Tóm Lại Là: Tragedy of the commons là gì? Vì sao không nên ăn cá vẹt? | Vietcetera
Billboard banner
Khảo Sát Về Thói Quen Tiêu Thụ Nội DungBắt Đầu

Tóm Lại Là: Tragedy of the commons là gì? Vì sao không nên ăn cá vẹt?

Bi kịch của tài nguyên chung là một thuyết kinh tế. Thuyết này cho rằng, khi mọi người đều có khả năng chi phối và sử dụng một loại tài nguyên, họ sẽ ra sức lấy phần cho bản thân, khiến tài nguyên đó bị khai thác kiệt quệ.
Tóm Lại Là: Tragedy of the commons là gì? Vì sao không nên ăn cá vẹt?

Tóm Lại Là: Tragedy of the commons là gì? Vì sao không nên ăn cá vẹt?

1. Chuyện gì đang diễn ra trên Facebook?

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng đang dậy sóng trước những hình ảnh cá vẹt bị bày bán như một loại thực phẩm thông thường. Nhiều người dùng đăng bài chia sẻ các thông tin về loài này cũng như kêu gọi ngừng đánh bắt và tiêu thụ chúng.

2 Cá vẹt có vai trò gì trong hệ sinh thái?

Cá vẹt đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái biển. Chúng ăn các lớp tảo biển xâm chiếm, làm sạch và tạo điều kiện cho san hô tái tạo.

Ngoài ra, mỗi chú cá vẹt còn thải ra đến 320kg cát mỗi năm. Đây là nguồn chất khoáng rất quan trọng để san hô mới hình thành và phát triển giúp bồi đắp lòng biển.

Những bãi cát trắng xinh đẹp của Hawaii hay Maldives cũng đều là do công sức của những chú cá vẹt tạo nên.

3. Chuyên gia nói gì về việc tiêu thụ cá vẹt?

Về cơ bản, chúng ta hoàn toàn không nên đánh bắt cá vẹt, theo ông Nguyễn Văn Quân - PGS, TS Sinh học, Nghiên cứu viên Cao cấp Viện Tài nguyên và Môi trường Biển.

Thợ lặn Hùng Ngọc Hoàng cho rằng giá trị môi trường của cá vẹt vượt xa giá trị dinh dưỡng của chúng.

Cá vẹt chỉ có thể tìm thấy trong môi trường tự nhiên chứ không thể nuôi công nghiệp. Việc tiêu thụ cá vẹt có thể dẫn đến bi kịch của tài nguyên chung (tragedy of the commons).

4. Tragedy of the commons là gì?

Bi kịch của tài nguyên chung là một thuyết kinh tế. Thuyết này cho rằng, khi mọi người đều có khả năng chi phối và sử dụng một loại tài nguyên, họ sẽ ra sức lấy phần cho bản thân, khiến tài nguyên đó bị khai thác kiệt quệ.

Đây là một hiện tượng xảy ra trong suốt lịch sử con người. Gần như tất cả các ngành công nghiệp lớn (khai thác rừng, dầu mỏ, hải sản...) đều đang phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên do khai thác quá đà.

5. Cá vẹt sẽ trở thành một bi kịch của tài nguyên chung?

Cá, bao gồm cá vẹt, là nguồn thực phẩm chính của hơn 100 triệu người ở khu vực biển Đông Nam Á.

Có đến 18 loại cá vẹt đang bị đánh bắt ở đây, trong đó 13 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do đánh bắt quá mức cũng như do môi trường sinh thái bị huỷ hoại.

Cá vẹt có khả năng biến mất nếu chúng ta tiếp tục tiêu thụ chúng một cách không kiểm soát như hiện tại.

6. Ngoài cá vẹt, người Việt không nên ăn động vật nào nữa?

Nguồn Joe Lemm cho Unsplash
Nguồn: Joe Lemm cho Unsplash

Không chỉ cá vẹt, ở Việt Nam nhiều loại động vật quý hiếm khác cũng đang bị khai thác và tiêu thụ. Điều này có tác động nghiêm trọng đến quần thể các loài động vật trong tự nhiên và hệ sinh thái, đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng.

Một số loài và sản phẩm động vật đang nằm trong danh sách cấm của Việt Nam là:

  • Tê tê
  • Mật gấu
  • Sừng tê giác
  • Ngà voi
  • Rùa hiếm

7. Vì sao không nên ăn thịt động vật hoang dã?

Săn bắt và ăn thịt các loại động vật hoang dã không những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường mà còn là hiểm hoạ lớn cho sức khỏe cộng đồng.

Virus COVID-19 được cho là bắt nguồn từ loài dơi, và đã lây truyền đến con người qua các chợ buôn bán động vật hoang dã trái phép ở Trung Quốc. Virus Ebola cũng được cho là đã lây từ khỉ Gorilla sang các thợ săn ở Châu Phi.

Chúng ta chỉ nên tiêu thụ những loại động vật rõ nguồn gốc để giảm thiểu nguy cơ bùng phát một đại dịch toàn cầu lần nữa.

Xem thêm:

[Bài viết]: Voi chết vì ăn pháo nổ - Tàn ác hay tai nạn?