Những ảnh hưởng ít ai nhận ra của phim Disney lên con bạn | Vietcetera
Billboard banner
Một chút thời gian, một hành trình sức khỏe tuyệt vời đang chờ bạn! 🌸 Tham gia khảo sát nhé!Bắt Đầu
17 Thg 12, 2019

Những ảnh hưởng ít ai nhận ra của phim Disney lên con bạn

Hàng loạt Disney kinh điển được remake gần đây nói lên điều gì? Vì chúng còn tiềm năng? Hay vì Disney đã tìm ra cách sửa chữa cho những tư tưởng lỗi thời?
Những ảnh hưởng ít ai nhận ra của phim Disney lên con bạn

Những ảnh hưởng ít ai nhận ra của phim Disney lên con bạn

Tình cờ xem lại hoạt hình “Cô bé Lọ Lem”, tôi nhận thấy một điều kỳ lạ. Để tìm được Lọ Lem, Hoàng tử đã cho tất cả các cô gái trẻ ướm thử chiếc giày thủy tinh nàng để lại. Nhưng… chẳng phải chàng đã khiêu vũ cùng nàng suốt đêm sao? Mặt kề mặt, tay chạm tay, vậy mà chàng chẳng nhớ nổi khuôn mặt nàng? Chỉ một lý giải duy nhất: Lọ Lem đã… “make up” quá đà! Nếu thế thật thì quả là trang điểm nợ các đấng mày râu ngàn lời xin lỗi!

Thừa thắng xông lên, tôi lần mò lại các bộ Disney cũ để “soi mói”. Nhưng thứ tôi tìm được không khiến tôi vui thú như câu chuyện trên. Khá nhiều tình tiết chưa phù hợp với trẻ em được cài cắm và đã vô tình “ám” vào đầu óc non nớt của tôi dù lúc ấy tôi chưa nhận thức được.

Hoagraveng hậu đogravei hỏi phải đưa ra traacutei tim của Bạch Tuyết để chắc chắn rằng đứa con gaacutei riecircng của chồng đatilde chết Nguồn higravenh Buzzfeed
Hoàng hậu đòi hỏi phải đưa ra trái tim của Bạch Tuyết để chắc chắn rằng đứa con gái riêng của chồng đã chết. Nguồn hình: Buzzfeed.
Caacutec cocirc gaacutei phải cưới được hoagraveng tử thigrave mới coacute hạnh phuacutec matildei matildei về sau dugrave hoagraveng tử khocircng phải người vagrave cograven lagrave kẻ giam giữ caacutec nagraveng Nguồn higravenh Buzzfeed
Các cô gái phải cưới được hoàng tử thì mới có hạnh phúc mãi mãi về sau, dù hoàng tử không phải người và còn là kẻ giam giữ các nàng. Nguồn hình: Buzzfeed.
Những đứa trẻ bị biến thagravenh lừa bị đaacutenh đập rồi baacuten lagravem nocirc lệ Nguồn higravenh Buzzfeed
Những đứa trẻ bị biến thành lừa, bị đánh đập rồi bán làm nô lệ. Nguồn hình: Buzzfeed.

Tất cả điều này chợt dấy lên trong tôi một suy nghĩ: “Liệu bên cạnh những bài học nhân văn và tích cực, phim Disney còn đang ảnh hưởng gì lên nhận thức của đứa trẻ trong tôi? Hay rộng hơn là của những đứa trẻ đã, đang và sẽ lớn cùng Disney?”

Tại sao là Disney chứ không phải hoạt hình nói chung?

Với các dòng hoạt hình khác, thông qua nội dung và phong cách vẽ, ta có thể phân biệt khá dễ phim nào dành cho trẻ em, phim nào không. Nhưng Disney, dòng phim luôn gắn liền với hình ảnh thần tiên cùng những câu chuyện cổ tích thì chẳng có gì lạ khi nó luôn được cộp mác dành cho thiếu nhi. Và dĩ nhiên, mặc định là an toàn và phù hợp với trẻ nhỏ.

Thực tế thì không phải vậy. Nhà sáng lập Walt Disney đã từng nói: “Tôi không vẽ phim hoạt hình cho trẻ thơ, tôi vẽ phim hoạt hình cho đứa trẻ trong mỗi chúng ta”. Điều đó có nghĩa phim được tạo ra dành cho mọi lứa tuổi có nhu cầu mua một tấm vé trở về tuổi thơ.

Và dù thông điệp cao cả thế nào, Walt Disney vẫn là một tập đoàn kinh doanh giải trí. Để cạnh tranh trong thị trường đầy khắc nghiệt này, phim Disney ngoài nội dung mang tính nhân văn thì còn phải thu hút người xem bằng cách “cài cắm” những yếu tố “người lớn” như lãng mạn, bạo lực, bi lụy… Chưa kể, phần lớn phim Disney được chuyển thể từ những bộ truyện cổ tích có mục đích răn đe con trẻ nên sẽ đan xen khá nhiều tình tiết đáng sợ. Vì vậy, ngoài mặt tích cực, phim Disney cũng vô tình đem đến tác động tiêu cực lên nhận thức của các khán giả nhỏ tuổi.

Đó là những tác động nào thì tôi sẽ nói trong phần tiếp theo. Nhưng trước khi “chuyển kênh”, tôi muốn làm rõ rằng các ví dụ tôi đưa ra dưới đây đa số lấy từ phim Disney kinh điển. Hiện tại còn nhiều người đánh đồng phim của Pixar và Disney là một do cả hai hãng đã hợp nhất, nhưng thực chất, phong cách làm phim vẫn rất khác biệt. Nếu nội dung phim Disney kinh điển hầu hết được chuyển thể từ chuyện cổ tích với câu mở đầu quen thuộc “Ngày xửa ngày xưa”, thì phim Pixar đưa ra những giả thiết về những thứ có thật trong cuộc sống và tạo nên câu chuyện xung quanh chúng.

Phacircn biệt giữa phim Disney vagrave Pixar Nguồn higravenh yeeitsanthonyy
Phân biệt giữa phim Disney và Pixar. Nguồn hình: @yeeitsanthonyy

Bài viết này sẽ tập trung nói về loạt phim kinh điển của hãng Walt Disney vốn rất quen thuộc với trẻ em như Cô bé Lọ Lem, Người đẹp và Quái vật, Aladdin, Peter Pan…

Tại sao phim Disney không hoàn toàn thích hợp cho trẻ con?

Không còn phù hợp xu thế xã hội hiện tại

Xã hội hiện nay coi trọng bình đẳng giới, đặc biệt là vị trí người phụ nữ ngày càng được tôn trọng với những hình ảnh mạnh mẽ, độc lập hơn. Nhưng những nhân vật nữ chính trong phim Disney thì vẫn giữ dáng vẻ thụ động, vẫn có điểm chung là chờ đợi phép màu hoặc vị hoàng tử đến cứu rỗi đời mình như Lọ Lem, Bạch Tuyết, nàng công chúa ngủ trong rừng Aurora.

Các nàng chỉ việc xinh đẹp, còn lại để… Disney lo! Ở thế giới Disney, ngoại hình là thứ tối quan trọng, là thước đo cho giá trị con người. Trong “Người đẹp và quái vật”, khi Bella bước vào lâu đài của quái vật, các gia nhân đã thốt lên rằng Bella thật xinh đẹp và hẳn sẽ là người giải được lời nguyền. Bạch Tuyết cũng vì xinh đẹp nên mới được người thợ săn tha mạng. Đẹp thì đến Thần Chết cũng xiêu lòng mà hạ lưỡi hái xuống. Còn nhân vật phản diện thì ngoại hình nghiễm nhiên xấu xí.

Người aacutec luocircn luocircn xấu xiacute vagrave đaacuteng sợ Cograven người tốt Dĩ nhiecircn phải đẹp Nguồn higravenh Buzzfeed
Người ác luôn luôn xấu xí và đáng sợ. Còn người tốt? Dĩ nhiên phải đẹp! Nguồn hình: Buzzfeed.

Ngoài ra, vị trí xã hội cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Gần như định nghĩa của thành công và hạnh phúc trong các phim đều là trở thành hoàng tử, công chúa hoặc ít nhất cũng kết hôn với hoàng gia. Dù là đang say giấc giữa rừng sâu, Aurora cũng được một hoàng tử hôn và lấy làm vợ, không thì Ariel dù tình cờ cảm mến một chàng thủy thủ thì cuối cùng cũng phát hiện ra chàng là hoàng tử của vương quốc trên bờ!

Việc các bộ phim công chúa kinh điển của Disney quá đề cao vẻ ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, đặc biệt là bé gái, khiến các bé cho rằng, so với thực lực và nỗ lực, thì ngoại hình cùng địa vị quan trọng hơn.

Va chạm với văn hóa Việt Nam

Một đặc điểm ta có thể thấy trong nhiều bộ Disney là các nhân vật chính đều trải qua mất mát (mồ côi cha hoặc mẹ), luôn thiếu thốn tình cảm gia đình, không được bố mẹ chở che, dạy bảo. Chẳng hạn như Lọ Lem trước mất mẹ, sau thì mất luôn cả bố, phải sống với mẹ kế cay nghiệt; Simba mất bố bởi người chú ác độc Scar; Tarzan mất cả bố mẹ ruột, còn bố nuôi thì cũng qua đời ngay trước mắt…

Như một điều tất yếu, các nhân vật phải tự vật lộn và tìm kiếm hạnh phúc ở nơi chốn khác ngoài gia đình. Vô tình hay cố ý, Disney đang khuyến khích lối sống độc lập, đề cao xu hướng cá nhân và cái tôi. Tuy nhiên, với nền tảng giáo dục phương Đông luôn xem những gắn kết trong gia đình và lối sống vì cộng đồng là tối quan trọng thì hiển nhiên sẽ tạo ra không ít va chạm.

Ariel bỏ rơi gia đigravenh để chạy theo một người đagraven ocircng magrave nagraveng thậm chiacute cograven chưa trograve chuyện cugraveng Nguồn higravenh Buzzfeed
Ariel bỏ rơi gia đình để chạy theo một người đàn ông mà nàng thậm chí còn chưa trò chuyện cùng. Nguồn hình: Buzzfeed.

Gây ám ảnh bởi các tình tiết bạo lực

Đa số được chuyển thể từ các chuyện cổ tích không dành cho trẻ con nên phim Disney không thiếu những cảnh bạo lực. Bạo lực thể hiện qua hình ảnh Wendy bị các nàng tiên cá cố dìm ngạt trong “Peter Pan” hay hoàng hậu muốn thợ săn cắt lấy quả tim còn đập của Bạch Tuyết. Thậm chí trong “Cậu bé người gỗ – Pinocchio” còn có cảnh lạm dụng thể xác khi những đứa trẻ bị hóa thành lừa rồi đưa lên boong tàu đánh đập để bán làm nô lệ. Hơn nữa, hơi hướng bạo lực cũng được thể hiện ở bài hát, cụ thể là trong phim “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” với phân cảnh Frollo hát bài Hellfire có lời lẽ “người lớn” dành cho nàng Esmeralda.

Liệu đaacutem trẻ coacute hiểu lagrave Frollo đang tưởng tượng đến điều gigrave khocircng Nguồn higravenh Buzzfeed
Liệu đám trẻ có hiểu là Frollo đang tưởng tượng đến điều gì không? Nguồn hình: Buzzfeed.

Theo một phân tích của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association), chịu tác động của những hình ảnh bạo lực sẽ khiến trẻ dễ có biểu hiện hiếu chiến, sợ hãi thế giới và vô cảm trước nỗi đau của người khác.

Tạo chấn động mạnh về cảm xúc qua những cảnh chia ly

Có một cảnh trong phim Pinocchio mà lúc bé tôi xem đã để lại nỗi ám ảnh không nhỏ. Đó là khi bọn trẻ bị biến thành lừa. Lampwick, bạn của Pinocchio, khi biết mình hóa thành con vật, vì quá sốc đã cất tiếng gọi “Mẹ ơi” – tiếng người cuối cùng trước khi kêu tiếng thú, rồi đạp đá xung quanh cái lồng đang nhốt cậu. Tôi-còn-nhỏ khi ấy đã vô cùng hoảng hốt vì không biết liệu cậu có bị đánh đập tàn nhẫn rồi đem làm thịt không.

Ngoài ra còn có những phân cảnh người thân qua đời được thể hiện một cách thương tâm như mẹ của nai Bambi bị thợ săn bắn chết, để Bambi sống đơn độc giữa khu rừng lạnh giá; Simba phải chứng kiến cảnh bố mình là sư tử già Mufasa bị đàn linh dương đầu bò giẫm đạp khi rớt xuống vực hay cái chết của chú đom đóm Ray khi bị gã phù thủy dùng đế giày giẫm vào trong “Công chúa và Chàng ếch”.

Những mất maacutet được kịch tiacutenh hoacutea đến mức nagravey liệu đatilde phugrave hợp với caacutec đầu oacutec trẻ thơ Nguồn higravenh Buzzfeed
Những mất mát được kịch tính hóa đến mức này liệu đã phù hợp với các đầu óc trẻ thơ? Nguồn hình: Buzzfeed.

Với những trải đời chưa đủ và chưa được học cách đối mặt với các cảm xúc mạnh, lẽ dĩ nhiên, các khán giả nhỏ tuổi không thể tránh khỏi cú sốc hay sự ám ảnh về sau khi xem những cảnh phim này.

Vậy thì, các bậc phụ huynh cần làm gì?

Để tránh các ảnh hưởng tiêu cực, có phụ huynh đã cấm con xem phim Disney, điển hình là trường hợp của ngôi sao Keira Knightley. Tuy nhiên, việc ngăn cấm xuất phát từ những lý do trên mà bỏ qua vô số ảnh hưởng tích cực của dòng phim này không nên là giải pháp. Về tổng thể, phim Disney luôn đề cao những điều tốt đẹp và khuyến khích khán giả mạnh dạn đeo đuổi ước mơ dù gặp bất kỳ trở ngại nào. Từ đó trẻ học được cách luôn lạc quan và giữ niềm hi vọng vào cuộc sống.

Về mặt tổng thể phim Disney giuacutep trẻ học được caacutech luocircn lạc quan vagrave giữ niềm hi vọng vagraveo cuộc sống
Về mặt tổng thể, phim Disney giúp trẻ học được cách luôn lạc quan và giữ niềm hi vọng vào cuộc sống.

Bên cạnh đó, do nhận thấy những hạn chế của dòng phim truyền thống, Disney hiện tại đã thực hiện khá nhiều thay đổi và đang tạo ra những bộ phim thực sự lành mạnh cho trẻ em. Moana hay Elsa chính là những hình tượng nữ chính của thời đại, mạnh mẽ, tự tin và dám nắm bắt hạnh phúc và thành công mà không cần đến một chàng hoàng tử. Các chủ đề cũng đa dạng và những câu chuyện hay tuyến nhân vật không còn một màu trắng đen – tốt xấu như trước, cụ thể là với Zootopia hay Moana. Vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể mong chờ một tương lai “lành mạnh hơn với con trẻ” từ các tác phẩm Disney mới hay phiên bản remake từ những bộ phim kinh điển.

Trong lúc đó, để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực từ phim, bậc cha mẹ có thể:

  • Xem trước phim để kiểm duyệt nội dung.
  • Cùng xem phim với trẻ, quan sát phản ứng của trẻ với từng diễn biến trong phim và giải thích cho trẻ hiểu cái gì không đúng với thực tế hay những hành động nào không nên làm với người khác.
  • Trấn an trẻ khi gặp phải những cảnh xúc động mạnh.

Không phải chỉ có phim hoạt hình mới tốt cho trẻ. Cha mẹ có thể cho con xem các kênh chương trình khác mang tính giáo dục và thực tế hơn như History Channel (tái hiện các sự kiện lịch sử có thật một cách dễ hiểu và dễ ghi nhớ), Animal Planet (thế giới động vật), Discovery (khám phá văn hóa, khoa học, lịch sử, thiên nhiên trên thế giới)…

Trải nghiệm thế giới thực lagrave caacutech tốt để giuacutep trẻ phaacutet triển caacutec cảm xuacutec lagravenh mạnh
Trải nghiệm thế giới thực là cách tốt để giúp trẻ phát triển các cảm xúc lành mạnh.

Ngoài ra, hãy tạo điều kiện dẫn trẻ ra ngoài để trải nghiệm thế giới thực, chơi những trò vận động cơ thể cho trẻ luôn phát triển những cảm xúc lành mạnh và biết cách giao tiếp với thế giới xung quanh.

Bài viết được thực hiện bởi Kim Ngân.

Xem thêm:

[Bài viết] Bỏ học nhưng không thất học: Trác Thúy Miêu chiêm nghiệm về giáo dục

[Bài viết] Trả lời cho câu hỏi muôn thuở: “Bao giờ sinh con?”