Bổ Não: Vì sao ta không thích người khác bảo mình phải làm gì? | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
24 Thg 09, 2020
Tâm Lý HọcBổ Não

Bổ Não: Vì sao ta không thích người khác bảo mình phải làm gì?

Đang định làm gì mà bị hối thúc, ta sẽ không muốn làm nữa. Tại sao thế?

Bổ Não: Vì sao ta không thích người khác bảo mình phải làm gì?

Trà Nhữ @averagetea_ cho Vietcetera

#Bổ Não là series giải thích ngắn gọn những hiện tượng tâm lý đời thường nảy sinh do não bộ.

Bạn chuẩn bị quét dọn nhà cửa, chưa kịp cầm chổi lên thì mẹ bạn xuất hiện: “Thấy nhà dơ vậy mà sao chưa chịu dọn?” Bạn thấy oan ức tới mức không muốn làm nữa (nhưng không dám).

Một trường hợp khác, từ nhỏ bạn đã thích đọc sách văn học. Nhưng từ khi đọc sách trở thành bài tập về nhà bắt buộc, bạn dần mất đi hứng thú với nó.

Sở dĩ những tình huống này quen thuộc là vì chúng đều bắt nguồn từ những phản ứng tâm lý rất ‘con người'. Đó là:

1. Tâm lý phản kháng

Khi có mối đe dọa với sự tự do của chúng ta, não bộ sẽ phản ứng bằng sự phản kháng tâm lý (psychological reactance). Những mối đe dọa đó bao gồm cả việc bị sai khiến hoặc hối thúc làm việc.

Một ví dụ rõ rệt là phản ứng của một số người trước các chiến dịch khuyến khích bỏ hút thuốc. Đôi khi những chiến dịch này lại khiến người ta càng muốn hút thuốc nhiều hơn.

Hay như trong những bài viết “Uống trà sữa có hại cho sức khoẻ", bình luận “Sợ quá, phải làm ngay một ly trà sữa cho đỡ sợ" luôn được nhiều lượt thích. Không chỉ vì tính hài hước, mà ý kiến này được hưởng ứng còn vì đánh trúng tâm lý số đông.

Cagraveng bị sai khiến hối thuacutec cagraveng dễ sinh tacircm lyacute phản khaacuteng
Càng bị sai khiến, hối thúc càng dễ sinh tâm lý phản kháng

2. Hiệu ứng dư thừa

hai cách nhìn nhận bao quát nhất về động lực, đó là động lực nội sinh (intrinsic motivation) và động lực ngoại sinh (extrinsic motivation).

Khi bạn thực hiện một hành động vì nó thỏa mãn mong muốn hoặc sở thích cá nhân bạn, đó là động lực nội sinh. Ngược lại, bạn thực hiện để đạt được phần thưởng bên ngoài (tiền bạc, sự công nhận,...) hoặc tránh bị phạt, đó là động lực ngoại sinh.

Tuy nhiên, khi đã có động lực nội sinh nhưng một động lực ngoại sinh khác chen vào, nó sẽ làm giảm bớt hoặc thay thế luôn động lực nội sinh. Đây được gọi là hiệu ứng dư thừa (Overjustification effect).

Hai nhà tâm lý học Mark R. Lepper and David Greene đã thực hiện một thí nghiệm để kiểm chứng giả thiết của hiệu ứng này. Họ chia các bé thích vẽ tranh thành 3 nhóm:

  • Một nhóm được hứa hẹn sẽ được thưởng từ trước khi vẽ.
  • Một nhóm được thưởng bất ngờ khi vẽ xong.
  • Một nhóm không được thưởng gì cả.

Sau vài ngày quan sát, nhóm các bé biết mình sẽ được thưởng sau khi vẽ giảm hẳn hứng thú lẫn thời gian ngẫu hứng cho sở thích vẽ tranh.

3. Bị đặt vào tiêu chuẩn của người khác

Khi bạn làm vì sở thích và mong muốn cá nhân, bạn không cần theo một tiêu chuẩn nào cả. Hoặc ít nhất, bạn chỉ cần đạt tiêu chuẩn của riêng bạn. Nhưng khi sở thích cá nhân chuyển sang được yêu cầu, dù đi kèm phần thưởng hay hình phạt thì bạn cũng đã bị đặt vào tiêu chuẩn của người khác.

Nếu chỉ vì bản thân, bạn biết rõ mình muốn gì, nên làm gì để thoả mãn yêu cầu của chính mình. Nhưng khi vì người khác, bạn còn phải quan tâm đến yêu cầu của họ. Điều này khiến bạn mất đi hứng thú với công việc đó.

Cũng như các designer, illustrator vẫn nhiệt tình và hứng khởi với các dự án cá nhân hay các tác phẩm ngẫu hứng, nhưng thường ngán ngẩm với những dự án theo yêu cầu khách hàng, dù đó là ‘miếng cơm manh áo'. Họ không ngán đam mê của mình, họ chỉ ngán dò dẫm và gò mình theo tiêu chuẩn của người khác thôi.

#Bổ Não là series giải thích ngắn gọn những hiện tượng tâm lý đời thường nảy sinh do não bộ.