Post-truth: Vì sao không ai còn tin vào sự thật khách quan? | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu
12 Thg 01, 2023
Truyền ThôngBóc Term

Post-truth: Vì sao không ai còn tin vào sự thật khách quan?

Internet tạo ra một môi trường nhiều "sự thật" hơn công chúng có thể xử lý. Cảm xúc và quan điểm cá nhân dường như đáng tin hơn những thông tin quá phức tạp.
Post-truth: Vì sao không ai còn tin vào sự thật khách quan?

Nguồn: Ethical Forum

1. Post-truth là gì?

Post-truth ám chỉ một tình trạng xã hội trong đó các công dân, công chúng truyền thông, và cả các chính trị gia, không còn tôn trọng sự thật khách quan. Họ chỉ còn tin vào những gì họ coi là đúng, hoặc cảm thấy mình có thể chấp nhận được, theo định nghĩa của học giả truyền thông Jayson Harsin.

Trong tiếng Việt, post-truth có thể được dịch theo hai cách, hoặc là "hậu-sự thật," hoặc là "sự thật chủ quan." Với cách dịch đầu tiên, các học giả nhấn mạnh việc nội hàm khái niệm sự thật đang chuyển dịch. Sự thật không phải thứ có thể chứng minh được bằng bằng chứng, lý lẽ, dữ liệu, mà còn tuỳ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như thiên hướng chính trị.

httpsvietceteracomuploadsimages12jan2023kulbart2def2jpg
Nguồn: Ethical Forum

Cách dịch thứ hai thì gần hơn với thực tế. Nó nhấn mạnh tình trạng người ta chỉ tin vào thứ họ muốn tin, nếu "sự thật" ấy vô tình bổ trợ cho một thiên kiến sẵn có của họ. Sự thật không còn "khách quan," mà có thể bị can thiệp "chủ quan."

Lý do đơn giản, vì những sự thật theo nghĩa truyền thống không được làm rõ, nên công chúng truyền thông không thể tin nguồn nào nói thật, nguồn nào nói dối.

2. Nguồn gốc của post-truth

Post-truth có nguồn gốc trong triết học từ thế kỷ 19. Friedrich Nietzsche là nhà tư tưởng đầu tiên xây dựng nền móng cho khái niệm này. Ông cho rằng con người tạo ra các khái niệm, qua đó họ xác định cái gì là tốt và cái gì là công bằng. Chân lý (truth) vì thế luôn mang tính giá trị chứ không khách quan, và hiện thực được xây dựng dựa trên nền tảng của ý chí con người.

Khái niệm này được sử dụng xuyên suốt qua thế kỷ 20 trong các ngành Khoa học Chính trị và Truyền thông Đại chúng, xoay quanh các tranh cãi xem làm sao để xác định thứ gì là chân thực, khách quan tuyệt đối. Với sự xuất hiện của mạng xã hội vào thế kỷ 21, câu hỏi này dường như không thể được trả lời xác quyết, vì nguồn gốc thông tin bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố, từ cảm tính của công chúng, lợi ích của người làm truyền thông, cho đến quyền lực.

3. Vì sao post-truth trở nên phổ biến?

Năm 2016, post-truth được từ điển Oxford "vinh danh" là từ của năm. Đây cũng là năm có nhiều biến động trong chính trị thế giới, như ở Mỹ, Donald Trump thắng cử tổng thống bằng hàng loạt các phát ngôn nhập nhằng về sự thật, hay ở Anh, dư luận phân cực vì Brexit.

Giới chuyên môn nhấn mạnh nỗi lo của họ rằng tiêu chuẩn sự thật đang chịu ảnh hưởng quá lớn bởi phân cực chính trị Tả-Hữu, bởi nỗ lực thắng-thua của các đảng phái chính trị. Đó là ở cục diện vĩ mô, còn trong đời sống thường nhật, người dân cũng rơi vào trạng thái hoài nghi vô độ. Họ không còn đặt niềm tin vào truyền thông chính thống hay tầng lớp tinh hoa, vì bản thân nhóm này không công khai những hành động và lợi ích của họ.

Như vậy, bàn về post-truth không còn là bàn về câu hỏi "Đâu là sự thật?" mà là bàn về câu chuyện niềm tin. Vì sao fake news, thuyết âm mưu về trái đất phẳng, những lời gièm pha vô căn cứ về nhân phẩm con người, đổ lỗi cho nạn nhân, v.v. lại tràn lan trong môi trường truyền thông ngày nay. Đơn giản là vì người ta đã mất hệ giá trị và các nguyên tắc chắc chắn để tin vào.

4. Cách dùng post-truth

Tiếng Anh

A: How could we know what is real these days?

B: We are living in a post-truth era!

Tiếng Việt

A: Giờ này làm sao chúng ta biết cái gì là thật được nhỉ?

B: Đúng là thời đại hậu sự thật!