Vương Lực Hoành: Sự sụp đổ của một hình tượng tuổi thơ | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu

Vương Lực Hoành: Sự sụp đổ của một hình tượng tuổi thơ

Scandal của Vương Lực Hoành nói với chúng ta nhiều hơn là việc "sụp đổ hình tượng".
Vương Lực Hoành: Sự sụp đổ của một hình tượng tuổi thơ

Nguồn: Pinterest

Sáng ngày 20/10, Vương Lực Hoành chính thức đăng thư xin lỗi vợ cũ, cũng gián tiếp nhận các lỗi sai của mình. Trước đó, anh bị vợ cũ "tố" liên tục ngoại tình, bạo hành lạnh, xem thường vợ. Scandal của anh đang là một trong những tin tức tiêu điểm của làng giải trí Trung Quốc.

Nhiều người có thể không biết chính xác tên của Vương Lực Hoành, nhưng tuổi thơ bạn có thể đã nghe đến Kiss Goodbye hay Forever Love. Anh gần như là một huyền thoại âm nhạc, hoạt động cùng thời với Châu Kiệt Luân.

Trong phần bình luận của nhiều bài báo, không ít người than thở hình tượng tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ của họ đã sụp đổ.

Trước đó, không ít hình tượng hoàn mỹ của các ngôi sao Trung Quốc cũng đã sụp đổ. Đó là Triệu Vy với scandal trốn thuế, hay Ngô Diệc Phàm với scandal xâm hại tình dục trẻ vị thành niên. Khi đọc được những bê bối như thế, câu hỏi lớn nhất trong đầu tôi lúc nào cũng là: “Cô ấy/anh ấy là một người tốt đến thế, sao lại có thể làm vậy?”.

Nhưng sau hàng loạt scandal của các nghệ sĩ, khi phải nói về nhân phẩm của các ngôi sao, tôi nghĩ chúng ta chỉ có thể trích dẫn một câu của Socrates.

“Thứ tôi biết, là tôi không biết gì cả.”

Những điều đẹp đẽ chúng ta đang thấy có là sự thật không?

“Công ty đặt nghệ danh của tôi là Dia. Dia được miêu tả là một cô gái kín đáo, ngọt ngào và ngây thơ. Tôi bị bắt phải diễn đúng theo những đặc điểm ấy. Nhưng tôi khác hoàn toàn với Dia. Tôi cứng đầu và ồn ào... Đến bây giờ, khi nhìn những đồng nghiệp trên sân khấu, tôi đều bất ngờ. Tôi biết họ ở ngoài đời thật, và họ ở đó thì không phải là bản thân mình.” Tự sự của Euodias, một thực tập sinh suýt trở thành thần tượng Kpop, đã hé lộ một sự thật tàn khốc về giới giải trí nói chung: tham vọng thương mại hóa cá tính của người nổi tiếng.

Khi scandal của quotEacuten nhỏquot nổ ra nhiều người phải tự hỏi quotMigravenh coacute thực sự biết người nagravey khocircngquot Nguồn Sina
Khi scandal của "Én nhỏ" nổ ra, nhiều người phải tự hỏi: "Mình có thực sự biết người này không?" | Nguồn: Sina

Nền kinh tế thần tượng đang là trọng điểm góp phần nâng cao vị thế kinh tế của nhiều quốc gia. Chỉ tính riêng năm 2020, các nhà kinh tế đã đoán rằng thị trường thần tượng của Trung Quốc sẽ trị giá đến 14 tỉ USD, và đóng góp của fan chiếm phân nửa trong số này.

Mỗi nghệ sĩ đều là một sản phẩm của công ty chủ quản, và rộng hơn là cả ngành giải trí. Để một sản phẩm sinh lời, công ty phải tìm mọi cách nâng giá trị sản phẩm sao cho phù hợp với khách hàng - là các fan tiềm năng. Vậy nên khi tạo ra một nghệ sĩ, họ sẽ tìm cách đưa khả năng được yêu thích của thần tượng lên mức tối đa.

Ngành công nghiệp giải trí thao túng fan như thế nào?

Theo nghiên cứu của Yanru Jiang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại University of South California, các tiêu chí để một thần tượng được yêu thích thường là: độ gắn kết, sự quen thuộc và khả năng kiểm soát.

Độ gắn kết cao sẽ đạt được khi các fan liên tục tương tác với nhau và với thần tượng. Thêm vào đó, để ủng hộ một nghệ sĩ thì người hâm mộ phải tìm được những nét tính cách tương đồng giữa mình và họ.

Chuacuteng ta coacute thực sự hiểu caacutec ngocirci sao hay chỉ lagrave người bị thao tuacuteng Nguồn Pinterest
Chúng ta có thực sự hiểu các ngôi sao, hay chỉ là người bị thao túng? | Nguồn: Pinterest

Việc khiến fan có cảm giác mình sở hữu được idol sẽ càng làm tăng giá trị của thần tượng. Đó là lý do những bản hợp đồng nghiêm cấm yêu đương trong giới nghệ sĩ (đặc biệt là Hàn Quốc) đã không còn lạ. Nhiều nghệ sĩ luôn trả lời phỏng vấn rằng mình không có người yêu để tạo hình mẫu một người độc thân và các fan luôn có cơ hội bất cứ lúc nào.

Còn khi đã có gia đình, các nghệ sĩ lại tìm cách xây dựng một hình mẫu ông chồng lý tưởng để các fan cùng mơ ước. Chẳng hạn, trước khi bị "tố", Vương Lực Hoành luôn giữ nguyên hình ảnh trong sạch và hạnh phúc bên vợ mình.

Cái chết của một nhân vật

Cái chết của tác giả (Death of the Author) là một khái niệm được Roland Barthes tạo ra trong một tiểu luận về phê bình văn học giữa thế kỷ 20. Barthes cho rằng, thông tin về đời tư của một tác giả không nên có trọng lượng đặc biệt trong việc đánh giá tác phẩm của họ. Dựa theo cách giải thích của trường phái này, thì khi một tác phẩm ra đời, nó là của công chúng.

J.K.Rowling dù gặp rất nhiều rắc rối với những phát ngôn trên Twitter, nhưng Harry Potter vẫn nổi đình nổi đám. Nhiều người có thể ghét J.K.Rowling, nhưng các nhân vật trong tác phẩm của bà, và cả Hogwarts là thế giới họ luôn thấy bản thân thuộc về.

Khocircng chỉ được yecircu quyacute vigrave tagravei năng Vương Lực Hoagravenh cograven được yecircu quyacute vigrave tiacutenh caacutech anh thể hiện trước cocircng chuacuteng Nguồn Pinterest
Không chỉ được yêu quý vì tài năng, Vương Lực Hoành còn được yêu quý vì tính cách anh thể hiện trước công chúng | Nguồn: Pinterest

Khái niệm của Barthes sẽ được áp dụng hoàn hảo nếu nghệ sĩ thực sự chỉ kiếm sống bằng tác phẩm, hoặc kín tiếng về đời tư như Song Kang Ho ở Hàn, hoặc Châu Tấn ở Trung Quốc. Nhưng hiện tại, nhiều nghệ sĩ không chỉ đơn thuần làm một nghề. Họ nhận quảng cáo, tham gia các show giải trí, dùng mạng xã hội để tương tác và kiếm tiền phần nhiều nhờ vào hình tượng về đời tư của mình.

Một Vương Lực Hoành đa tài, đẹp đẽ và tràn đầy tình yêu thương trên báo đài đã được tin là một nhân vật có thật. Khi nhân vật đó bị phơi bày là giả dối, không chỉ Vương Lực Hoành trong tim nhiều người đã chết, mà cả tuổi thơ yêu quý anh, với họ, cũng chết theo.

Trân trọng ngôi sao, nhưng cẩn trọng với sự thật

Nhìn từ Trái Đất, chúng ta thấy những ngôi sao luôn lấp lánh và tuyệt đẹp. Nhưng chỉ khi ở cự ly gần, ta mới biết chúng là những hành tinh xù xì, thậm chí đã chết từ nhiều năm trước.

Có lẽ đó chính là lý do người nổi tiếng được gọi là "ngôi sao", hay "nhân vật" công chúng (public figure). Họ đều là những bức tượng được công ty và truyền thông tạc nên để đem lại giá trị cao nhất.

Chúng ta không bao giờ biết được họ thực sự là ai. Chúng ta chỉ biết những gì được cho biết.

Ảo mộng của fan có giá trị kinh tế rất cao. Nếu không có những ảo mộng này, nền kinh tế giải trí ở châu Á sẽ tan vỡ.

AvenueX, một YouTuber nhiều kinh nghiệm làm việc với giới nghệ sĩ Trung Quốc, đã khẳng định: “Nếu tôi có thể “bóc phốt” tất cả những điều đáng sợ mà các ngôi sao đã làm, có khi trên đời này sẽ ít ngôi sao lắm đấy.”