Con người đa phần thuận tay phải do… nói nhiều? | Vietcetera
Billboard banner
04 Thg 08, 2021
Tâm Lý Học

Con người đa phần thuận tay phải do… nói nhiều?

Việc tiếp xúc và phát triển ngôn ngữ không ngừng đã tạo ra xu hướng sử dụng não trái thường xuyên hơn ở con người. Mà não trái điều khiển phần cơ thể bên phải.

Open Publishing
Bài viết này thuộc Open Publishing Nơi các cây bút tự do, các chuyên gia, có thể xuất bản các nội dung, bài viết trên nền tảng của Vietcetera.

Khoảng 10% dân số con người thuận tay trái và thông qua các bằng chứng khảo cổ, phần trăm người thuận tay trái luôn xấp xỉ ở mức này trong suốt 500.000 năm qua. Nói một cách khác, từ tự cổ chí kim, con người đã có xu hướng sử dụng một bên cơ thể (phải) nhiều hơn bên còn lại (trái). Đây là một trong những đặc điểm hiếm thấy ở thế giới động vật, nơi mà tỉ lệ thuận chi trái và phải thường không quá chênh lệch, điển hình là ở chómèo, tỉ lệ này nằm ở khoảng 50-50. Một trong những số ít loài động vật “chịu chung số phận” như con người là vẹt với 90% thuận bên trái.

Mặc dù đã có thể phóng xe hơi lên không gian, con người vẫn chưa thể xác định chính xác yếu tố đằng sau sự lệch pha quá lớn này. Một trong những giả thuyết tiên phong cho câu đố này gợi ý rằng con người đa phần sử dụng chi phải là do sự phân cực của não bộsự xuất hiện của ngôn ngữ. Não bộ con người, một miếng thịt có điện và 2 bán cầu, có xu hướng sắp xếp những vùng có chức năng tương tự về một bên bán cầu, thay vì để chúng nằm lộn xộn ở 2 bên - đây được gọi là sự phân cực. Sự sắp xếp có chọn lọc này đã cho con người lợi thế phát triển hơn các loài động vật khác, bởi vì khi nằm cùng về một bên bán cầu, sự trao đổi thông tin của các vùng liên quan với nhau sẽ mạch lạc hơn, nhanh hơn và chính xác hơn. Sự phân cực ở não bộ có thể được quan sát rõ ràng qua vị trí của các vùng não đảm nhận các chức năng ngôn ngữ. Điển hình nhất là vùng Broca - một vùng đảm nhận khả năng sản xuất ngôn ngữ - và vùng Wernicke - đảm nhận khả năng hiểu ngôn ngữ. Cả 2 vùng này đều được phân cực về bán cầu trái ở phần lớn người thuận tay phải, thậm chí, 70% người thuận tay trái cũng có các vùng ngôn ngữ phân cực về não trái. Như vậy có thể thấy các chức năng ngôn ngữ thường trú ngụ ở não trái.

Do các chức năng ngôn ngữ tập trung nằm ở não trái, sự phát triển của chúng cũng đồng nghĩa với sự phát triển của bán cầu này. Và trong quá trình lịch sử của con người, ta đã và đang gắn bó với ngôn ngữ mật thiết, nghĩa là ta đã sử dụng và phát triển ngôn ngữ ở tần suất rất cao. Việc tiếp xúc và phát triển ngôn ngữ không ngừng đã tạo ra xu hướng sử dụng não trái thường xuyên hơn ở con người. Mà não trái điều khiển phần cơ thể bên phải. Sự phát triển và hoạt động thường xuyên của phần não trái ít nhiều sẽ cho ta xu hướng sử dụng chi phải nhiều hơn!

Nói ngắn gọn, con người là loài động vật đa phần thuận tay phải, tức là thuận não trái. Sự “thuận não trái” này rất có thể là ngẫu nhiên, hoặc cũng rất có thể đã xuất phát từ sự phân cực của các vùng ngôn ngữ về não trái cũng như quá trình gắn bó thiên kỷ của con người với ngôn ngữ. Nói một cách khác, ta thuận tay phải do ta… nói nhiều.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian.

Mình có làm một video phân tích sâu hơn về việc thuận tay trái cũng như những định kiến về người tay trái trong xã hội con người: 

Một vài thông tin ngoài lề:

  • Hội ngôn ngữ học Paris (Société de Linguistique de Paris) đã dừng các thảo luận về nguồn gốc của ngôn ngữ bởi vì sự thiếu hụt trầm trọng của bằng chứng thực nghiệm.

  • Bên trái rất bị phân biệt đối xử trong đời sống con người, đặc biệt là trong ngôn ngữ và nghệ thuật.

  • Có một nhóm người gọi là cross-dominant, tức là họ thuận chéo - tay thuận thay đổi khi thực hiện các hoạt động khác nhau (như ăn uống thuận tay phải nhưng chơi thể thao lại thuận tay trái)

  • 1% dân số thuận cả 2 tay và họ được gọi là ambidextrous (ambi = 2 bên, dextrous xuất phát từ tiếng latin dexter = tay phải)

Open Publishing
Bài viết này không thuộc quan điểm của Vietcetera.
Nơi các cây bút tự do, các chuyên gia, có thể xuất bản các nội dung, bài viết trên nền tảng của Vietcetera. tại đây.