Bao Chửng online: Không thể đi đường tắt để xây dựng xã hội công minh | Vietcetera
Billboard banner
Khảo sát xu hướng xem các nội dung về nghề nghiệpBắt đầu

Bao Chửng online: Không thể đi đường tắt để xây dựng xã hội công minh

Người ta lên tiếng vì muốn tốt cho xã hội, hay họ chỉ muốn thể hiện rằng mình là người “ưu việt” về mặt đạo đức hơn những người khác?
Bao Chửng online: Không thể đi đường tắt để xây dựng xã hội công minh

Nguồn: Nhi Thanh @obanhmis cho Vietcetera

Vào tối 24/3, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, đã bị cơ quan cảnh sát điều tra (PC01) Công an TP.HCM bắt vì hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự 2015.

Bà Hằng đã sử dụng tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội của mình để livestream về những nội dung không kiểm chứng, xâm phạm đời tư của người khác. Theo những người có liên quan, bà đã sử dụng nhiều từ ngữ “mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” người khác.

Khi thông tin về vụ việc lan truyền trên mạng xã hội, một bộ phận nhỏ bênh vực bà Hằng vẫn cho rằng nhờ có bà, một số góc tối trong xã hội mới được đưa ra ánh sáng. Nếu bà Hằng không thực thi tự do ngôn luận, thì điều xấu sẽ mãi bị che giấu.

Nhưng liệu việc đó có chứng minh chúng ta đang thực sự suy nghĩ cho xã hội, hay chỉ muốn đòi công lý bằng những cách tiêu cực?

Không cá nhân nào nên được đứng trên luật pháp

Trong thời đại truyền thông, nhiều tiêu cực xã hội đã bị phanh phui nhờ tiếng nói của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, nếu ta cho rằng một xã hội minh bạch hơn chỉ cần xây dựng bằng sự lên tiếng, chứ không phải bằng bằng chứng xác thực, bằng sự nhận thức về phẩm giá và quyền con người cơ bản, bằng pháp luật… thì tôi e rằng đó là một xã hội đang “đi đường tắt” với ước mong sẽ trở nên công minh hơn.

Nếu ta cho rằng xatilde hội coacute thể minh bạch hơn nhờ những livestreamer chứ khocircng phải với bằng chứng xaacutec thực với phaacutep luật thigrave coacute lẽ ta đang quotđi đường tắtquot để tiến tới sự cocircng minh Nguồn Unsplashcom
Nếu ta cho rằng xã hội có thể minh bạch hơn nhờ những livestreamer, chứ không phải với bằng chứng xác thực, với pháp luật, thì có lẽ ta đang "đi đường tắt" để tiến tới sự công minh. | Nguồn: Unsplash.com

Sự lên ngôi của những hiện tượng như livestreamer Nguyễn Phương Hằng, cùng nhiều sự việc ném đá hội đồng, làm nhục nhau trên không gian mạng khác, khiến tôi tự hỏi, người ta lên tiếng vì muốn tốt cho xã hội, hay họ chỉ muốn thể hiện rằng mình là người “ưu việt” về mặt đạo đức hơn những người khác?

Cùng băn khoăn đó, tác giả Đặng Hoàng Giang đã viết về hiện tượng công lý đám đông và sự quay trở lại của những “dân phòng” từ thời trung cổ tới thời mạng xã hội trong cuốn sách Thiện, Ác và Smartphones.

Công lý đám đông - Khi những "Bao Công trực tuyến" xử tội

Khi xã hội số bắt tay với tâm lý giải khuây để vui vẻ trước sự xấu xí của người khác, thì nhiệm vụ kết nối con người của các mạng xã hội đã thất bại. Bởi vì người dùng không còn nhìn nhau trên mạng với tư cách những con người với phẩm giá nữa.

Hiện tượng này dần trở thành một thực tế khi người dân dường như đặt tiêu chuẩn thiện-ác của mình vào tay các “Bao Công trực tuyến” như bà Hằng nhiều hơn là vào thể chế pháp luật.

Đặng Hoàng Giang từng nhắc đến khái niệm humilitainment, là sự kết hợp của humiliation (làm nhục) và entertainment (giải trí/mua vui). Sự “làm nhục mua vui” này là rường cột của công lý đám đông.

Công lý đám đông là khi những “Bao Công trực tuyến” có thể phán xử và gán tội lên người khác mà không cần kiểm chứng sự thật (fact check), không cần lập luận và phân tích mổ xẻ dưới sự chứng giám của pháp luật. Và danh dự của một con người có thể bị hư hại, cộng đồng có thể tuyên bố “bạn là kẻ thủ ác” mà không cần đến kết luận của toà án.

Thay vì khiến xã hội trở thành một nơi tốt đẹp hơn, công lý đám đông khiến xã hội chìm đắm vào cảm giác bức xúc nhưng tự miễn trừ trách nhiệm đấu tranh với tiêu cực, đồng thời sợ hãi rằng một ngày nào đó, đám đông cũng sẽ “xử” mình bằng những từ ngữ xấu xí chính mình sử dụng để “xử” người khác.

Quan trọng hơn cả, công lý đám đông không những chẳng giải quyết bất cứ vấn đề xã hội nào, mà còn khiến dư luận có cái nhìn lệch lạc về hiện trạng xã hội và trách nhiệm của bản thân mình. Điều này không còn là giả thuyết, khi Gen Z ngày nay nói rất thường xuyên về thú vui “hóng drama”.

Sự lên ngôi của “Văn hoá fan”

Văn hoá fan (Fan Culture) là khái niệm được nhiều nhà phân tích xã hội sử dụng gần đây để chỉ việc cư dân mạng không thể nhìn bất cứ vấn đề chính trị-xã hội quan trọng nào một cách nghiêm túc. Thay vào đó, giống như bình luận về thần tượng của mình, người dân chỉ quan tâm tới những “plot twist” và mắc kẹt trong những tuyến truyện hư cấu về nhân vật thật do chính họ tưởng tượng ra.

Thứ văn hoá này được “Bao Công trực tuyến” tận dụng triệt để để thu hút người xem, gia tăng mức độ hấp dẫn, và hạ bệ danh dự của người khác.

Nói về văn hoá từ thiện chẳng hạn, cộng đồng sẽ không nghĩ về những câu hỏi quan trọng như quản trị sự minh bạch ra sao, hay từ thiện có thể giảm thiểu bất bình đẳng xã hội hay không.

Thay vào đó, họ nghĩ về những “plot twist”, về drama giữa người nổi tiếng này với người nổi tiếng kia. Những khoảng xám của xã hội sẽ luôn là nơi tụ tập trí tưởng tượng của con người. Nhưng nếu chỉ tưởng tượng chứ không soi đèn bằng những câu hỏi chính xác, tinh thần thượng tôn pháp luật và sự tôn trọng con người, thì khoảng xám sẽ mãi là khoảng xám.

Khi xatilde hội cần người dacircn thigrave họ lại chế meme qua internet Nguồn Pinterest
Văn hóa fan khiến người dân không thể nghiêm túc nhìn nhận các vấn đề phức tạp trong thực tế và ảnh hưởng của nó đến mình | Nguồn: Pinterest

Chẳng cần Văn hoá fan xuất hiện ở Việt Nam qua hiện tượng Nguyễn Phương Hằng, thì trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề này đã luôn là cơn ác mộng tới nhiều thể chế tại phương Tây.

Trách nhiệm công cộng và chủ nghĩa tiêu thụ đã hoà vào làm một, để rồi khi xã hội cần người dân kiểm chứng nguồn tin và bỏ phiếu, thì họ lại chế meme và mua bán sticker chính trị qua internet.

Trong cuộc giao tranh giữa Nga và Ukraine gần đây, các nhà bình luận xã hội cũng chỉ ra rằng Văn hoá fan có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoà bình thế giới. Nó khiến người dân không thể nghiêm túc nhìn nhận các vấn đề phức tạp trong thực tế và ảnh hưởng của nó đến mình, mà luẩn quẩn với lời đàm tiếu “Liệu Volodymyr Zelensky có phải tổng thống sexy nhất thế giới?”

Vụ việc bà Hằng dù chưa đi quá xa, song nó đã cho ta thấy rằng dư dân mạng Việt có thể chìm đắm trong “drama” mà quên mất những nguyên tắc pháp luật cơ bản dễ dàng thế nào.

Bao Chửng online không bao giờ là giải pháp

Để có một xã hội tôn trọng tự do và tiếng nói cá nhân, cũng như chống lại tiêu cực, thì công lý đám đông và những bản án tự phát trên mạng xã hội không bao giờ là giải pháp.

Từ góc độ cá nhân, thay vì thoả hiệp với những “Bao Công trực tuyến”, chúng ta cần chắc chắn rằng mình tôn trọng phẩm giá và quyền con người cơ bản của những người xung quanh, bất kể ta yêu hay ghét người đó.