình về nhà hỏi ý kiến của mẹ nhé!

(Trích bài đăng: “[Zhihu] Hôm nay con trai tôi bị bạn học tốc váy! Phải làm sao đây?” - dịch bởi D.Ngân)


Đoạn đối thoại dễ thương được đọc trong một ngày cuối tuần nắng nóng, tâm trạng tự nhiên dịu đi một chút. Bằng một cách nào đó, tự nhiên mình thấy phải chăng một cậu bé đã dạy cho chúng ta nhiều điều như thế nào?

Hành trình cậu bé đến trường nhận được hẳn rất nhiều chú ý, thậm chí cậu có thể phải nhận được những chế giễu của bạn bè, nhưng có vẻ cậu chẳng quan tâm nhiều lắm đến điều đó.

Và thật ra, đám trẻ cũng chẳng quan tâm đến việc cậu mặc váy quá nhiều như người lớn chúng ta. Có thể cũng chỉ một hai cậu bạn thấy lạ lạ, một vài cô bé thấy dễ thương!

Hẳn là con trẻ rất đơn giản, cậu bé đó muốn có một chiếc váy vì cậu thấy chúng đẹp, mát mẻ và thoải mái! Mặc nhiên trong đầu không có một định nghĩa nào là chúng ta phải mặc thế nào cho đúng “chuẩn”, mặc sao cho nam tính hay mặc sao cho vừa mắt người khác!

Vấn đề lại nằm ở người lớn chúng ta!

Cùng một câu chuyện, khi bố cậu bé thấy cậu thật ngầu vì dám mặc những gì cậu thích mặc cho người khác nghĩ gì. Mẹ cậu bé dạy cậu bé cách giấu nội y, thay quần sao cho an toàn cho bản thân thì câu chuyện không hẳn đúng với tất cả mọi người.

Thầy hiệu trưởng có chút lưỡng lự, cô chủ nhiệm thì trách mắng, không được phép mặc đồ lố lăng! Và điều gì các bạn có biết không? Khi thằng bé bị mấy nhóc tì tốc váy, thầy cô cũng chỉ trách mắng qua loa, làm thằng bé có chút suy nghĩ, nếu như con trai tốc váy con gái chắc chắn sẽ bị trừng phạt, phê bình nghiêm khắc cơ mà.

Từ câu chuyện "Boys will be boys" (Con trai nó vậy mà)

Nếu từng nghe bài hát “Boys will be boys” của Dua Lipa, hẳn bạn đã biết chính những cái “tiêu chuẩn” đặt lên cho nữ giới đã khiến những cô gái phải che đậy kín kẽ bản thân, không thể đi về muộn để tránh nguy hiểm từ con trai.

Thì câu chuyện ở đây cũng tương tự vậy, chúng ta nghĩ một cậu bé mặc váy là lố lăng, nhưng việc tốc váy một đứa con trai lại là bình thường?

Mình cũng không có ý trách những người ở thế hệ cũ, họ cũng phải trải qua tư tưởng như vậy trong một thời gian dài, từ thời kỳ mọi chuyện chỉ nghĩ đến cái ăn đã đủ mệt đầu.

Nhưng, đáng buồn thay, ngay cả những người trẻ bây giờ, nhiều người cũng chưa có được sự rộng mở với những thứ không thuận mắt người ta. Họ cũng vẫn bị những cái mác “con trai thế này”, “con gái thế kia,”... đè nặng lên bản thân.

Chấp nhận sự khác biệt là cả một hành trình dài

“Cái áo không làm nên thầy tu” đúng rồi, cả ngàn đời nay chúng ta đã được dạy như thế, giá như chúng ta nhìn nhận như lũ trẻ, hẳn mọi chuyện đơn giản hơn nhiều rồi.

Hẳn nhiều người không hiểu, một cậu trai thích mặc váy chưa chắc là gay, đơn giản vì họ thích mà thôi! Con người đâu phải cái lon cái hộp mà dán nhãn? Đấu tranh cho sự khác biệt là một hành trình dài và chưa khi nào là đủ.

Một ngày nào đó, bạn sẽ thấy rằng, con gái thích thể thao, tóc ngắn, hay con trai thích tô son, mặc váy, không phải điều gì quá to tát. Quan trọng là cách chúng ta đối xử với nhau!

Và, giống như người bố trong bài đăng đó! Em trai, em ngầu và nghĩa khí lắm!